Thu nhập 15 triệu, gia đình 5 người chỉ tiêu 2,7 triệu/tháng mùa dịch
Dù thu nhập chỉ 15 triệu đồng/tháng nhưng chưa tháng nào gia đình trẻ này lại chi tiêu quá 5 triệu đồng/tháng dù gia đình có tới 5 thành viên. Nhất là từ đầu mùa dịch đến giờ, họ càng tiết kiệm chi tiêu hơn, chỉ tiêu 2,7 triệu đồng.
Bài toán tiết kiệm chi tiêu mùa dịch trên đang được gia đình anh Nguyễn Quang Dũng và chị Lã Thị Thanh Hương ở Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội áp dụng triệt để trong mùa dịch.
25 tuổi trở thành tỷ phú, chàng trai trẻ tiết lộ về 2 điều mà mình tuyệt đối không bao giờ chi tiêu Anh Dũng là nhân viên 1 công ty truyền thông ở Hà Nội với mức lương 9 triệu đồng. Chị Hương làm công nhân nhà máy in quy mô nhỏ, lương tháng 6 triệu đồng. Tổng thu nhập vợ chồng trẻ này có 15 triệu đồng/tháng.
Vì ở cách Hà Nội 12-13km nên gia đình chị Hương có vườn rất rộng.
Vợ chồng anh Dũng cưới nhau gần 1 năm nay và có 1 con trai hơn 3 tuổi. Hàng ngày vợ chồng anh ở cùng bố mẹ chồng hơn 60 tuổi. Bố mẹ anh Dũng vẫn còn khỏe nhưng không có lương hưu do làm nông nghiệp.
Hàng ngày, ông bà vẫn chăm chút cho ruộng vườn, trồng lúa, trồng khoai, trồng rau và nuôi thêm gà, vịt để tăng gia sản xuất, bán lấy tiền.
Dù nhà có tất cả 5 thành viên như vậy, gồm 4 người lớn và 1 trẻ nhỏ nhưng chị Hương chưa bao giờ tiêu quá 5 triệu/tháng. Nhất là trong đợt dịch Covid-19 này, chị Hương còn áp dụng cắt giảm hết mọi khoản chi tiêu không cần thiết và chỉ tiêu 2,7 triệu đồng/tháng.
“Lúc chưa có Covid-19 xảy ra, một tháng mình thường chi tiêu hết khoảng 5 triệu/tháng là thoải mái. Số tiền còn lại mình trả ngân hàng 6 triệu vì vay mua đất thổ cư.
Còn 4 triệu/tháng, mình sẽ để dành đó tiết kiệm phòng lúc ốm đau hay biến cố cần đến tiền. Nhưng khoảng 2 tháng nay, dịch bệnh ập đến, mình cũng cắt giảm chi tiêu gia đình vì sợ dịch còn kéo dài, sau dịch còn bị ảnh hưởng. Mình giảm chi tiêu từ 5 triệu xuống còn 2,7 triệu đồng”, chị Hương chia sẻ.
Theo người phụ nữ 28 tuổi này cho biết, với mức chi tiêu 2,7 triệu đồng/tháng, hàng tháng chị chi tiêu cho các khoản sau:
Video đang HOT
Tiền điện nước: 500 ngàn đồng
Mặc dù dịch Covid-19 không phải lên công ty đi làm, nhưng ở nhà vợ chồng anh chị Hương vẫn làm online tại nhà. Bởi thế, tiền điện mỗi tháng của gia đình hết khoảng 400 ngàn đồng. Bên cạnh đó, tiền nước sạch hết khoảng 100 ngàn đồng điện nước. Vì thế, tiền điện nước mỗi tháng của gia đình chị Hương hết khoảng 500 ngàn đồng.
Tiền mua thực phẩm thêm cho gia đình: 1,5 triệu đồng
Theo chị Hương chia sẻ, do nhà chị ở cách Hà Nội khoảng 12km, vườn nhà lại rộng nên rất tiện thực phẩm: “Gạo tẻ, gạo nếp, lạc, vừng, đỗ xanh, đỗ đen nhà mình luôn sẵn vì trồng được. Muốn ăn xôi lạc, đỗ xanh hay đỗ đen buổi sáng, mình có thể lấy ra đồ bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, vườn nhà mình rất sẵn rau. Dưới nước có rau muống, rau cần, rút. Còn ở trên cạn thì nhà mình trồng mùng tơi, cải, rau bí… Mùa nào có loại rau ấy, ăn không hết còn phải mang ra chợ bán nữa cơ”.
