‘Thủ phạm’ khiến trẻ dậy thì muộn
Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Ở giai đoạn này cơ thể các em sẽ phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp và cơ quan sinh dục ngày càng hoàn chỉnh để có thể thực hiện chức năng sinh sản.
Ở nữ, dậy thì từ 9 – 14 tuổi, vú và mông phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu, tử cung to ra… và bắt đầu có kinh.
Ở nam: tuổi dậy thì từ 12 – 15 tuổi, vai nở nang, vỡ tiếng, xuất hiện râu và lông mu, cơ quan sinh dục to ra… và có hiện tượng xuất tinh về đêm. Trong giai đoạn này, có sự tăng tiết các nội tiết tố sinh dục như estrogen ở nữ, testosteron ở nam và sự tăng vọt về chiều cao.
Tuy nhiên, trong thực tế có những trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện của dậy thì thì xem như dậy thì muộn.
Biểu hiện trẻ dậy thì muộn
Theo các bác sĩ nội tiết, khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ bắt đầu có những thay đổi. Tâm sinh lý cũng biến đổi khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.
Ở nữ, biểu hiện cơ thể dễ nhận thấy nhất là sự phổng phao nhanh chóng của cơ thể, ngực phát triển, các đường cong cơ thể xuất hiện, hông nở nang, mọc lông vùng kín,… và xuất hiện kinh nguyệt.
Nam giới khi bước vào giai đoạn dậy thì, chiều cao, cân nặng sẽ phát triển nhanh, chóng, vai mở rộng, cơ bắp bắt đầu phát triển. Điều dễ nhận thấy nhất là tiếng nói trở nên trầm do thanh quản phát triển to rộng ra, có ria mép, râu cằm, lông nách, lông mu, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu.
Những thay đổi này là do các hormone giới tính ( testosterone ở nam và estrogen ở nữ) khiến cơ thể trẻ phát triển và thay đổi để dần đi đến giai đoạn trưởng thành. Do đó, nếu trẻ trong độ tuổi nói trên vẫn chưa thấy hiện tượng dậy thì xuất hiện thì có thể mắc chứng dậy thì muộn. Khi ấy, các em vẫn trải qua lứa tuổi này mà không thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi cơ thể.
Video đang HOT
Trẻ có biểu hiện dậy thì muộn nên cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
“Thủ phạm” khiến trẻ dậy thì muộn
Dậy thì muộn có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như di truyền, bệnh mạn tính, vấn đề về tuyến yên, tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý…
Di truyền: Nếu trong gia đình cha mẹ, chú bác, cô, dì, anh em, chị em, hoặc anh em họ cũng phát triển muộn hơn bình thường thì trẻ cũng có thể bị dậy thì muộn. Trường hợp này không cần điều trị, bạn sẽ dậy thì nhưng chỉ có điều là muộn hơn bình thường một chút thôi.
Bệnh mạn tính: Một số vấn đề về bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc bệnh suyễn… Khi con bạn gặp những bệnh như vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị giúp con bạn bạn vượt qua tuổi dậy thì một cách bình thường.
Chế độ dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng dẫn đến không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể làm cho dậy thì muộn hơn những người cùng tuổi có chế độ ăn uống tốt, khỏe mạnh, cân đối. Trạng thái chán ăn, rối loạn ăn uống, thường xuyên giảm cân rất nhiều sẽ làm cho cơ thể không thể phát triển được.
Tuyến giáp: Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra vì các vấn đề trong các tuyến yên hoặc tuyến giáp. Các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng cơ thể và phát triển.
Vấn đề nhiễm sắc thể: Một số trẻ cũng có thể không dậy thì bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng bình thường. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của bộ phận sinh dục.
Đối với những trường hợp không do di truyền, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và giải quyết. Nếu bạn cảm thấy chán nản về những vấn đề khác liên quan đến sự chậm trễ của bạn, hãy nói chuyện với cha hoặc mẹ mình, bác sĩ hoặc người lớn mà bạn tin tưởng để có kế hoạch điều trị kịp thời.
Theo Vnmedia
Estrogen, không phải cứ thiếu là bù
Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính. Nhưng khi việc sản sinhestrogen không đủ hoặc ngưng trệ, nữ giới sẽ phải đối mặt với những rối loạn không dễ khắc phục. Vì vậy mà nhiều người đã tìm đến cách bổ sung estrogen từ ngoài vào. Xung quanh liệu pháp này vẫn còn nhiều điều đáng nói.
Estrogen là một danh từ chung cho 3 chất là estron, estradiol và estriol, được ký hiệu là E1, E2, E3, do nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại có thể tổng hợp được các estrogen là estron và estriol.
Estrogen giúp gì cho phụ nữ?
