Thu nhập 12 triệu, đóng học đầu năm cho 3 con hết 10 triệu, tôi đau đáu lo tiền
Đầu năm học mới, nhiều phụ huynh lại đau đáu lo các khoản thu theo quy định và phải nộp các khoản ‘tự nguyện’ để không ảnh hưởng đến việc học tập của con cái .
Chị V. làm công nhân tại khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương, Hải Phòng), chị có 3 con học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Chồng chị V. làm thợ xây, mỗi tháng 2 vợ chồng thu nhập khoảng 12 triệu đồng.
Cuối tuần vừa qua (8, 9/10), trường con chị V. học tổ chức họp phụ huynh và thông báo các khoản thu trong năm học.
Riêng cháu năm nay vào lớp 1, ngay từ khi làm thủ tục nhập học cho con, chị đã phải đóng khoảng 1,5 triệu đồng mua sách giáo khoa, vở, đồng phục, đồ dùng học tập.
Ảnh minh họa: L.T
Tại cuộc họp phụ huynh vừa qua, các phụ huynh được phổ biến về một số khoản như: tài trợ mua bàn ghế, bảng, lắp điều hòa; tiền thuê lao công, điểm danh qua app, quản lý học sinh ngoài giờ.
Chị V. nhẩm tính các khoản thu đầu năm của 3 con sẽ mất khoảng hơn 10 triệu đồng. Cộng thêm tiền sinh hoạt hàng ngày, tháng 10 này, gia đình chị không biết xoay sở ra sao.
“Đầu năm học, những gia đình đông con như chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên vì phải đóng học cho các cháu.
Với những người có thu nhập cao thì những khoản này không thấm vào đâu, nhưng với công nhân, lao động có thu nhập thấp như chúng tôi thì không dễ dàng gì”, chị V. nói.
Video đang HOT
Chung tình cảnh như chị V., gia đình anh L. (ở quận Hồng Bàng) cũng có 2 con học mầm non và trung học cơ sở.
Với cháu học trường mầm non, đầu tháng 10/2022, nhà trường tổ chức họp phụ huynh cũng thông báo đóng góp các khoản như: tiền trông trưa, tiền ăn, quỹ lớp, đồng phục, đồ dùng học tập…
Cộng các khoản này đã khoảng 3 triệu đồng. Tính sơ sơ các khoản thu của 2 con đã khoảng 6 triệu đồng, đi đứt 1 tháng lương của anh L.
“Họp phụ huynh đầu năm học mới luôn là nỗi ám ảnh của những gia đình thu nhập thấp như chúng tôi”, anh L. nói.
Năm học 2022-2023, Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết 02 ngày 20/7/2022 quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố.
Nghị quyết 02 đã nêu rõ các khoản thu và mức thu, nhưng trên thực tế, tại một số nhà trường vẫn xảy ra tình trạng kêu gọi phụ huynh “tự nguyện” đóng góp các khoản ngoài danh mục của Nghị quyết 02.
Đối với những phụ huynh có điều kiện kinh tế thì việc được kêu gọi tài trợ ủng hộ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, lắp đặt trạm biến áp, điều hòa, đóng quỹ lớp “khủng” là chuyện bình thường, nhưng đối với những gia đình khó khăn như chị V., anh L. thì đó là gánh nặng.
Mặc dù, không muốn đóng góp những khoản như vậy, nhưng vì các con được yên ổn học tập, nhiều gia đình vẫn “còng lưng” đóng góp theo tinh thần “tự nguyện”.
Mới đây, một số phụ huynh có con đang học tại Trường Mẫu giáo Mầm non 1 (quận Hồng Bàng) khá bất ngờ với một số khoản thu của nhà trường, trong đó có khoản quỹ lớp lên tới 1,8 triệu đồng/kỳ/học sinh.
Mặc dù thành phố có hẳn một Nghị quyết quy định về các khoản thu, các cơ quan chức năng từ Sở đến Phòng Giáo dục liên tục chấn chỉnh, hướng dẫn các nhà trường thu, chi đầu năm học, nhưng Ban giám hiệu nhà trường lại không biết và đổ trách nhiệm cho giáo viên, phụ huynh.
Tuy nhiên, theo một số phụ huynh có con đã từng học và đang học tại ngôi trường này, những năm học trước nhà trường đều thu quỹ lớp cao như vậy. Sau đó các lớp trích lại một phần nộp về quỹ trường.
Theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; sửa chữa xây dựng các công trình nhà trường…
Quy định là vậy nhưng nhiều phụ huynh không đủ can đảm phản đối những khoản thu không hợp lý. Họ không thoải mái hay tự nguyện như tên gọi khoản đóng “tự nguyện”.
Những gia đình khó khăn, họ vẫn phải còng lưng “gánh” các khoản mang danh nghĩa tự nguyện này, bởi họ không muốn ảnh hưởng đến con.