Ngoài ra, trong vườn nhà nhà chị Hương còn có ao thả cá cũng như thả vịt, thả gà đẻ trứng: “Trứng gà, trứng vịt nhà mình lúc nào cũng sẵn có. Thích ăn gà, vịt cũng có thể thịt bất cứ lúc nào. Thích ăn cá thì lại đợi hôm nào nắng cất mẻ lưới là có cá ăn cả tuần, cả tháng luôn. Ăn không hết mẹ mình còn làm cá thính, mắm cua để để được lâu”.
Do mọi thứ trong nhà đã sẵn có nên chị Hương chỉ mất tiền mua thêm thực phẩm khác mà trong nhà không có như thịt bò, tôm, hến và các loại gia vị, mắm muối khác để nấu ăn.
Thậm chí, hoa quả chị Hương cũng ít phải mua vì: “Vườn nhà mình lúc nào cũng có sẵn roi, ổi, mít, đu đủ. Những trái này cứ chín là ra hái ăn. Nhiều khi ăn chẳng hết phải mang cho hàng xóm”.
Mâm cơm gia đình lúc nào cũng được ăn thực phẩm vườn nhà ngon.
Tiền mua váng sữa, sữa chua, đồ ăn vặt cho bé: 700 ngàn đồng
Nhà có con nhỏ nên chị Hương cũng dành 1 khoản tiền để mua váng sữa, sữa chua, đồ ăn vặt khác cho con: “Con mình hơn 3 tuổi ăn uống khá rông dài. Người lớn ăn gì con ăn đó. Ví như hôm nay cả nhà ăn thịt gà hay thịt vịt thì mình cũng nấu cháo gà, cháo vịt cho con ăn.
Rồi tôm cua mình làm sẵn để tủ lạnh chỉ việc lấy ra nấu cho con. Mình chỉ mua thêm váng sữa, hoa quả, sữa chua hay các đồ ăn vặt khác cho con ăn thêm nên cũng không mất nhiều tiền”.
Chia sẻ về tổng chi tiêu mùa dịch chỉ hết 2,7 triệu đồng, chị Hương nhận định: “Mùa dịch mới thắt chặt chi tiêu nên tiêu vậy. Hơn nữa, mùa dịch nên cũng không có đám cưới hay sinh nhật, ma chay nhiều. Vì thế riêng khoản này đã tiết kiệm được 1 khoản. Chứ lúc bình thường, khoản này cũng phải hết 1 triệu/tháng.
Chưa kể nhiều lúc mua sắm linh tinh, thấy cái quần cái áo hay lại mua về cho chồng con hay bố mẹ chồng. Nhưng từ mùa dịch, cắt giảm hết các chi tiêu linh tinh khác, mình tiết kiệm được đáng kể”.
Với người phụ nữ này, do ở quê nên bình thường chi tiêu 5 triệu/tháng là thấy thoải mái, giờ kinh tế khó khăn thắt chặt xuống cũng không sao vì thực phẩm cũng có giá rẻ hơn hẳn ở thành phố: “Số tiền còn lại mình cứ để dành chút phòng lúc ốm đau, nhà có việc. Tháng nào cứ tiêu hơn là xót ruột lắm”.
“Chi tiêu mỗi gia đình mỗi khác nhau. Nhưng kiếm nhiều mà chi tiêu không hợp lý thì vẫn túng thiếu như thường. Vì nhà mình phải trả nợ ngân hàng nên cứ cố gắng chi tiêu trong số tiền đó là được. Muốn tiết kiệm thì cứ liệu cơm gắp mắm thôi. Tốt nhất khi lấy lương về bỏ ra 1 khoản riêng để tiết kiệm, còn đâu chi tiếu gói gọn trong khoản còn lại đã đề ra là được”, chị Hương khẳng định.
Minh Anh
Những nghề tay trái "hái ra tiền" trong mùa dịch
Để kiếm thêm thu nhập trong lúc nghỉ dịch ở nhà, nhiều người đã tìm đến những nghề tay trái và thu về cả triệu đồng tiền lãi mỗi ngày, thậm chí cao gấp 2 - 3 lần so với nghề chính.