Ở phụ nữ, estrogen đi theo dòng máu đến gắn vào các thụ thể estrogen ở các tế bào tại mô đích, ảnh hưởng đến không chỉ tuyến vú, tử cung mà còn tác động đến não, xương, gan, tim và các loại mô khác. Estrogen kiểm soát sự phát triển của nội mạc tử cung trong giai đoạn đầu của kinh nguyệt, gây ra những thay đổi của vú ở tuổi dậy thì và lúc mang thai, điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa khác, bao gồm sự phát triển của xương và nồng độ cholesterol.
Nếu bổ sung estrogen không đúng cách có nguy cơ bị ung thư vú và tăng các bệnh huyết khối.
Như vậy, khi bị rối loạn hay thiếu hụt estrogen, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, các rối loạn sinh lý, ngực bé và nhanh lão hóa...
Liệu pháp hormon thay thế là gì?
Do cơ thể thiếu estrogen gây nên những ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tâm thần nên nhiều người đã bổ sung estrogen để làm hạn chế các triệu chứng trên và được gọi là liệu pháp hormon thay thế. Lợi ích của liệu pháp bổ sung estrogen là làm giảm các triệu chứng vận mạch, giảm các thay đổi ngoài da, giảm các triệu chứng teo ở hệ sinh dục, làm giảm hiện tượng xốp và tiêu xương, hạn chế và giảm tỷ lệ gãy xương, giảm thiểu bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu. Bổ sung estrogen còn có những lợi ích khác như làm tăng ham muốn tình dục, tăng tưới máu não, tăng trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer...
Liệu pháp hormon được chỉ định trong một số bệnh lý sau: Sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh, làm thuốc tránh thai, điều trị rối loạn kinh nguyệt, điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá), điều trị ung thư tuyến tiền liệt...
Bổ sung estrogen có hại không?
Liệu pháp hormon thay thế là con dao hai lưỡi, có những tác dụng lớn nhưng cũng có nhiều tác hại. Nếu dùng không đúng chỉ định và điều trị kéo dài, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như: làm quá sản nội mạc tử cung, gây nguy cơ ung thư tử cung; Các bệnh vú như đau, cương vú, ung thư vú, làm tăng huyết áp, tăng các bệnh huyết khối... gia tăng tình trạng nám sạm da. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ estrogen trong máu và ung thư vú. Do vậy, các trường hợp bổ sung estrogen phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng.
Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống vì khi vào cơ thể chuyển hóa nhanh ở gan, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp (estron và estriol). Khi sử dụng liều cao, thuốc ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Với nam giới, khi dùng liều cao có thể gây teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng và teo cơ quan sinh dục ngoài. Một số tác dụng phụ khi bổ sung estrogen như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân, chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới...
Cách bổ sung estrogen an toàn hợp lý
Muốn bổ sung estrogen, người sử dụng phải được thầy thuốc chuyên khoa thăm khám kỹ xem có cần thiết phải điều trị estrogen thay thế không? Nếu có yêu cầu điều trị thì phải được khám lâm sàng cẩn thận. Xét nghiệm đầy đủ các thông số cần thiết, phải loại trừ những nhóm người có nguy cơ cao về ung thư. Loại trừ các trường hợp chống chỉ định sử dụng estrogen. Trong quá trình dùng vẫn cần được theo dõi cẩn thận và chặt chẽ theo định kỳ (khám phụ khoa định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết...). Người dùng cần hiểu rõ việc bổ sung estrogen chỉ là để cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không thể có tác dụng "cải lão hoàn đồng". Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc ở mỗi cá thể, không thể có những tác dụng thần kỳ trong thời gian ngắn.
Lưu ý những trường hợp sau không được sử dụng estrogen: Những người trong trường hợp ra huyết âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân, có khối u ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, các bệnh về gan mật, đang mang thai, các khối u lành và ác tính ở vú, lạc nội mạc tử cung, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tiểu đường, huyết khối tắc mạch, bệnh luput ban đỏ... Không dùng estrogen cho người mắc bệnh tăng huyết áp.
ặc biệt, các trường hợp bổ sung estrogen cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ, ngoài ra cần thường xuyên theo dõi, nếu có bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Theo BS. Hữu Hạnh
Sức Khỏe & Đời Sống
Người nhiều nốt ruồi dễ mắc ung thư vú Phụ nữ có từ 15 nốt ruồi trở lên trên một cánh tay có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, theo nghiên cứu mới đây. Kết quả hai cuộc nghiên cứu riêng biệt hơn 164.000 phụ nữ tại Pháp và Mỹ trong nhiều năm liền cho thấy, những người có ít nhất 15 nốt ruồi trên cánh tay trái có khả...