Thu tiền thuê đất với ĐH tự chủ, gánh nặng tài chính lại đổ lên vai người học
Theo Phó Giáo sư Ngô Như Khoa, nếu áp dụng việc thu tiền thuê đất với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ thì gánh nặng tài chính lại đè nặng lên vai người học.
Hiện nay, một số trường đại học đang gặp thách thức lớn khi Bộ Tài chính có công văn về việc “thu tiền thuê đất của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính” (công văn số 13704/BTC-QLCS).
Tại buổi tọa đàm “phân cấp thẩm quyền tài chính, tài sản giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục đại học theo định hướng tự chủ” do Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) tổ chức tại Huế hồi đầu tháng 10 vừa qua, vấn đề này lại tiếp tục là chủ đề nóng được Chủ tịch Hội đồng trường nhiều trường quan tâm.
Trước đó, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã từng thông tin Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) gặp khó khi nhận được công văn buộc phải nộp hàng chục tỷ đồng tiền sử dụng đất cho diện tích khoảng 4,7 ha mà trường đang đóng chân.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là một trong 23 trường đại học tự chủ hoàn toàn theo Nghị định 77 của Chính phủ.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện tại trường chưa nhận công văn truy thu tiền thuê đất của Bộ Tài chính. Mặc dù vậy, nhà trường vẫn đang phải làm nhiều thủ tục, giấy tờ liên quan đến đất đai, tốn rất nhiều thời gian.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Ảnh: Doãn Nhàn
Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp cho biết: “Hiện nay, các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước giao đất không thu tiền; tuy nhiên khi chuyển sang tự chủ, nhà nước yêu cầu các trường phải làm thủ tục chuyển sang xin thuê đất, sau đó lại làm các giấy tờ để được xin miễn tiền thuê đất; nghĩa là nhà nước không yêu cầu trả tiền nhưng các giấy tờ thủ tục để được cấp giấy miễn tiền thuê đất rất mất thời gian! Trường chúng tôi cũng đang vướng phải các thủ tục giấy tờ liên quan đến đất đai rất phức tạp”.
Theo đó, Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp kiến nghị Nhà nước nên có cơ chế để các trường công lập tự chủ vẫn được giao đất nhưng không phải nộp tiền, không phải làm các thủ tục xin miễn tiền thuê đất rườm rà và phức tạp.
Cũng quan tâm về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Như Khoa, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên cho rằng, Nhà nước nên có chế độ ưu đãi riêng liên quan đến vấn đề về đất đai phục vụ cho giáo dục.
“Nhà nước xác định đào tạo, phát triển giáo dục là chính sách chiến lược ưu tiên hàng đầu của quốc gia thì cần có chế độ quan tâm, ưu đãi riêng đối với các vấn đề về giáo dục; không thể áp chính sách cơ chế thị trường rập khuôn vào chính sách đào tạo, phát triển con người được”, thầy Khoa nói.
Video đang HOT
Theo Phó Giáo sư Ngô Như Khoa, nếu áp dụng việc thu tiền thuê đất với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ thì gánh nặng tài chính lại đè nặng lên vai người học, như vậy, chính sách xem giáo dục là quốc sách hàng đầu của Nhà nước sẽ rất khó thực hiện.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Như Khoa, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên. Ảnh: Ngân Chi
Chia sẻ với phóng viên, Phó Giáo sư Ngô Như Khoa cho biết:
“Theo tôi các chính sách phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới. Chúng ta không thể áp mô hình giáo dục đại học như với các mô hình doanh nghiệp kinh doanh có lãi rồi bắt nộp thuế được.
Nếu Nhà nước tiến hành thu tiền thuê đất, trong bối cảnh các trường đại học tự chủ, nguồn ngân sách đã bị cắt thì gánh nặng lại đổ lên vai người học.
