Thủ tướng Israel tuyên bố giữ lại Cao nguyên Golan
Ngày 9/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục kiểm soát Cao nguyên Golan, khu vực lãnh thổ được Liên hợp quốc xác định là thuộc về Syria, trong thời điểm phe đối lập mới lật đổ thành công chính quyền Syria.
Theo đó, Thủ tướng Israel phát biểu: “Cao nguyên Golan sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của nhà nước Israel”. Một ngày trước đó, Thủ tướng Israel đã ra lệnh cho quân đội tiến vào vùng đệm ngăn cách khu vực này với Syria. Ban đầu khi triển khai quân, ông Netanyahu chỉ mô tả bước tiến của Israel vào vùng đệm là tạm thời.
Tại cuộc họp báo ngày 9/12, ông Netanyahu tuyên bố: “Hôm nay, mọi người đều hiểu tầm quan trọng to lớn của sự hiện diện của chúng tôi tại Cao nguyên Golan, chứ không phải ở chân đồi Cao nguyên Golan”. Điều này nhằm ám chỉ đến đến việc Israel chiếm giữ khu vực này từ Syria trong cuộc chiến diễn ra trong 6 ngày vào năm 1967.
Cùng ngày 9/12, Bộ Ngoại giao Qatar gọi động thái này là một diễn biến nguy hiểm và là một cuộc tấn công vào chủ quyền Syria.
Israel đã điều xe tăng và quân đội tiến vào vùng đệm này trong ngày 8/12 sau khi lực lượng đối lập chiếm giữ Damascus và Tổng thống Bashar al-Assad sang tị nạn tại Nga. Thời điểm đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết thỏa thuận năm 1974 thiết lập dải phi quân sự đã thực sự không còn hiệu lực sau khi quân đội Syria từ bỏ vị trí của họ. Thỏa thuận năm 1974 được chính phủ Israel và Syria đồng ý thiết lập một vùng đệm ở phía biên giới Israel, nơi chỉ có lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) mới được triển khai.
Theo đó, quân đội Israel thông báo tiến vào vùng đệm trên Cao nguyên Golan để “ngăn các tay súng Syria xâm nhập” sau khi phe đối lập kiểm soát Damascus. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nói rằng: “Triển khai các đơn vị tới vùng đệm và một số khu vực cần thiết để bảo vệ và đảm bảo an ninh cho những khu dân cư ở Cao nguyên Golan, cũng như người dân Israel”.
Động thái này diễn ra sau khi IDF nhận định “các tay súng Syria có khả năng xâm nhập vùng đệm” do LHQ kiểm soát trên Cao nguyên Golan. IDF khẳng định họ không can thiệp vào các sự kiện đang diễn ra ở Syria.
Đây là lần đầu tiên trong 50 năm qua Israel tiến vào và đóng tại các vị trí trên vùng đệm Cao nguyên Golan từ khi thỏa thuận rút quân năm 1974 được ký kết. Quân đội Israel sau đó từng một số lần tiến vào vùng này, song chỉ ở lại trong thời gian ngắn.
Tiếp đó vào ngày 9/12, lực lượng Israel đã di chuyển ra khỏi vùng đệm và tiến sâu vào lãnh thổ Syria trong một chiến dịch mà Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz gọi là nhằm mục đích tạo ra một “khu vực an ninh” mới , nơi không có “vũ khí chiến lược hạng nặng và cơ sở hạ tầng khủng bố”. Trong số các địa điểm mà lực lượng Israel chiếm được có Núi Hermon, nơi diễn ra một trong những trận chiến mở màn của Chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Cao nguyên Golan là vùng đất rộng khoảng 1.800 km2, giáp với Syria, Israel, Jordan và Lebanon. Đây là một phần của Syria kể từ năm 1944, khi quốc gia Trung Đông được công nhận là nước cộng hòa độc lập. Israel kiểm soát khoảng 2/3 diện tích cao nguyên Golan sau chiến tranh năm 1967.
Israel đã đơn phương sáp nhập Cao nguyên Golan vào năm 1981, một động thái bị cả thế giới coi là bất hợp pháp ngoại trừ Mỹ. Tuy nhiên, cho đến trước ngày 8/12, quân đội Israel vẫn chưa được đồn trú dọc theo biên giới Cao nguyên Golan và Syria.
