Thử thách cô gái văn phòng còn độc thân chi tiêu 350K/tuần: Hào hứng lên kế hoạch trải nghiệm và cái kết bất ngờ
Cùng hướng tới một tương lai số tài khoản sẽ khiến đôi môi “mỉm cười” và nghỉ hưu sớm trước thời hạn bằng một thử thách chi tiêu “khó nhằn”. Liệu cô gái văn phòng còn độc thân này sẽ xoay xở ra sao?
Để đảm bảo tài chính cá nhân, hướng tới mục tiêu hoàn thành việc tiết kiệm và nghỉ hưu sớm trước năm 40 tuổi mà Thúy Hà (hiện đang là nhân viên văn phòng tại Hà Nội) đã quyết định tham gia vào thử thách chi tiêu 350K/tuần để xem bản thân sẽ xoay xở ra sao.
Kết quả sau 1 tuần vượt qua thử thách này, chị Thúy Hà không những hoàn thành nó theo cách đặc biệt, mà còn rút ra được bí quyết quản lý tài chính cực kỳ hiệu quả có thể áp dụng lâu dài trong cuộc sống.
Chị Thúy Hà với hành trình chi tiêu tiết kiệm đã rút ra được nhiều bài học về việc quản lý tài chính cá nhân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện theo chị chia sẻ thì không hề dễ dàng một chút nào cả.
Bước vào thử thách
Chị Thúy Hà có mức chi tiêu trung bình 1 tuần khoảng 1,2 triệu, tức là gần 200k ngày đã đặt ra mức chi tiêu chỉ 350K/tuần, tức 50K/ngày thử thách bản thân. Để hoàn thành được mục tiêu này, trước khi bước vào thử thách, chị đã liệt kê các mục chi tiêu thông thường của bản thân để có thể dễ dàng so sánh sau 1 tuần thử thách.
Là gái độc thân và làm công việc văn phòng, chị Thúy Hà có khá nhiều thời gian để tự nấu ăn tại nhà. Nên đây có thể là điểm có lợi trong việc hướng tới mục tiêu. Tuy nhiên, chị Thúy Hà thường bị cám dỗ bởi các món ăn vặt giữa giờ giải lao, trà sữa đặt cùng hội “chị em bạn dì” tại công ty hay mua hàng qua mạng mỗi đợt gặp chương trình giảm giá.
Bảng chi tiêu thông thường trong 1 tuần của chị Thúy Hà.
Có thể thấy, tổng số tiền chi tiêu của chị Thúy Hà thường dao động từ 1,1 – 1,3 triệu đồng/tuần. Mức chi tiêu này chênh lệch rất lớn so với thử thách mà chị Thúy Hà đã đặt ra.
Điều này rất thách thức và đòi hỏi bản thân chị Thúy Hà phải thay đổi rất nhiều thói quen của bản thân. Do đó, việc đầu tiên chị Thúy Hà nghĩ phải làm là chuẩn bị kế hoạch hành động rõ ràng và một “tâm lý đẹp” để hiện thực hóa.
Kế hoạch hành động
Đầu tiên, chị Thúy Hà lên danh sách những hạng mục nào thật sự cần chi tiền và chưa cần trong 1 tuần tới.
Với chị Thúy Hà, những nhu cầu thiết yếu như thức ăn và tiền xăng di chuyển là không thể bỏ qua.
Video đang HOT
Còn để xác định được hạng mục không cần chi tiêu, chị Thúy Hà tự hỏi bản thân nhiều lần như: “Tại sao mình phải tiêu tiền cho nó?”, “Thứ đó có nhất định phải chi tiêu, hay không có nó mình vẫn sống khỏe?”.
Từ đó, chị Thúy Hà lọc được những thứ không hữu dụng hay chưa cần thiết phải chi tiêu.
Kế hoạch cho các hạng mục cần chi tiêu
Giá tiền các thực phẩm chị Thúy Hà đã mua.
Chị Thúy Hà chọn tính tổng tiền chi tiêu trong tuần là 50.000 x 7 = 350.000 đồng rồi chia nhỏ ra cho từng hạng mục riêng.
Bằng cách này, sẽ thấy được bức tranh tổng thể của quỹ chi tiêu và điều chỉnh số tiền cho từng hạng mục dễ dàng hơn.
Vì quãng đường đi làm không thể thay đổi nên tiền xăng phải giữ nguyên 100.000 đồng/tuần.
Theo đó, chị Thúy Hà còn 350.000 – 100.000 = 250.000 đồng/tuần cho hạng mục thức ăn.
Để tiết kiệm hết mức có thể, chị Thúy Hà lập chiến lược dậy sớm đi chợ, tự mua thực phẩm phục vụ cho cả ngày và nấu ăn ở nhà ba bữa trong đó 1 bữa trưa mang lên văn phòng.