Cụ thể, tiền thuê đất sẽ được tính vào chi phí đào tạo, như vậy học phí sẽ phải tăng lên. Hiện nay, nhiều trường đại học tự chủ tiến hành tăng học phí đã là rào cản với nhiều người học. Nếu tính thêm chi phí thuê đất thì mức học phí còn tăng chóng mặt hơn nữa.
Mặt khác, nếu thực hiện tăng học phí theo lộ trình, khi không thể tăng mức học phí vượt quá quy định, thì các chi phí quay lại phục vụ cho người học như thực hành thí nghiệm, ưu đãi cho việc học sẽ giảm đi. Như vậy, chất lượng giáo dục lại đi xuống”.
Chưa kể, theo Phó Giáo sư Khoa, nếu Nhà nước muốn thu tiền thuê đất thì cũng cần có nghiên cứu tổng thể và kỹ lưỡng, vì liên quan đến rất nhiều vấn đề phức tạp chi phối.
Thầy Khoa lấy ví dụ về khả năng chi trả học phí của học sinh, sinh viên ở từng vùng miền sẽ có sự khác nhau.
Theo đó, “cần xem xét kĩ khả năng chịu được học phí đối với sinh viên vùng dân tộc, vùng núi, thì mức là bao nhiêu? Với quy mô sinh viên như thế thì nhà trường thu được bao nhiêu tiền? Trừ hết các chi phí đào tạo còn bao nhiêu để trả tiền thuê đất cũng là vấn đề”, Phó Giáo sư Ngô Như Khoa nêu quan điểm.
Tăng áp lực, tạo động lực cho quá trình tự chủ đại học
Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước được xem là điều kiện cơ bản, cốt lõi nhằm tạo động lực để cơ sở giáo dục đại học tiến hành tự chủ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn thăm quan phòng học tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Con đường tất yếu
Là một trong 10 đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp được hưởng những chính sách đặc thù và quyền tự chủ của Chính phủ dành cho Đại học Vùng.
PGS.TS Ngô Như Khoa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp cho biết: Tự chủ đại học là con đường một chiều, tất yếu của giáo dục đại học, giúp các trường phát triển một cách toàn diện năng lực của mình. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp không nằm ngoài xu thế đó, nhà trường đã và đang từng bước triển khai tự chủ đại học trong mô hình đại học hai cấp.
Giai đoạn vừa qua, nhà trường đã thành lập Hội đồng trường với 19 thành viên, trong đó có 5 thành viên đương nhiệm, 6 thành viên là đại diện giảng viên và 7 thành viên ngoài trường được bầu theo đúng quy định.
Hằng năm, Hội đồng trường quyết định các nhiệm vụ theo thẩm quyền như: Xây dựng kế hoạch trọng tâm, phương hướng mở ngành, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ; các chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục, dự toán ngân sách, quyết toán kinh phí...
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp từng bước tiến tới tự chủ về học thuật.
Có thể nói, các nhiệm vụ của Hội đồng trường được thực hiện hiệu quả, thông qua các hoạt động đã thay đổi khá nhiều về tư duy quản trị đại học. Bên cạnh đó, nhà trường từng bước tự chủ về học thuật, chuyên môn, biên chế tổ chức bộ máy và tài chính theo quy định.
Trường đào tạo 21 chương trình hệ đại học, 5 chương trình đào tạo thạc sĩ và 4 chương trình tiến sĩ. Trường đang thực hiện kiểm định 4 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, 2 chương trình theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA và kiểm định nhà trường chu kỳ 2. Trong những năm qua, số công trình công bố khoa học trên các tạp chí có uy tín (trong danh mục ISI/Scopus) của trường thuộc nhóm đầu trong Đại học Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, trường đã hợp tác với nhiều đối tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Hoạt động tài chính thực hiện theo quy định; chế độ chính sách của viên chức và người lao động được đảm bảo, các nhiệm vụ chính trị được ưu tiên thực hiện.
