Thử nghiệm lâm sàng khẳng định vitamin D không ngăn ngừa trầm cảm
Giả thuyết vitamin D có khả năng hỗ trợ mọi người chống lại căn bệnh trầm cảm đã được các nhà nghiên cứu bãi bỏ.
Trầm cảm là căn bệnh tâm lý đang ngày càng phổ biến đối với người dân trên toàn cầu dù ở bất kì độ tuổi nào. Tầm quan trọng sức khoẻ tâm lý cũng được mọi người chú ý tới và nó cũng ảnh hưởng không thua kém gì sức khoẻ thể chất.
Nhiều loại thuốc, phương pháp điều trị trầm cảm được đưa ra. Thông tin vitamin D có thể có lợi với bệnh nhân trầm cảm cũng nhận được mối quan tâm lớn.
Tuy nhiên, kết quả của thử nghiệm lâm sàng lớn nhất từng được tiến hành (đăng trên báo JAMA) về mối quan hệ giữa vitamin D và chứng trầm cảm cho thấy loại vitamin quan trọng này không giúp cải thiện tâm trạng hoặc ngăn ngừa trầm cảm.
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược không điều tra những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D từ trước, thay vào đó sẽ tập trung vào tác dụng của các chất bổ sung lâu dài ở những đối tượng khỏe mạnh khác.
Vitamin D được tạo ra thông qua việc để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong những tháng mùa đông u ám, mọi người thường có thể bị thiếu hụt vitamin D nhẹ. Điều này khiến một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, một loại trầm cảm nhẹ hơn chỉ xảy ra vào mùa đông.
Nồng độ vitamin D trong máu thấp thường có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm cao hơn, nhưng mối quan hệ này chưa bao giờ được xác định một cách hiệu quả.
Một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên quy mô nhỏ đã điều tra xem việc bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa trầm cảm, hoặc ít nhất là cải thiện tâm trạng, ở các đối tượng trung niên trở lên hay không. Hầu như tất cả các thử nghiệm đều cho thấy bổ sung vitamin D không ngăn ngừa được bệnh trầm cảm.
Những người lớn tuổi khỏe mạnh không cần sử dụng vitamin D như một biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm. Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Nghiên cứu mới này được thực hiện như một phần của thử nghiệm lâm sàng lớn hơn nhằm khám phá các phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư. Nhóm sử dụng vitamin D của cuộc thử nghiệm bao gồm 18.353 đối tượng với độ tuổi trung bình là 67.
Tác giả chính của nghiên cứu, Olivia Okereke, giải thích: “Một vấn đề khoa học là thực sự cần một số lượng rất lớn những người tham gia nghiên cứu để biết liệu một phương pháp điều trị có giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trầm cảm hay không. Với gần 20.000 người, nghiên cứu của chúng tôi đã được thống kê để giải quyết vấn đề này”.
Những người tham gia được chia ngẫu nhiên thành nhóm dùng giả dược và nhóm tích cực. Trong đó, nhóm tích cực dùng 2000 IU cholecalciferol (vitamin D3) mỗi ngày, với thời gian theo dõi trong 5 năm.
Vào cuối cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả đã rõ ràng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trầm cảm giữa nhóm dùng vitamin D và giả dược. Quan trọng hơn, thậm chí không có sự khác biệt lớn về điểm số tâm trạng tự báo cáo giữa hai nhóm trong suốt thời gian thử nghiệm dài.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào những đối tượng có mức vitamin D cơ bản khỏe mạnh. Sự gia tăng mức vitamin D đã được phát hiện trong nhóm không dùng giả dược trong suốt thời gian thử nghiệm. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ tác dụng tiềm tàng của việc bổ sung vitamin D liều cao, lâu dài trên các đối tượng mắc bệnh lâm sàng, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Vì vậy, mặc dù nghiên cứu có thể gợi ý một cách hiệu quả rằng những người lớn tuổi khỏe mạnh không cần sử dụng vitamin D như một biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm, nhưng vẫn chưa rõ liệu sự thiếu hụt nghiêm trọng có dẫn đến mất cân bằng tâm trạng hoặc trầm cảm hay không.
Về cơ bản, đây là một nghiên cứu khác trong nhóm nghiên cứu đang phát triển về việc bổ sung các vitamin cơ bản là không hiệu quả ở những người không bị thiếu dinh dưỡng.
Tác giả bài báo, JoAnn Manson, đưa ra lời nhắc nhở thích hợp rằng nghiên cứu này không khuyến khích mọi người nên ngừng dùng vitamin D ngay lập tức. Các loại vitamin thiết yếu có thể không ngăn ngừa trầm cảm nhưng nó rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe nói chung.
Manson cho biết: “Vitamin D là dưỡng chất thiết yếu cho xương và sức khỏe trao đổi chất, nhưng các thử nghiệm ngẫu nhiên đã đặt ra nhiều lợi ích khác của loại vitamin này”.