Chị Thúy Hà lên thực đơn cụ thể cho các ngày trong tuần để ước tính được thực phẩm nào ngon – bổ mà không quá quỹ tiền.
Dưới đây là thực đơn trong tuần thử thách và số tiền chị Thúy Hà mua nguyên liệu:
Những trở ngại khi trải nghiệm
Như đã chia sẻ ở trên, việc hạn chế mua sắm và uống trà sữa trong 1 tuần là điều khó khăn nhất đối với chị Thúy Hà. Do có thói quen follow rất nhiều địa chỉ thời trang trên mạng xã hội nên thời gian rảnh lướt chị thường thấy tràn ngập những hình ảnh đồ thời trang xinh xắn muốn mua.
Tuy nhiên, việc mua sắm online đang được chị Thúy Hà xếp vào hạng mục không cần thiết nên chị tốn kha khá thời gian cân nhắc và thuyết phục bản thân lý do không nên mua chúng.
Bên cạnh đó, trước đây chị Thúy Hà không có thói quen ghi lại những khoản chi tiêu vì cảm thấy việc ghi chép vào sổ và tính toán chi tiêu quá nhàm chán và công việc này chỉ dành cho những bà nội trợ gia đình hơn.
Những lời hẹn cafe, đi ăn, đi chơi của bạn bè cũng làm chị Thúy Hà “rung rinh” không ít, vì bản thân chị là người thích tụ tập chém gió. Tuy nhiên, có lý do đang mùa dịch đảm bảo an toàn cũng tránh được toàn bộ các cuộc hẹn trong tuần. Bước đầu chị Thúy Hà nghĩ điều này khá thành công.
Tìm cách khắc phục
Tắt phần hiển thị thông báo của các ứng dụng mua sắm là một cách mà chị Thúy Hà áp dụng.
Để khắc phục sự “cám dỗ” từ việc mua sắm trực tuyến, bắt buộc chị Thúy Hà phải sử dụng mạng xã hội ít hơn. Tương tác với bạn bè và đồng nghiệp khi có việc cần thiết. “ Mình cũng đã bắt đầu tập thể dục ở nhà với việc học theo các video hướng dẫn. Thời gian sau khi đi làm về mình dành để tập luyện, nói chuyện phiếm với các bạn qua các group và xem các chương trình truyền hình. Vì thế, khoảng thời gian này mình thấy khá vui vẻ và cũng không quan tâm nhiều tới việc mua sắm online nữa“, chị Thúy Hà chia sẻ.
Chị Thúy Hà cũng tắt phần hiển thị thông báo của các ứng dụng mua sắm và đặt đồ ăn như Shopee, Lazada, Grab,…
Ngoài ra, thay vì gọi điện thoại mất phí, chị Thúy Hà thường gọi bạn bè, người thân qua các ứng dụng mạng xã hội. Vừa tiết kiệm lại có chế độ video để tương tác.
Thay vì sử dụng bút và sổ ghi chép, chị Thúy Hà bắt đầu học sử dụng app chi tiêu hàng ngày. Dù vẫn phải điền thủ công các khoản chi tiêu nhưng thấy tiện lợi hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mỗi khi chị Thúy Hà ghi chú các khoản thu chi, ứng dụng sẽ tự động tính trừ/cộng vào quỹ ban đầu. Rất thích hợp cho những bộ não lười tính toán như chị.
Kết quả của thử thách
Nếu dựa trên số tiền tính toán như tiền ăn và tiền xăng xe thì chị Thúy Hà đã hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, vì chị cũng đã hưởng thụ một số đặc quyền khác có sẵn như: không cần trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ga, đồ dùng sinh hoạt,… nên có thể coi là thử thách đã bị thất bại.
Tuy nhiên, nó lại mang tới cho chị Thúy Hà nhiều thói quen mới về việc thắt chặt chi tiêu. Chị được tiếp thêm động lực để quản lý tài chính và tiết kiệm tốt hơn trong tương lai.
Những điều được rút ra
- Thắt chặt chi tiêu không phải dễ nhưng cũng không quá khó như nhiều người vẫn tưởng. Để hiệu quả và duy trì được điều này, bạn phải đảm bảo tuân thủ đúng kế hoạch mình đã đề ra.
- Đặt ra mục đích thực hiện thử thách rõ ràng.
- Tìm cách hài lòng với những thứ mình đang có, tận dụng thứ có sẵn để bớt chi tiêu.
- Thường xuyên tự hỏi bản thân tại sao phải mua những món đồ trong hạng mục chưa cần thiết.
- Tự đánh giá và chiêm nghiệm lại những bài học, thay đổi thói quen sau thử thách này.
