Thu nhập 20 triệu/tháng, chỉ tích lũy được 200 triệu, người vợ trẻ đã đi đường vòng thế này để 8 năm sở hữu 2 căn nhà nhỏ
Vì không có nhiều tiền để có thể mua chung cư hay những ngôi nhà mặt đất trị giá cả tỷ bạc, người phụ nữ 32 tuổi này đã đi đường vòng. Nhưng sau 8 năm cũng đạt mục tiêu đề ra nhờ biết tính toán hợp lý phù hợp với hoàn cảnh nhà mình.
Vợ chồng nhà chị Trần Thị Phượng ở Đan Phượng, Hà Nội chỉ có tổng thu nhập mỗi tháng được 20 triệu. Thế nhưng may mắn, vợ chồng chị ở với bố mẹ chồng nên không phải đi thuê trọ như nhiều cặp đôi khác.
Bố mẹ chồng chị còn trẻ nên vẫn làm ra thu nhập, không phụ thuộc vào các con. Vợ chồng chị cũng mới chỉ có 1 con nhỏ nên mỗi tháng chi tiêu chỉ chưa hết thu nhập và để dành được khoảng 10 -12 triệu/tháng.
Khi mới kết hôn, vợ chồng chị Phượng chẳng bao giờ nghĩ đến việc mua nhà. Bởi vì ngoài thu nhập cố định hàng tháng, vợ chồng trẻ chỉ tiết kiệm được 200 triệu đồng. Nếu tính chuyện mua nhà, bố mẹ người thân chỉ có thể cho anh chị vay 200 triệu nữa mà không tính lãi.
Nhờ đi đường vòng, vợ chồng trẻ đã sở hữu 2 căn nhà nhỏ. Ảnh minh họa.
“ Vì luôn nghĩ có quá ít tiền như vậy nên vợ chồng mình không ai dám nghĩ tới việc mua nhà cả, nhất là nhà mặt đất. Do đó, hàng tháng mình cứ tích lũy tiền càng nhiều càng tốt để mua vàng hay USD cất đi vì sợ tiền mất giá“, chị Phượng nói.
Có thời điểm chị Phượng nghĩ, nếu có miếng đất nào thuận tiện đi lại, vừa phải với túi tiền thì anh chị cũng sẽ mua bỏ đó dù cách xa trung tâm 4-50 km cũng chẳng sao. Bởi vì 5-10 năm sau đường sá, kinh tế phát triển, nhà nhà sẽ có xe hơi để đi thì việc di chuyển 40-50km cũng chỉ mất 30 phút thôi. Do đó, vợ chồng chị cứ tạm thời ở chung với bố mẹ để chờ đợi thời cơ.
Và cơ hội quả nhiên đến với người biết tính toán cẩn thận. Cách đây 8 năm trước, những người bạn của chị Phượng đua nhau mua chung cư cao cấp khoảng 2 tỷ và trả góp trong 10-15 năm.
Vì vay mượn nhiều nên tiền lãi họ phải trả ngân hàng là một số tiền khổng lồ, trả mãi chưa xong. Trong thời gian này những người bạn của chị cũng phải sống chật vật, làm được bao nhiêu đóng hết cho ngân hàng bấy nhiêu. Chính lúc này, chị Phượng cũng có thêm động lực hành động nhưng quyết định mua căn nhà nhỏ vừa sức mình.
Ảnh minh họa.
“ Suy đi tính lại, mình không góp vốn đầu tư mua chung cư cao cấp cùng bạn. Mình lúc đó chỉ dám mua cái nhà nhỏ giá 500 triệu ở Đan Phượng ở gần nhà. Với số tiền này, mình chỉ phải vay của bố mẹ chồng 100 triệu. Vì thế trong 1 năm mình đã trả hết bố mẹ nợ vay nhà. Vì không phải trả lãi ngân hàng nên các năm sau mỗi năm mình lại tiết kiệm được 1 khoản khoảng 120 triệu nữa“, chị Phượng kể.
