Thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để nghiên cứu Covid-19
Chiều 18-4, Bộ Y tế cho biết tổng số ca mắc đến nay vẫn duy trì 268 trường hợp. 201 người đã khỏi bệnh, tỉ lệ điều trị thành công là 74%. 67 bệnh nhân đang điều trị tại 11 cơ sở y tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tất cả các bệnh nhân Covid-19 nặng tại Việt Nam đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành nên tiến triển lạc quan. Tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương, bệnh nhân 19 (64 tuổi, ở Hà Nội) đã tỉnh táo, tiếp xúc được, không sốt. Bệnh nhân này đã âm tính lần 3 với SARS-CoV-2. Đây cũng là bệnh nhân phải điều trị lâu nhất (45 ngày), can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) kéo dài.
Bệnh nhân nặng nhất hiện nay là phi công người Anh (bệnh nhân 91). TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TP HCM, cho biết tình trạng bệnh nhân tạm ổn với các máy ECMO, lọc máu và biến chứng rối loạn đông máu cũng được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, phổi của bệnh nhân vẫn trong tình trạng tổn thương nặng, chưa cải thiện. Kết quả siêu âm cho thấy toàn bộ phổi bên trái của bệnh nhân đông đặc và tình trạng tương tự ở 1/3 dưới phải. BV đang nỗ lực duy trì hệ thống ECMO ổn định, hạn chế không để xảy ra các biến chứng.
Hai bệnh nhân Covid-19 xuất viện ngày 18-4. Ảnh: Nguyễn Thạnh
Ngày 18-4, cả nước có thêm 3 bệnh nhân khỏi bệnh Covid-19 xuất viện (2 ca ở BV Dã chiến Củ Chi, 1 ca ở BV điều trị Covid-19 Cần Giờ, TP HCM). Như vậy, TP HCM chỉ còn 5 ca mắc Covid-19 đang điều trị. TS-BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV điều trị Covid-19 Cần Giờ, cho biết đây cũng là bệnh nhân cuối cùng được điều trị tại Cần Giờ khỏi bệnh. “Vui với kết quả, lạc quan với những tín hiệu tích cực nhưng không được lơ là, chủ quan. Toàn thể nhân viên y tế tại BV luôn trong tinh thần sẵn sàng chiến đấu những ngày tiếp theo” – BS Quân nói.
Đáng chú ý, theo GS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi trung ương, Bộ Y tế đã giao BV phối hợp với một số đơn vị thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG (ngừa bệnh lao) cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch để phục vụ đề tài nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa vắc-xin lao và bệnh Covid-19.
Khoảng 800 cán bộ y tế ở BV Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội), BV Bệnh nhiệt đới TP HCM và một số BV khác sẽ tham gia nghiên cứu. Họ sẽ được chia làm 2 nhóm: một nhóm được tiêm BCG, một nhóm được tiêm vắc-xin khác không phải BCG. GS-TS Nguyễn Viết Nhung cho biết vắc-xin BCG có thể không làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 nhưng có thể tác động đến sự miễn dịch tự nhiên giúp đáp ứng miễn dịch tốt hơn. Nhưng đây chỉ là giả thiết, cần có thêm những đánh giá trên lâm sàng.
Với một số bệnh nhân người nước ngoài đã về nước, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem trong số những bệnh nhân này, trường hợp nào đã tiêm BCG, nếu tiêm thì kháng thể với lao còn không, nếu còn thì ở mức độ nào để khi đối chiếu phân loại, trường hợp nào bệnh diễn biến nặng – nhẹ có thể cho ra kết quả nhanh bước đầu.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, vắc-xin lao được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia từ năm 1984. Trung bình mỗi năm có từ 1,5-1,8 triệu trẻ được tiêm ngừa vắc-xin BCG. Trên thế giới, hiện đã có ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tiêm vắc-xin BCG cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch và người cao tuổi để đánh giá mối liên quan giữa vắc-xin BCG và bệnh Covid-19.
Ngọc Dung – Nguyễn Thạnh
Lãnh đạo Bộ Y tế nói về vụ lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 2 tháng, chừng ấy thời gian các bác sĩ làm việc quần quật, nên có nhiều lúc sơ hở khó tránh.
Điều không mong muốn đã xảy ra
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn chiều 24/3, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại BV đang điều trị cho 46 bệnh nhân mắc Covid-19.
Ngoài ra, mỗi ngày BV lấy mẫu, xét nghiệm cho hàng trăm trường hợp trong đó có 348 trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi chặt.