Rối loạn chức năng tình dục do thuốc chống trầm cảm ở nam giới: Giải quyết thế nào?
Để điều trị trầm cảm, việc dùng thuốc là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của một số nam giới. Biết những rắc rối và cách phòng tránh có thể giúp đấng mày râu an tâm khi dùng thuốc điều trị.
Suy giảm chức năng tình dục - một bất lợi cần lưu ý
Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm phổ biến là các vấn đề liên quan đến xuất tinh (chậm hoặc không thể xuất tinh) và giảm hoặc mất ham muốn tình dục. Đối với một số người, những ảnh hưởng đến khả năng tình dục là không đáng kể hoặc mất dần khi cơ thể thích nghi với thuốc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại không thể tránh khỏi các phản ứng phụ này. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào từng cá nhân, từng loại thuốc và liều dùng thuốc cụ thể.
2 nhóm thuốc chống trầm cảm có liên quan đến mức độ xuất hiện rối loạn chức năng tình dục cao nhất, đó là:
Nhóm các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) gồm các thuốc: citalopram (celexa), escitalopram (lexapro), fluoxetine (prozac), fluvoxamine (luvox), paroxetine (paxil) và sertraline (zoloft).
Nhóm các chất ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine (SNRIs): Desvenlafaxine, duloxetine, levomilnacipran và venlafaxine...
Các loại thuốc chống trầm cảm mới hơn vilazodone và vortioxetine đã được chứng minh là có tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục thấp hơn so với các loại thuốc SSRI và SNRI truyền thống. Bupropion và mirtazapine cũng có tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục thấp hơn.
Các thuốc benzodiazepine được sử dụng điều trị chứng lo âu (ở những người bệnh này) cũng có thể gây rối loạn chức năng tình dục, chủ yếu là suy giảm khả năng cương cứng. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn (2-4 tuần) khiến khả năng rối loạn chức năng tình dục lâu dài ít xảy ra hơn.
Nếu thấy suy giảm tình dục khi uống thuốc, bệnh nhân cần đi khám để được tư vấn.
Có thể phòng ngừa không?
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tình dục, như trầm cảm, rối loạn lo âu và lạm dụng chất kích thích... Thực tế, có nhiều bệnh nhân nhờ thuốc chống trầm cảm mà cải thiện chức năng tình dục.
Nguyên nhân là do bệnh nhân mất chức năng tình dục do bệnh trầm cảm nghiêm trọng. Vì thế, khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, chức năng tình dục lại trở lại bình thường.
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm nếu gặp tình trạng rối loạn chức năng tình dục, có thể giải quyết bằng cách:
Thay đổi liều lượng: Có thể cải thiện tình trạng rối loạn chức năng tình dục bằng cách thay đổi liều lượng thuốc. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng, điều này có thể dẫn đến các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh liều lượng của thuốc như giảm liều, bỏ qua một liều hoặc uống muộn hơn trong ngày.
Đổi hoặc thêm thuốc: Có thể lựa chọn đổi sang một loại thuốc khác. Lưu ý, nhóm SSRI có thể gây rối loạn chức năng tình dục cao. Lexapro và prozac là 2 thuốc có rủi ro thấp nhất trong số các SSRI.
Thuốc chống trầm cảm ít có tác dụng phụ nhất là wellbutrin. Thuốc không ảnh hưởng đến serotonin, chất gây rối loạn chức năng tình dục.
Vì vậy, sẽ không có nguy cơ rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân, thuốc có thể không có tác dụng đối với chứng trầm cảm hoặc lo lắng của người bệnh. Việc đổi thuốc hay thêm thuốc cần được sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngừng dùng thuốc: Có thể ngưng sử dụng thuốc để tránh gặp các rối loạn chức năng tình dục nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chứng trầm cảm quay trở lại. Nên nhớ, người bệnh không được tự ý ngừng sử dụng thuốc mà cần đến khám và tư vấn tại các phòng khám chuyên khoa.
Bác sĩ sẽ quyết định nên ngừng dùng thuốc hay có thể kết hợp thuốc chống trầm cảm với các loại thuốc giảm tác dụng phụ đến tình dục để vừa có đời sống tình dục khỏe mạnh, vừa có thể kiểm soát tình trạng trầm cảm.
Sau khi ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm, một số nam giới có thể tiếp tục gặp các vấn đề về tình dục và một số có thể phát triển một vấn đề như xuất tinh sớm. Nếu gặp những vấn đề này, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định cách điều trị kịp thời.
Vì sao người cao tuổi nên uống nhiều trà? Sau nước, trà là thức uống phổ biến nhất trên toàn cầu. Dù thời tiết bên ngoài như thế nào hay thời gian nào trong ngày, một tách trà ấm đẹp là tất cả những gì người ta cần để thư giãn và nạp năng lượng cho bản thân. Một tách trà trắng - ẢNH: SHUTTERSTOCK Trà không chỉ là một thức uống...