Video đang HOT
5 năm sau ngày mua căn nhà nhỏ đầu tiên, chị Phượng tiết kiệm được 600 triệu. Thời điểm này chị lại quyết định mua 1 mảnh đất to hơn ở ngoại thành với trị giá 800 triệu đồng: “ Vợ chồng mình lại tiếp tục cày trả nợ người thân 200 triệu nữa. Sau 2 năm mình cũng đã trả được”.
Tính ra 8 năm qua nhờ đi từng bước nhỏ, vợ chồng chị Phượng đã có 2 căn nhà: “ Mảnh đất ở ngoại thành sau vài năm thì hiện nay xung quanh khu đó đã khá đông đúc rồi. Vì thế vợ chồng mình vay mượn thêm 300 triệu nữa xây căn nhà nhỏ để ở và đi làm.
Từ chỗ nhà mới vào thành phố đi làm chỉ mất hơn 30 phút. Còn căn nhà nhỏ mua lúc đầu thì vợ chồng mình cho thuê lại. Mỗi tháng chỉ được 1,8 triệu tiền cho thuê nhà. Mình lại để dành được số tiền này gộp cùng lương để trả nợ tiền xây nhà cho người thân”.
Cứ tiết kiệm được vài trăm triệu, chị Phượng lại đi mua nhà đất. Ảnh minh họa.
Người vợ trẻ này cũng dự tính, sau khi trả nợ được tiền xây nhà, chị Phượng sẽ tiếp tục tích lũy thêm: “ Chừng nào tích lũy được khoảng 400 triệu, mình sẽ lại tìm mua 1 mảnh nhỏ ở Đan Phượng hay Thạch Thất để dành cho con cái. Vì không có tiền nên mình cứ đi đường vòng vậy nhưng vừa sức và vững chắc“.
Nói về các bạn mình gần 10 năm trước quyết định vay ngân hàng mua căn hộ cao cấp, chị Phượng lắc đầu: “Đ ến giờ dù đã gần chục năm rồi mà các bạn mình vay 10-15 năm mua căn hộ cao cấp giờ vẫn còn đang còng lưng trả nợ ngân hàng. Mà hiện căn hộ cũng đã xuống cấp rất nhiều, hàng tháng họ còn phải chi cả triệu tiền phí chung cư các loại nữa. Ai cũng bảo đầu tư sai lầm, mệt mỏi”.
Vợ chồng thu nhập 15 triệu/tháng vẫn thoải mái chi tiêu bao gồm cả tiền cho con mà vẫn để dư được 10% lương chỉ nhờ áp dụng quy tắc khoa học này
Mức thu nhập trung bình khi sống ở thành thị, các cặp vợ chồng vẫn có thể tích góp được một khoản cho tương lai nếu biết chi tiêu theo công thức khoa học.
Với mức thu nhập không qua cao khi sống ở thành thị, cả hai vợ chồng chỉ có thu nhập tổng cộng 15 triệu/tháng khiến nhiều người vẫn thường than thở rằng "làm mãi mà không có dư". Tuy nhiên, chuyện chi tiêu như thế nào cho thật hợp lý để tích cóp được một khoản trong tương lai với số lương này cũng không phải quá khó.
Điều này vẫn có thể thực hiện được nếu cặp vợ chồng trẻ biết lập kế hoạch để chi tiêu cho thật hợp lý. Dưới đây chính là một gợi ý đơn giản dành cho các cặp vợ chồng, thử áp dụng vào cuộc sống chi tiêu để xem có cải thiện số dư tiết kiệm không nhé.
1. Áp dụng quy tắc chi tiêu 4-3-2-1
Đây là quy tắc chi tiêu khoa học được rất nhiều gia đình và cá nhân áp dụng. Quy tắc này không chỉ giúp bạn tự chủ về mặt tài chính và còn để ra được một khoản tiền kha khá để tích lũy cho tương lai. Bạn có thể áp dụng quy tắc này cho mọi thu nhập khác nhau, từ trung bình cho tới nhiều tùy theo tài chính của mỗi gia đình và cá nhân.
