Thứ trưởng TT&TT trẻ nhất Việt Nam: FPT, VNPT, Viettel phải phát huy vai trò hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với SME!
“Chúng ta sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là đứng trên vai người khổng lồ để làm nhanh hơn” – Thứ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh tại diễn đàn DX Day 2020, Hà Nội ngày 14/12.
Vì sao phát triển startup cần số lượng?
Tại phiên thảo luận “Làm gì để đẩy nhanh tiến trình CĐS tại Việt Nam?” trong khuôn khổ DX Day 2020, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: “Chuyển đổi số là một hành trình dài, và là cuộc chạy tiếp sức. Thế hệ chúng tôi cam kết nỗ lực kế thừa những gì thế hệ trước, những doanh nghiệp có tên tuổi, những cộng đồng như VINASA đã tạo dựng. Chúng ta sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là đứng trên vai người khổng lồ để làm nhanh hơn”.
Với đúng tinh thần đó chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định ra 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số trọng tâm, với những vai trò khác nhau.
Thứ nhất là những tập đoàn thương mại lớn, có tiềm lực tài chính, có thị trường. Ví dụ như Tập đoàn Vingroup đã định hướng trở thành tập đoàn công nghệ. Thứ hai, là những doanh nghiệp công nghệ thông tin có bề dày truyền thống. Những doanh nghiệp này, nếu như trước đây chỉ là nhà khai thác dịch vụ, đi gia công thì nay chuyển sang làm chủ công nghệ lõi, như Viettel, FPT, CMC…
Thứ ba là những doanh nghiệp tư vấn công nghệ. Họ sẽ là người mang công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như việc tư vấn triển khai dịch vụ số cho bà con nông dân.
Cuối cùng là các startup công nghệ. Đó là 4 loại hình doanh nghiệp đang được tập trung phát triển. Theo ông Dũng, chúng ta không cần quá nhiều doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai vì những doanh nghiệp có tiềm lực và làm chủ được công nghệ lõi thì rất ít. Nhưng Việt nam rất cần doanh nghiệp loại thứ ba, chuyên tư vấn giúp cộng đồng triển khai công nghệ. Và ta cũng cần nhiều startup thành công. Nhóm doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai sẽ “kéo” loại thứ ba và thứ tư, tạo thành một hệ sinh thái.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Nếu chúng ta đã có sau lưng cả một cộng đồng, một nền tảng như vậy, thì chúng ta không sợ gì cả, chúng ta mạnh mẽ tiến lên phía trước, với tinh thần nhanh hơn, quyết liệt hơn”.
Thứ trưởng Dũng nói: “Quá trình chuyển đổi số có rất nhiều việc để làm, nhưng nếu chọn lấy một việc quan trọng, tôi vẫn mong ước có thể phát triển một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, mà những doanh nghiệp lớn sẽ chơi đúng vai, chúng ta cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để triển khai hệ sinh thái ứng dụng. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vẫn nói, khát vọng là cứ 1.000 người dân thì có một doanh nghiệp để chúng ta mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp lớn như FPT, VNPT, Viettel phải phát huy vai trò hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Video đang HOT
Mô hình “kiềng ba chân” trong chuyển đổi số
Bộ Thông tin Truyền thông đã nhiều lần nhấn mạnh sáng kiến về vai trò cộng hưởng của cả ba bên, cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, kêu goi các tập đoàn lớn cùng tham gia với cơ quan quản lý trong quá trình nâng đỡ các ý tưởng mới, các công ty non trẻ. Như vậy, sự hội tụ của giải pháp công nghệ, giải pháp đầu tư, triển khai, giải pháp, chính sách quản lý chắc chắn sẽ tạo ra sự bùng nổ, chuyển đổi số mọi ngành và lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ông Ngô Diên Hy, VNPT cho biết, công ty có rất nhiều lợi thế về chuyển đổi số khi là doanh nghiệp lớn, có lực lượng thông tin tại chỗ. Với việc Bộ Thông tin Truyền thông định hướng doanh nghiệp lớn không nên đi vào cạnh tranh các sản phẩm nhỏ lẻ với doanh nghiệp nhỏ, VNPT cũng nhận thấy trách nhiệm, làm sao để hợp tác với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ. VNPT cũng đang làm việc với một số hiệp hội để tìm ra cơ hội hợp tác với doanh nghiệp công nghệ ở quy mô nhỏ, đang có những sản phẩm cần phát triển mạnh. Doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ đem sản phẩm phổ biến sâu nhất, rộng nhất trong cộng đồng.
“Công tác chuyển đổi số, khó nhất vẫn là tìm được đúng mô hình người trả tiền cho dịch vụ. Thậm chí, chúng ta phải chấp nhận làm trước. Như vậy dẫn đễn tình huống, VNPT rất mong muốn hợp tác, nhưng khi nêu vấn đề cần phát triển trước khi được thị trường đón nhận để kiếm tiền thì đó là giai đoạn rất khó khăn và VNPT đang trăn trở” – đại diện VNPT chia sẻ.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT nhận định: “Đất nước mạnh khi doanh nghiệp mạnh, chứ không thể vài công ty mạnh được. Nên có lẽ phải bàn với nhau để các doanh nghiệp lớn tạo sân chơi tốt cho toàn ngành, để ai cũng có quyền được đóng góp. Đó là bài toán mà VINASA sẽ phải suy nghĩ, nghiên cứu và hành động trong năm 2021″.
