Thủ phạm gây vô sinh không ngờ là đây, ngay trên giường ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tổng thể và quan trọng là khả năng sinh sản.
Đối với những cặp vợ chồng đang cố gắng mang thai, việc thiếu ngủ có thể phá hoại nỗ lực của họ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ngủ ngon sẽ giúp làm mới và phục hồi não và hệ thống cơ quan, đồng thời điều chỉnh các hoóc môn quan trọng trong cơ thể – bao gồm các hoóc môn liên quan đến khả năng sinh sản, theo Health Problem News .
Vậy liệu thiếu ngủ có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến các hoóc môn liên quan đến khả năng sinh sản
Ở cả nam giới và phụ nữ, phần não điều hòa các hoóc môn thức – ngủ như melatonin và cortisol, đồng thời cũng kích hoạt việc giải phóng hoóc môn sinh sản hằng ngày, theo Health Problem News.
Các hoóc môn kích hoạt quá trình rụng trứng ở phụ nữ và quá trình trưởng thành của tinh trùng ở nam giới có thể gắn liền với giấc ngủ.
Thiếu ngủ là kẻ bóp chết khả năng sinh sản – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ví dụ: Đối với phụ nữ, việc thiếu ngủ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải phóng các hoóc môn kích thích rụng trứng.
Nhiều người phải đối mặt với tình trạng thiếu ngủ, và điều này đặc biệt trở nên tồi tệ hơn đối với những người đang cố gắng có con.
Và những cặp vợ chồng đang cố gắng mang thai, việc thiếu ngủ có thể phá hoại nỗ lực của họ.
Video đang HOT
Ví dụ, Harish Atthotra, một chuyên gia người Ấn độ, không hút thuốc, không thừa cân và không mắc bệnh tiểu đường. Anh đi bộ mỗi ngày, và thậm chí còn chạy bộ.
Chỉ có một điều là anh ngủ rất muộn, thường là 1 giờ sáng trở đi. Anh thường thức khuya để xem Netflix hoặc các trận đấu yêu thích.
Anh và vợ Dimple (31 tuổi) vẫn chưa thể có con dù cả hai đã rất cố gắng.
Sau khi vợ thuyết phục anh đi khám, các bác sĩ nhận thấy anh bị rối loạn hóc môn nặng, cản trở nghiêm trọng khả năng sinh sản.
Sức khỏe, tâm trạng, nội tiết tố và khả năng sinh sản đều bị ảnh hưởng bởi mức độ và chất lượng giấc ngủ.
Thiếu ngủ là kẻ bóp chết khả năng sinh sản
Ngủ không đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và năng suất, mà còn ảnh hưởng đến các hóc môn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ đủ giấc có tác động tích cực đến các hoóc môn sinh sản của nữ.
Ngủ đủ giấc thậm chí còn quan trọng hơn đối với những phụ nữ muốn có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ, những phụ nữ có giấc ngủ chất lượng thấp, có tỷ lệ sinh sản thấp hơn những phụ nữ được nghỉ ngơi đầy đủ.
Điện thoại thông minh và màn hình TV cản trở việc thụ thai
Ngay cả khi ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, các yếu tố khác, như ánh sáng từ thiết bị điện tử, cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và chất lượng của trứng ở phụ nữ.
Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác có thể cản trở chu kỳ ngủ – thức, có nghĩa là tác hại đến chất lượng giấc ngủ.
Nhưng các thiết bị không chỉ phá giấc ngủ ngon mà còn có thể cản trở nỗ lực thụ thai.
Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử ngăn chặn melatonin, một loại hoóc môn quan trọng giúp ngủ ngon và bảo vệ trứng khi chúng gần đến ngày rụng trứng.
Nếu không sản xuất melatonin thích hợp, trứng sẽ không được bảo vệ khỏi các gốc tự do và có thể làm giảm khả năng tồn tại của chúng, theo Health Problem News.
Làm việc ca đêm thì sao?
Nếu bạn làm việc ca đêm, bạn có thể thấy mình sẽ khó mang thai hơn.