Vừa ngồi ghi đơn vừa đóng hàng cho khách, chị Thùy Linh (Thái Nguyên) cho hay, từ ngày có dịch Covid-19, chị mở quán bán đồ ăn online. Vốn là giáo viên hợp đồng tại 1 trường mầm non nên khi nghỉ dịch chị không hề có chế độ. Để kiếm thêm đồng ra đồng vào, chị mở bán các món ăn vặt như chân gà, sữa ngô, sung muối, nem tai.
Do là người có khiếu ẩm thực nên đồ nhà chị bán rất chạy, hàng ra tới đâu là khách tranh mua đến đấy. Có ngày cao điểm chị còn thu về cả triệu đồng tiền lãi, mức thu nhập có thể cao gấp 2 - 3 lần so với nghề nghiệp hiện tại.
Nhưng với chị, việc bán đồ ăn chỉ là giải pháp tạm thời, đến khi hết dịch, chị dự định sẽ quay trở làm công việc cũ. "Mặc dù nghề tay trái hiện đang giúp tôi có mức thu nhập ổn nhưng tôi thấy mình vẫn yêu trường, yêu lớp và yêu bọn trẻ nhiều hơn" - chị Linh tâm sự.
Để kiếm thêm thu nhập trong lúc nghỉ dịch, nhiều người chọn cách bán đồ ăn online
Cùng chung cảnh ngộ, chị Nguyễn Thảo, giáo viên mầm non ở quận Hà Đông (Hà Nội) nhận làm giúp việc theo giờ. Do con bé nên chị chỉ nhận làm ở các khu vực gần nhà như Hà Đông, Thanh Xuân, Nguyễn Trãi khi có lịch cố định trước.
Công việc của chị là dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu nướng theo thỏa thuận của người thuê. Tiền công dao động là 50.000 - 60.000 đồng/giờ và chủ nhà sẽ trả khi hết buổi.
"Tôi vẫn hay đùa chị em là đi làm trái nghề đôi khi thu nhập còn cao hơn đi dạy. Ở trường tôi, 1/3 giáo viên đều chuyển sang đi bán hàng online, bán đồ ăn vặt hoặc đi trông trẻ, giúp việc tại gia" - chị Thảo kể.
Tranh thủ lúc nghỉ dịch, chị Kim Thoa (nhân viên văn phòng ở Hà Nội) nhận thêm vài nghề tay ngang bán thời gian. Vốn khéo tay nên chị nhận may thêu các hình hoa lá, cỏ cây, con vật ngộ nghĩnh lên khẩu trang tại nhà. Dù mới mở bán hơn 2 tuần nhưng lượng khách đặt hàng nhà chị lúc nào cũng kín sổ.
Khẩu trang thuê tay đắt khách
Tương tự, anh Ngọc Hoàng (Thanh Xuân, Hà Nội) đã chuyển sang làm nghề giao đồ ăn nhanh đã hơn 1 tháng nay. Bởi từ khi dịch Covid-19 bùng phát, lượng khách sụt giảm nghiêm trọng khiến cánh xe ôm như anh rơi vào cảnh "đói" khách.
Trong khi đó, các quán bán đồ ăn nhanh liên tục tuyển shipper với mức lương ổn định nên anh quyết định nhảy việc. Do đặc thù công việc chủ yếu tập trung vào ban trưa và chiều tối nên buổi sáng anh vẫn tranh thủ chạy được 4 - 5 chuyến khách.
"Tính ra, nghề shipper vừa ổn định vừa đỡ vất hơn là chạy xe ôm. Tôi làm chuyên cho 1 quán nên việc cũng đều, lương thưởng khá ổn định. Buổi sáng thường ít việc nên tôi còn chạy thêm vài cuốc xe ôm" - anh Hoàng nói.
An Chi
Dịch vụ đi chợ hộ ăn nên làm ra trong mùa dịch Do hầu hết người dân phải ở nhà, các dịch vụ đi chợ giúp nở rộ và tăng trưởng trong thời gian gần đây. Phải làm việc tại nhà, chị Thảo (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) thường xuyên đặt đồ ăn, thức uống qua ứng dụng. Dạo gần đây, thi thoảng chị có đặt mua thêm các loại hàng hoá tươi sống để cuối...