Trong khi đó, LHQ coi Cao nguyên Golan là một phần của Syria và đã thông qua Nghị quyết 242, kêu gọi Israel rút khỏi tất cả lãnh thổ mà họ chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967, bao gồm Cao nguyên Golan, Dải Gaza và Bờ Tây, song Israel đã từ chối.
Trong động thái tiến vào Cao nguyên Golan vừa qua, IDF thông báo đang hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Cao nguyên Golan đẩy lùi đợt tấn công của một số tay súng tại thị trấn Hader của Syria nằm ở rìa vùng đệm.
Tuy nhiên, Lực lượng Giám sát Thỏa thuận rút quân của LHQ (UNDOF), đơn vị phụ trách Cao nguyên Golan, cho biết các binh sĩ trực thuộc “phát hiện một số tay súng chưa xác định tiến vào vùng đệm, trong đó có nhóm 20 người tiếp cận một trong các vị trí ở phía bắc khu vực. Các bên luôn phải tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của cơ sở thuộc LHQ”.
Khoảng 20.000 người định cư Do Thái đang sinh sống ở Cao nguyên Golan, trong khi khu vực này cũng là nơi sinh sống của khoảng từng đấy số người Druze Syria. Khoảng 30 khu định cư Do Thái trong khu vực này được luật pháp quốc tế xác định là bất hợp pháp.
Nhiều nước Trung Đông lên án Israel tiến quân vào Syria, Mỹ bảo vệ
Qatar, Iraq và Ả Rập Xê Út lên án việc Israel kiểm soát một số khu vực tại Syria, trong khi Mỹ cho rằng hành động của Tel Aviv nhằm ngăn nguy cơ khủng bố.
Bộ Ngoại giao Qatar ngày 9.12 ra tuyên bố nhấn mạnh cuộc tấn công của Israel là "một diễn biến nguy hiểm và tấn công vào chủ quyền và sự thống nhất của Syria cũng như là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế".
Ả Rập Xê Út cũng lên án hành vi của Tel Aviv liên tục vi phạm quy tắc luật pháp quốc tế và "phá hoại cơ hội khôi phục an ninh, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ Syria", Đài Al Jazeera đưa tin.
Binh sĩ Israel tại vùng đệm ở Cao nguyên Golan ngày 9.12. ẢNH: AFP
Lực lượng lục quân của Israel đã tiến vào lãnh thổ Syria trong ngày 9.12, sau khi tấn công vào các địa điểm tại Syria, trước những diễn biến phe đối lập kiểm soát thành phố Damascus, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và ông al-Assad đã sang Nga.
Động thái của Israel đánh dấu lần đầu tiên quân đội nước này công khai tiến vào lãnh thổ Syria kể từ cuộc chiến năm 1973. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng ra chỉ thị kiểm soát vùng đệm ở Cao nguyên Golan theo thỏa thuận Israel - Syria năm 1974.
Những đội quân nước ngoài nào đang có mặt ở Syria và tại sao lại ở đó?
Chính phủ Iraq cũng lên án hành động của Israel, kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc can thiệp nhằm chấm dứt hoạt động này.
Trong khi đó, Mỹ có lập trường bảo vệ việc Israel kiểm soát các khu vực ở Syria và kỳ vọng đây là biện pháp tạm thời như những gì Tel Aviv tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller trong cuộc họp báo ngày 9.12 giải thích rằng quân đội Syria đã rời bỏ các vị trí tại Cao nguyên Golan sau sự sụp đổ của chính quyền ông al-Assad. Điều này tạo lỗ hổng có thể khiến các tổ chức khủng bố tận dụng thời cơ và đe dọa Israel. Ông Miller nói bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ có hành động tương tự để lấp vào khoảng trống đó.
Ông Matthew Miller cũng nhấn mạnh Washington sẽ theo dõi sự hiện diện của Israel và trao đổi với các đối tác Israel để đảm bảo rằng việc quân đội Tel Aviv tiếp quản các khu vực ở Syria không phải vĩnh viễn. Trong ngày 9.12, ông Netanyahu tuyên bố Cao nguyên Golan sẽ vẫn là của Israel "mãi mãi". Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc nói việc điều động binh sĩ trong diễn biến mới nhất là "giới hạn và tạm thời".
Israel tuyên bố Nghị quyết về vùng đệm với Syria không còn hiệu lực Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 8/12 tuyên bố Nghị quyết năm 1974 do Liên hợp quốc giám sát về vùng đệm phi quân sự giữa Israel và Syria đã không còn hiệu lực sau khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu ngày 26/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu trên được ông Netanyahu...