Làm việc ca đêm có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, giảm nồng độ estrogen và chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Tất cả các yếu tố này đều có thể làm cho việc mang thai và mang thai đủ tháng trở nên khó khăn hơn.
Nam giới có thể phải đối mặt với các vấn đề về số lượng tinh trùng thấp.
Vậy có thể làm gì?
Hầu hết những thói quen này tương đối dễ khắc phục.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng khả năng mang thai, phụ nữ nên:
Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản.
Cất máy tính, điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
Nếu làm việc theo ca hoặc ca đêm, nếu muốn dễ có con, có thể xem xét xin đổi làm ca ngày.
Ngủ đủ giấc và ngủ chất lượng tốt không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, mà còn rất tốt cho khả năng sinh sản.
Mặc dù các cặp vợ chồng đang cố gắng có con có thể khó ngủ đủ giấc, nhưng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm có thể giúp cải thiện cơ hội thụ thai, theo Health Problem News.
Bạn đã biết giờ đi ngủ tốt nhất chưa? Đây là điều chuyên gia khuyên
Ngủ là hoạt động vô cùng quan trọng với sức khỏe. Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi, chìm vào giấc ngủ?
Một cơ thể ngủ đủ được tái tạo năng lượng, giảm nguy cơ mệt mỏi và bệnh tật. Một ngày bạn nên đảm bảo có 2 giấc ngủ, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và giấc ngủ dài vào buổi tối.
Tuy nhiên, nếu thức quá khuya, bạn có thể bỏ lỡ những giờ ngủ quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhất.
Hiệp hội Giấc ngủ Anh Sleep Council hoàn toàn ủng hộ khoảng thời gian 22 - 23 giờ đêm: "Đây là thời điểm lý tưởng vì đó là khi nhiệt độ cơ thể và mức độ hoóc môn căng thẳng cortisol, bắt đầu giảm xuống. Khi não cũng sẽ bắt đầu sản xuất hoóc môn gây ngủ melatonin, khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ", theo Women's Health.
Ảnh minh họa
Theo tiến sĩ Matt Walker, Đại học California, Berkeley, Mỹ: "Một giờ bạn ngủ lúc trước nửa đêm có giá trị với sức khỏe tương đương hai giờ của giấc ngủ sau 1h sáng". Thức khuya chưa bao giờ tốt với sức khỏe. Các bác sĩ cho rằng thời điểm cơ thể có giấc ngủ sâu và đạt đỉnh thường đến vào 0h-3h sáng. Trước thời điểm ngủ sâu này, cơ thể cần được nghỉ ngơi, do đó giấc ngủ từ 22 - 23h là sự lựa chọn hợp lý, nếu bạn không thể ngủ sớm hơn.
Một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh 22 giờ 10 phút đêm là thời gian tối ưu để tắt đèn.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là giờ đi ngủ của những người có thói quen ngủ đều đặn nhất và điều này tạo ra thói quen ăn uống lành mạnh hơn - 82% những người có thói quen đi ngủ đều đặn cũng có chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục tốt hơn, và 74% những người ngủ đều đặn cũng dễ duy trì cân nặng hơn, theo Women's Health.
Khi đã chọn được giờ ngủ hợp lý, bạn nên nghiêm túc duy trì trong ít nhất 10 ngày để cơ thể quen dần và trở thành thói quen. Những ngày cuối tuần, bạn có thể cho cơ thể "tự thưởng" thêm một tiếng đồng hồ ngủ nướng nhưng đừng ngủ quá nhiều vì sẽ gây mệt mỏi, uể oải vào ngày đầu tuần.
Chuyên gia nói gì về 'giờ đi ngủ tốt nhất'? Thời gian tốt nhất để đi ngủ là khi nào? Đó là một câu hỏi không đơn giản. Một chế độ ngủ tốt dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, năng suất làm việc cao hơn và tâm trạng tốt hơn. 10 giờ 10 phút đêm chính là lúc tốt nhất để đi ngủ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Trong khi...