Lương 15 triệu 1 tháng, cô gái độc thân 28 tuổi vẫn luôn ở trong tình trạng "cháy túi" vì "nghiện" mua sắm, chưa dám nghĩ tới lập gia đình
Mức lương 15 triệu có thể coi là khá lý tưởng với hội độc thân nhưng với cô gái này, nhận lương xong vẫn nhăn nhó lo cuối tháng phải "chạy ăn".
Thu Ngân quê gốc ở Ninh Bình, học chuyên ngành tài chính kế toán. Ra trường, Ngân xin vào làm kế toán cho một doanh nghiệp tư nhân với mức lương khởi điểm 7 triệu 1 tháng.
Sau nhiều năm phấn đấu, hiện lương của Ngân đã chạm mốc 15 triệu. Có thể nói, nếu biết cách chi tiêu khoa học thì mức thu nhập này với 1 cô gái độc thân là thoải mái chi tiêu, tích lũy. Vậy mà ví của Ngân lại chưa bao giờ cầm cự được đến hết tháng.
Ngân kể: " Vì độc thân nên mình sống khá thoải mái. Ban đầu mới ra trường, lương thấp, mình thuê phòng ghép với 1, 2 người bạn. Sau khi thu nhập khá hơn mình tách ra thuê căn hộ mini ở riêng. Quê mình không quá xa, một tháng mình về qua nhà đôi ba lần. Khi nào về bố mẹ cũng gửi thực phẩm sạch như rau quả, gà, ngan, trứng cho mang đi ăn vài tuần mới hết. Vậy mà lương 15 triệu mình tiêu vẫn chẳng đủ".
Theo chia sẻ của Ngân, các khoản chi tiêu cụ thể hàng tháng của cô như sau:
Tiền thuê nhà: 3.5 triệu
Điện nước: 500k
Xăng xe: 300k
Tiền ăn: 2 triệu
Sinh nhật cưới hỏi: 1.5 triệu
Giải trí xem phim, đi du lịch: 2 triệu
Mua sắm quần áo: 4 triệu
Mĩ phẩm, làm đẹp: 1 triệu
Với mức chi tiêu như trên, Ngân nhận lương tháng nào là tiêu hết tháng ấy chẳng bao giờ tích lũy được. Thậm chí tháng nào có việc đột xuất như ốm đau là Ngân phải cầu cứu bố mẹ, hoặc không lại xoay mượn bạn bè.
" Nhiều lần ngồi kể chuyện với các chị làm cùng công ty, nghe về các khoản chi tiêu của mình, mọi người đều nhận xét mình chưa biết cách quản lý kinh tế. Bản thân mình cũng nhận ra điều đó và cũng từng hạ quyết tâm hoạch định, lên kế hoạch chi tiêu để dành tiền tiệt kiệm nhưng chưa lần nào thành công", Ngân than thở.
Ảnh minh họa.
Ngân chia sẻ thêm rằng, cô mắc bệnh "nghiện" mua sắm. Không tuần nào là cô không đi shopping mua váy áo. Nhất là mỗi đợt các thương hiệu thời trang cô ưa thích có đợt xả hàng, giảm giá sâu là nhất định cô phải sắm được vài bộ cánh về bỏ tủ. Cũng vì thế mà tủ đồ của cô liên tục được "cơi nới".
Ảnh minh họa.
Thậm chí các khoản chi tiêu Ngân đã chia cụ thể, rành mạch như trên nhưng khi cảm hứng mua sắm dâng trào, không kiềm chế được cô lại tiêu lạm vào các khoản khác: " Có lần mình dốc hết cả tiền ăn vào mua đồ, cuối tháng phải ăn mì tôm chờ lương. Mình biết đó chính là nguyên nhân chính khiến bản thân không có tích lũy nhưng hạ quyết tâm nhiều lần mà chưa sửa được.
Nói thật, tính tới thời điểm này, mình đã bước sang tuổi 28, mỗi lần về quê bố mẹ người thân giục lấy chồng mình cũng sốt ruột. Song cứ nghĩ tới tài khoản ngân hàng luôn trong tình trạng trống không mà mình sợ chẳng dám nghĩ tới cuộc sống gia đình. Có lẽ thời gian tới mình phải nghiêm túc thực hiện quyết tâm "cai nghiện" mua sắm, lập lại kế hoạch chi tiêu cho khoa học hơn chứ không thể để tình trạng này kéo dài mãi được", Ngân chia sẻ.
Chia sẻ của cô gái về 4 thay đổi trong thói quen chi tiêu khi chuyển từ thành phố về vùng quê Sống ở thành thị hay nông thôn sẽ tốt hơn? Thực ra đây vốn là một câu hỏi mang tính chủ quan. Nhưng nếu bạn đang cân nhắc việc sống ở thành thị hay nông thôn, thì hãy thử cân nhắc những thay đổi mà Lucy Wright chia sẻ trong bài viết này. Nếu bạn đang cân nhắc rời khỏi một khu vực...