Thứ không ngờ đang giữ cho sự sống Trái Đất tồn tại
Nhiều ‘ kẻ tấn công ngoài hành tinh’ đã gặp phải sự cố bất ngờ khi tiến gần Trái Đất.
Theo Space.com, một nghiên cứu mới đã chỉ ra lý do khiến Trái Đất của chúng ta không bị tuyệt chủng bởi các vụ va chạm thiên thể vốn rất phổ biến trong môi trường không gian.
Trái Đất và các hành tinh đá khác có một hệ thống phòng thủ đặc biệt chống lại các “sát thủ hành tinh”, từ đó bảo vệ sự sống – Ảnh: LIVE SCIENCE
Mỗi năm có tới hàng chục tiểu hành tinh cỡ lớn được coi là “nguy hiểm” tiến gần Trái Đất, đôi khi còn gần hơn cả Mặt Trăng. Nhưng 66 triệu năm qua, một đại thảm họa cỡ Chicxulub – tiểu hành tinh khiến khủng long tuyệt chủng – chưa hề lặp lại.
Nhà khoa học hành tinh Mikael Granvik từ Đại học Công nghệ Lulea (Thụy Điển) và các cộng sự đã lần theo manh mối các tiểu hành tinh gần Trái Đất ( NEA) từng bị xé toạc.
Vào năm 1994, những người đam mê không gian đã từng có cơ hội nhìn thấy sức mạnh khủng khiếp của một vụ xé toạc vật thể không gian: Đó là sao chổi Shoemaker-Levy-9, bị một lực thủy triều khủng khiếp từ Sao Mộc xé nát khi nó cố đâm vào hành tinh khí khổng lồ.
Video đang HOT
Các mô hình cho thấy Trái Đất cũng từng nhiều lần làm như vậy. Điều này cũng xảy ra ở các hành tinh đá khác, bằng lực hấp dẫn khủng khiếp của chính hành tinh lẫn các mặt trăng của nó.
Chúng đã tạo nên một lực thủy triều, kéo giãn một phần tiểu hành tinh hay sao chổi đó ra khỏi phần còn lại một cách cực nhanh mà mạnh. Do đó, vật thể bị xé đôi một cách tàn khốc.
Tuy vậy, các cú xé tiểu hành tinh này cũng gây ra một vấn đề: Đó là tạo nên nhiều NEA hơn. Nhưng các nhà khoa học cho rằng không nên lo lắng.
Được tạo nên bởi các mảnh tiểu hành tinh đã bị xét nát, các mảnh vỡ này đa số có đường kính dưới 1 km, không đủ gây mối đe dọa tuyệt chủng.
Dù vậy chúng cũng có khả năng gây ra các sự kiện như thiên thạch Chelyabinsk nổ tung trên bầu trời nước Nga năm 2013 làm nhiều cửa kính vỡ tung ở TP Chelyabinsk, dẫn đến nhiều người bị thương.
Và không loại trừ khả năng xuất hiện một kẻ tấn công ngoại cỡ như Chicxulub mà hệ thống phòng thủ tích hợp tự nhiên này không thể giải quyết.
Đó cũng là lý do các cơ quan vũ trụ khắp thế giới vẫn không ngừng nghiên cứu và phát triển các sứ mệnh phòng thủ hành tinh, ví dụ như tàu vũ trụ “cảm tử” DART của NASA đã thử lao vào và làm chệch hướng một tiểu hành tinh trong thử nghiệm năm 2022.
Gợi ý giật mình về nơi sự sống hoài thai trước khi có Trái Đất
Mẫu vật từ 'Cung Điện Rồng' tàu Nhật Bản mang về Trái Đất và một thiên thạch đặc biệt từ Úc đã tiết lộ điều không tưởng.
Một loại chất hữu cơ phức tạp có thể đã hình thành trong các đám mây lạnh giữa các vì sao, bám lên "Cung Điện Rồng" và cơ thể mẹ của thiên thạch Murchison, rất lâu trước khi Trái Đất và thậm chí cả hệ Mặt Trời ra đời.
Đó là phát hiện mới nhất của nhóm nghiên cứu từ Đại học Curtin (Úc).
Các đám mây lạnh giữa các vi sao có thể là nơi bắt nguồn của sự sống và mọi phân tử hữu cơ? - Ảnh: SPACE.COM
Theo Sci-News, các tác giả đã thực hiện thí nghiệm đốt cháy có kiểm soát một số thực vật của Úc và tạo ra hydro carbon thơm đa vòng (PAH) rồi so sánh chúng với PAH bên trong mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu và thiên thạch Murchison.
Tiểu hành tinh Ryugu được đặt theo tên "Cung Điện Rồng" trong truyền thuyết Nhật Bản, đã được tàu vũ trụ Hayabusa-2 của nước này lấy mẫu thành công và đem về Trái Đất vài năm trước.
Trong khi đó, thiên thạch Murchison là một thiên thạch hàng tỉ năm tuổi rơi xuống nước Úc từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Cả Ryugu và Murchison đều được xác nhận là chứa "hạt giống sự sống", là các axit amin nền tảng của các hợp chất phức tạp hơn, bao gồm protein trong cơ thể con người và các sinh vật sống cũng như hydro carbon thơm đa vòng.
Trong trường hợp này, chính PAH trong hai mẫu đá không gian này đã tiết lộ nguồn gốc của chúng.
GS Kliti Grice từ Trung tâm Địa hóa học hữu cơ và đồng vị Tây Úc thuộc Đại học Curtin, đồng tác giả, cho biết các liên kết giữa các đồng vị carbon nhẹ và nặng trong PAH đã được phân tích, từ đó tiết lộ nhiệt độ mà chúng hình thành.
Các PAH trong Ryugu và Murchison bao gồm cả PAH cỡ nhỏ sinh ra trong môi trường ấm hơn, ví dụ gần một ngôi sao hoặc bên trong thiên thể nào đó.
Nhưng gây chú ý hơn là PAH cỡ lớn, thứ có khả năng được hình thành trong các đám mây lạnh giữa các vì sao, và do đó có trước hệ Mặt Trời.
Điều này có nghĩa là những cấu trúc nhỏ hơn - axit amin tạo nên PAH cũng như các phân tử sự sống sơ khai - cũng đã tồn tại lang thang trong môi trường các vì sao từ rất lâu trước khi có hệ Mặt Trời và Trái Đất.
Nói cách khác, nguồn gốc sâu xa của chúng ta, có thể là từ các đám mây lạnh giữa các vì sao.
Thành phần chính của sự sống xuất hiện ở nơi không ngờ nổi Một trong những yếu tố then chốt để sự sống như Trái Đất ra đời đã được tìm thấy ở nơi ít mong đợi nhất: 'Ngoại ô' của Ngân Hà.Theo Sicence Alert, thành phần quan trọng cho sự sống đó chính là phốt pho. "Để tạo ra phốt pho, bạn cần một số sự kiện bạo lực. Người ta cho rằng phốt pho...