Mức quy định chi tiêu sẽ được áp dụng như sau:
- 40% lương cho việc ăn uống hằng hàng
- 30% lương cho chi phí cố định: tiền nhà, điện, nước, nhu yếu phẩm...
- 20% lương cho việc tích lũy
- 10% lương cho chi phí cá nhân như: tiệc tùng, ma chay, cưới hỏi
Tùy vào nhu cầu chi tiêu cụ thể của mỗi người mà chúng ta có thể cân bằng lại các tỉ lệ bằng cách tăng giảm thêm 5%. Quy tắc này cũng khá hiệu quả cho người còn độc thân.
Quy tắc 4-3-2-1 sẽ giúp bạn dành ra được ít nhất 10% thu nhập cho mục đích tiết kiệm.
Riêng đối với các khoản tiền chi tiêu chung cả nhà như điện nước, ăn uống bạn nên ước chừng số tiền cần chi trả. Nó có thể tăng hoặc giảm tùy vào mức độ sử dụng theo thời gian. Hãy phân chi cụ thể các khoản tiền chi tiêu để không phải vay mượn ở các khoản chi khác, đó mới là cách chi tiêu thật thông minh nhất.
Với số tiền tiêu riêng, bạn có thể học cách tiết kiệm và chuyển số dư mỗi tháng vào số tiền tích lũy sẽ giúp số tiền tiết kiệm của gia đình cao hơn.
2. Tập thói quen sống tiết kiệm
Mang cơm đi làm là cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe lại tiết kiệm tối đa chi phí.
Như đã nói ở trên, việc tập thói quen sống tiết kiệm và giảm tối đa các khoản tiêu cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của bạn và con cái. Bạn nên hạn chế tiêu các khoản hoang phí, cân nhắc kĩ lưỡng về các chi phí cần sử dụng. Điều này có thể bắt đầu từ việc tiết kiệm điện, nước, xăng dầu, cafe, ăn vặt,...
Ngoài ra, việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày xuống mức cho phép cũng là cách chi tiêu khoa học. Thay vì bỏ tiền triệu ăn ở hàng quán bạn có thể tự nấu những món ăn đầy dinh dưỡng cho gia đình tại nhà hoặc mang cơm đi làm. Điều này vừa tiết kiệm lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3. Hạn chế mua sắm theo trào lưu
Việc mua sắm theo xu hướng là điều ai cũng muốn nhưng chạy theo nó một cách mù quáng lại không phải cách tiêu xài thông minh. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng chỉ có mức thu nhập trung bình thì việc chi tiêu cần vô phải lý trí. Với mỗi vật gì trước khi xuống tiền cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Một số câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi xuống tiền:
- Mình có hợp với đồ dùng ấy không?
- Mình có thật sự cần chúng?
- Giá cả của chúng có phù hợp với tình hình tài chính của mình chưa?
4. Kéo dài tuổi thọ cho vật dụng trong nhà
Việc sử dụng "dịu dàng" với các vật dụng trong nhà để kéo dài tuổi thọ sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Bạn nên sử dụng chúng theo đúng hướng dẫn để tránh làm hư hỏng. Đối với những thiết bị có giá trị cao như tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh... bạn nên thường xuyên vệ sinh và kiểm tra định kỳ.
Chàng trai bỏ việc lương cao về ngoại ô thuê 6 căn nhà và chi 4,5 tỉ đồng để cải tạo khiến hàng xóm bất ngờ Vì quá yêu thích không gian xanh mát ở ngôi làng cổ này, người đàn ông quyết định thuê lại 6 căn nhà bỏ hoang để tận hưởng cuộc sống yên bình, gần gũi với thiên nhiên. Anh Zhao An đến từ Giang Tây, từng làm giám đốc điều hành của một công ty quảng cáo của Nhật Bản. Trong một lần đến...