Do số lượng bệnh nhân đông, mật độ tương đối nhiều nên dù bệnh viện đã phân luồng, sàng lọc và cách ly người nhiễm chặt chẽ, đồng thời hướng dẫn nhân viên sử dụng thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn nhưng 1 bác sĩ khoa Cấp cứu vẫn bị nhiễm Covid-19.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương làm việc trong mùa dịch
Cán bộ y tế này thường xuyên làm việc trong môi trường phòng áp lực âm, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nặng trong nhiều ngày.
"Cuối cùng điều bệnh viện lo ngại và không mong muốn đã xảy ra. Đây là trường hợp rất đáng buồn với nhân viên của bệnh viện", PGS Thạch nói.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho rằng, việc cán bộ y tế nhiễm bệnh là điều không ai mong muốn nhưng đã xảy ra. Trung Quốc đã từng ghi nhận tới hơn 3.000 y, bác sĩ lây nhiễm bệnh là bài học lớn với Việt Nam.
Do đã có lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang y bác sĩ nên PGS Khuê đề nghị, BV Bệnh nhiệt đới rà soát lại toàn bộ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm tra việc thực hiện của các khoa phòng, thậm chí có biện pháp kỷ luật với nơi nào làm không đúng.
"Phải làm việc nghiêm túc để dịch bệnh không lây lan nhiều cho cán bộ y tế. Việc tháo bỏ đồ phòng hộ như thế, xử lý đồ vải như thế nào... cần làm quyết liệt để mầm bệnh không lây trong bệnh viện, không lây ra môi trường, cán bộ y tế có đủ sức lực và niềm tin chiến đấu với đại dịch", PGS Khuê nói.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị bệnh viện rà soát lại lực lượng nhân viên y tế để có thể điều chuyển, sắp xếp, cách ly phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng công tác khám, chữa bệnh.
Với các trang thiết bị, nếu thiếu cần kịp thời báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp phù hợp. Quan điểm Cục cũng như của Tiểu ban điều trị là dành mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác chống dịch của bệnh viện, vì đây là cơ sở y tế truyền nhiễm tuyến đầu của cả nước.
Nghiêm khắc hơn nữa để không thầy thuốc nào nhiễm bệnh
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đánh giá cao những nỗ lực và cống hiến của tập thể y bác sĩ bệnh viện trong thời gian qua.
Sau khi ghi nhận 1 bác sĩ dương tính với SARS-CoV-2, Thứ trưởng mong tập thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện tiếp tục động viên nhau, nỗ lực cố gắng hơn.
"Tai nạn với bác sĩ ở khoa Cấp cứu chúng ta cần hoàn toàn thông cảm khi các y bác sĩ đã phải tham gia cuộc chiến Covid-19 kéo dài suốt hơn 2 tháng qua. Suốt ngày quần quật trong khoa, thay đồ rồi vào điều trị cho bệnh nhân. Ngày nào công việc cũng như thế thì chắc chắn sẽ có lúc sơ hở", Thứ trưởng Sơn nói.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu BV siết chặt các quy định để không có thêm thầy thuốc nào bị lây nhiễm Covid-19
Để không có thêm nhân viên y tế nào nhiễm bệnh, Thứ trưởng Sơn yêu cầu bệnh viện cần rà soát lại công tác nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra lại khu cách ly, kiểm tra lại việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ khi khám chữa bệnh... Nơi nào làm chưa đúng cần phê bình, rút kinh nghiệm nghiêm túc, để tránh những hậu quả không mong muốn.
"Chúng ta phải nghiêm khắc hơn nữa để thầy thuốc không bị lây nhiễm, để chúng ta có đủ sức lực, có đủ niềm tin để chiến đấu với dịch bệnh và chiến thắng dịch bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cần quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ y bác sĩ và cần có kế hoạch điều chuyển nhân lực để tránh môt nhóm bác sĩ và nhân viên bị quá tải", Thứ trưởng Y tế lưu ý.
Về cách ly với chính cán bộ y tế, Thứ trưởng Sơn cho rằng có thể lựa chọn cách ly tại bệnh viện, bố trí khu riêng cho cán bộ y tế nghỉ ngơi hoặc sắp xếp một cơ sở cư trú gần bệnh viện. Trường hợp khó khăn thì có thể cách ly tại nhà nhưng phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế chuyển số tiền ủng hộ 5 tỷ đồng của một đơn vị cho BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bản thân Thứ trướng cũng gửi tặng các món quà đến bác sĩ của khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực nhằm chia sẻ và động viên các thầy thuốc đang ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu chống dịch.
Thúy Hạnh
ECMO là gì, khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO? Chiều 19/3, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO với "bệnh nhân 19", là bác ruột của "bệnh nhân 17", do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh. Hình minh họa hoạt động của ECMO. Ảnh: JACC. ECMO là gì? ECMO - Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation) là phương pháp oxy hóa qua...