Để bớt gánh nặng cho nhiều gia đình khó khăn, chị V., anh L. khi được hỏi đã thẳng thắn nêu quan điểm: “Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc bất kỳ phụ huynh nào không nên quá hăng hái đề xuất các khoản đóng góp không cần thiết.
Bởi nhiều gia đình đang phải cố gắng lao động, thắt chặt chi tiêu để đủ chi phí cho con ăn học. Phụ huynh nào có điều kiện nên giữ kín đáo và ủng hộ riêng cho nhà trường, không nên biến các khoản “tự nguyện” thành gánh nặng cho các gia đình khác”.
3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa: Cần tính toán sát thực tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này chưa tính toán sát thực tế với số tiền quá lớn
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết bộ đang đề xuất Chính phủ phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua sách giáo khoa (SGK) đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn. Khi đó, sách mượn sẽ đáp ứng 70% nhu cầu của học sinh; các năm tiếp theo sẽ bổ sung 20% mỗi năm.
Khảo sát nhu cầu, tránh lãng phí
Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD-ĐT đã giao bộ phận chuyên môn tính toán và đưa ra 3 phương án: Trích ngân sách mua đủ 100% nhu cầu, mua sách cho 70% nhu cầu và chỉ mua sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi phân tích, tính toán, bộ đã lựa chọn phương án sẽ mua SGK đưa vào thư viện cho học sinh mượn, đáp ứng 70% nhu cầu. Số còn lại thuộc bộ phận người dân có điều kiện kinh tế ổn định, có thể tự mua sách cho con học. Nếu được phê duyệt, phương án này sẽ áp dụng cho năm học 2023-2024.
Tuy nhiên, phương án này đang vấp phải nhiều ý kiến từ chính những người trong cuộc - giáo viên, hiệu trưởng các trường học. Khi được hỏi, phần lớn hiệu trưởng cho rằng Bộ GD-ĐT chưa tính toán sát thực tế, việc trích ngân sách nhà nước 3.500 tỉ đồng mua SGK là số tiền quá lớn.
Triển lãm sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Liên cấp Marie Curie (TP Hà Nội), Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các địa phương khảo sát một cách nghiêm túc trước khi thực hiện để tránh lãng phí. Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cũng đồng tình rằng việc mua SGK cho học sinh mượn là rất nhân văn nhưng phải có khảo sát, tính toán dựa trên nhu cầu thực tế. Phương án mua SGK cho học sinh mượn chỉ nên áp dụng với một số đối tượng.
Không nên trang bị SGK theo kiểu cào bằng
Bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, TP Hà Nội), nhận xét những nơi như thành phố, trường học thuận lợi, việc nhà nước mua SGK cho học sinh mượn là không cần thiết. Theo bà, thư viện nhà trường không thể có chỗ chứa cùng lúc 3.000 - 4.000 bộ sách.
Liên quan vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GD-ĐT, cho rằng phương án dùng ngân sách nhà nước mua SGK đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn sử dụng nhiều lần cần được nghiên cứu, đánh giá tác động một cách chuẩn xác. Khi xây dựng chính sách, việc xác định rõ đối tượng thụ hưởng phải được nghiên cứu kỹ.
"Những gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ tiền mua bộ sách mới cho con mình nhưng với gia đình thu nhập thấp thì một bộ sách mới cũng là cả một vấn đề. Vì thế, nên có các giải pháp khác nhau phù hợp với khả năng đa dạng của người dân để ngân sách nhà nước được sử dụng đúng chỗ. Bộ GD-ĐT cũng nên tham khảo kinh nghiệm sử dụng SGK tại các nước tiên tiến khi triển khai chương trình này" - ông Vinh đề xuất.
Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP Hà Nội), Bộ GD-ĐT cần có những khảo sát cụ thể về số lượng học sinh có nhu cầu đăng ký mượn SGK trong trường. Cùng một địa phương, một trường hay ngay trong một lớp cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Ở thành phố, nhiều gia đình có điều kiện nhưng cũng không ít gia đình khó khăn, học sinh có nhu cầu mượn SGK. Ngược lại, ở những nơi khó khăn, nhiều gia đình kinh tế tốt cũng không muốn con em mình phải dùng sách cũ.
Như vậy, nếu trang bị SGK trong thư viện theo kiểu cào bằng mà không dựa trên thực tế sẽ rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí ngân sách, nơi thừa, nơi thiếu. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, rất cần tính toán cẩn thận.
BVU chào đón tân sinh viên Sáng 6/10, Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) đã tổ chức chương trình chào đón tân sinh viên (SV) năm 2022 và sinh hoạt công dân đầu khóa cho các em vừa trúng tuyển, nhập học vào trường. Ông Lê Văn Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu trao bảng tượng trưng 400 suất học bổng trị...