Theo PGS.TS Ngô Như Khoa, mặc dù tự chủ đại học là con đường đi đúng quy luật tự nhiên, phù hợp với xu hướng, nhưng nhiệm vụ này còn có nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, khó khăn chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Một số văn bản chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành. Luật Giáo dục đại học sửa đổi cho phép trường công lập huy động nguồn lực xã hội hóa tuy nhiên các văn bản mới chỉ mang tính pháp quy của Nhà nước chưa có.
Nguồn lực tài chính của nhà trường chủ yếu từ học phí nên mới đáp ứng được kinh phí chi thường xuyên ở mức hạn hẹp. Trường gần như không bố trí được nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất dẫn đến sức thu hút người học giảm, khó cạnh tranh với trường trong khối Kỹ thuật trên cả nước.
Cần tăng áp lực, tạo động lực
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) xác định tự chủ đại học sẽ tạo sức đột phá, thúc đẩy cơ sở giáo dục đại học phát huy tối đa nội lực, vận hành tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn; đồng thời làm tăng tính cạnh tranh giữa các trường, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục đại học.
Thời gian qua, nhà trường đã tổ chức học tập, tuyên truyền về tự chủ cho cán bộ chủ chốt nghiên cứu văn bản, tự đánh giá mức độ tự chủ, trao đổi, học tập kinh nghiệm về tự chủ đại học tại Trường Đại học Kinh tế và Đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng), từng bước xây dựng lộ trình, kế hoạch và giải pháp để tiến tới tự chủ.
PGS.TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho hay: Từ nhận thức về xu hướng tất yếu, ý nghĩa và tầm quan trọng của tự chủ đại học, đơn vị đã chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đề án tự chủ như ban hành các văn bản quản lý, quản trị phù hợp, theo quy định. Tiến hành kiểm định chất giáo dục nhà trường, đánh giá chương trình đào tạo theo chuẩn và công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định. Dự kiến, nhà trường đạt được tự chủ trong giai đoạn 2022 - 2025.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, trường cũng đang gặp một số khó khăn như: Thiếu kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng, nguồn thu từ học phí còn hạn hẹp; về mặt pháp lý, chưa có sự đồng bộ trong các văn bản quy định, hướng dẫn về mô hình tự chủ hai cấp.
Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả lĩnh vực đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản trị theo hướng tự chủ.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Tảo, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho rằng: Đảng, Nhà nước cần tăng áp lực và động lực cho quá trình tự chủ đại học. Cụ thể, Đại học Thái Nguyên cần chủ trì, chỉ đạo các trường thành viên rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ để đảm bảo sự thống nhất mục tiêu chung. Các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về tính tất yếu và ý nghĩa của tự chủ đại học.
Đồng thời, tạo động lực thông qua thúc đẩy quá trình đánh giá, hoàn thiện hệ thống tự kiểm soát chất lượng, nâng cao năng lực tự chủ gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý tự chủ cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp như: Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, phát triển chương trình đào tạo, quản lý tài chính, quản trị nhân sự, kỹ năng hội nhập...
Đặc biệt, tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả lĩnh vực quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản trị theo hướng tự chủ. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có chính sách khuyến khích để cơ sở giáo dục đại học quyết tâm phấn đấu tiến hành tự chủ trong thời gian sớm nhất.
Tự chủ trường đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Triển khai cơ chế tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn từ việc đầu tư nghiên cứu khoa học đến đổi mới chương trình qua đó chủ động, linh hoạt, sáng tạo và từng bước khẳng định vị thế, nâng tầm thương hiệu.
Bất cập thu học phí theo hộ khẩu thường trú Thực tế tại Nghệ An cho thấy việc thu học phí hiện nay theo hộ khẩu thường trú nảy sinh bất cập, phức tạp. Học sinh Trường THCS Vinh Tân, TP Vinh. Từ năm học 2022 - 2023, Nghệ An triển khai tăng học phí bậc mầm non, THCS và THPT. Theo lãnh đạo ngành Giáo dục, mức thu học phí của tỉnh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025