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định, chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Ông kêu gọi các mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng hoạch định cho mình một bản chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số. Thứ trưởng cam kết: “Tôi mong mỏi các doanh nghiệp, bất cứ khi nào có kiến nghị đề xuất đặc biệt liên quan đến chính sách, kết nối, chia sẻ, cứ liên hệ trực tiếp với tôi. Gọi điện mà tôi không nghe thì nhắn cho tôi một cái tin, hoặc gửi email. Tôi cam kết trả lời trong vòng 24 giờ!”.
Từ khóa "chuyển đổi số" đang len lỏi vào cuộc sống mỗi người dân
Tính từ tháng 3/2020 đến nay, từ khóa "chuyển đổi số" được tìm kiếm trên không gian mạng đã tăng gấp 10 lần.
Chiều nay (14/12), Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2020 chính thức khai mạc với chủ đề Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối". Đây là sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT.
Diễn đàn là hoạt động thiết thực, đồng hành cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2020 chiều 14/12.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Nếu như hồi tháng 3/2020 trên toàn bộ không gian mạng, số lượt đề cập có chứa từ khóa "chuyển đổi số" chỉ khoảng 3.000 lượt thì đến tháng 11/2020 đã có 30.000 lượt. Điều này cho thấy khái niệm, sự thôi thúc "chuyển đổi số" đã và đang len lỏi vào cuộc sống của chúng ta, và diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 cũng nằm trong xu hướng này.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định "chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia". Điều này có nghĩa là công nghệ số, dịch vụ số "phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng phổ cập, nghĩa là giá thành rẻ, dễ sử dụng, tiện ích cho mọi người".
Đại diện Bộ TT&TT cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang là lực lượng chủ lực nhằm phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh chuyển đổi số là sự dịch chuyển chưa có tiền lệ, và chỉ thành công nếu toàn dân tham gia.
Thứ trưởng chỉ đạo rằng các doanh nghiệp công nghệ lớn cần "tập trung vào việc phát triển hạ tầng và các nền tảng, tạo không gian". Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ "hoạt động, kết nối kinh doanh và đổi mới sáng tạo". Dựa trên sự kết hợp này, Thứ trưởng cho rằng sẽ tạo ra được hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ đa dạng, bền vững với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Theo Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình, chuyển đổi số được xem như vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại. "Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế, chuyển đổi số nhanh chóng, nắm bắt thời cơ nghìn năm có một sẽ giúp chúng ta tiến một bước dài trên trường quốc tế", ông Trương Gia Bình cho biết. "Hơn lúc nào hết, Chính phủ, các bộ ban ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp... cần kết nối lại, chia sẻ để cùng nhau hành động."
Người đứng đầu VINASA cũng kỳ vọng, Ngày Chuyển đổi số Việt Nam sẽ tạo ra các không gian tri thức, kinh nghiệm thực tiễn sống động, và các giải pháp hiệu quả về chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước, đồng thời tích cực kết nối hợp tác cung cầu về chuyển đổi số.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020.
Theo thống kê được ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) công bố tại Hội thảo, chỉ số đánh giá chung về phát triển xã hội số tại Việt Nam tăng 12 điểm, tương đương 2 bậc trong giai đoạn từ 2018 - 2019. Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng 21 điểm về định danh số, 15 điểm về Công dân số, gấp 2-3 lần mức tăng trung bình khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây đều là những con số cho thấy Việt Nam đang đi đúng lộ trình để bắt nhịp xu thế chuyển đổi số toàn cầu.
Ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Chuyển đổi số Tập đoàn FPT cũng nhìn nhận rằng mặc dù Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong năm 2020, nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam đã nỗ lực hết mình vươn lên, sử dụng công nghệ số "như một chìa khóa" để vượt qua khủng hoảng, chuẩn bị sẵn đà, sẵn tâm lý để có thể tăng trưởng ngay sau khi dịch bệnh trôi qua.
Chia sẻ số liệu thực tế về tác động của doanh nghiệp trong chuyển đổi số, ông Ngô Diên Hy, Tổng Giám đốc Công ty CNTT VNPT cho biết trong bối cảnh đại dịch Covid-19, VNPT đã tận dụng để đạt nhiều thành tích đáng tự hào, như ứng dụng dạy học trực tuyến vnEdu Mobile App lọt top 1 trong hạng mục giáo dục tại Việt Nam, được sử dụng bởi hơn 20.000 trường học, 9 triệu tài khoản học sinh; VNPT eMeeting phục vụ hơn 1.000 cuộc họp của các Cơ quan Nhà nước; VNPT eKYC triển khai cho hơn 10 ngân hàng và công ty tài chính;...
Bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA cũng chia sẻ số liệu cho biết trong năm 2020 vừa qua, công ty đã mang giải pháp chuyển đổi số của mình tới 84% đơn vị HCSN, 80% xã phường, và hơn 19.000 trường học trên cả nước.
Theo chia sẻ tạo Hội nghị, hiện có 6 ngành, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm cho chuyển đổi số tại Việt Nam gồm: Y tế, Tài chính ngân hàng, Logistics, Nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp và chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đây là những ngành kinh tế và đối tượng quan trọng, những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế, góp phần quan trọng trong việc tiên phong dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Việt Nam hiện đứng 21 thế giới về lĩnh vực AI Với việc đầu tư phát triển công nghệ AI của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT, Vingroup, nhiều chuyên gia AI giỏi của Việt Nam tại nước ngoài đã quay trở về nước. Dùng công nghệ AI để chuyển đổi số Chiều 30/10, Bộ TT&TT đã tổ chức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện (FPT.AI). Đây là...