Thủ khoa thi vào lớp 10 TP.HCM ‘mách nước’ để đạt điểm cao
Thủ khoa thi lớp 10 TP.HCM năm 2020 cho biết, để đạt được điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10, ngoài việc học kỹ sách giáo khoa cần biết chọn lọc kiến thức để học.
Lê Nguyễn Anh Khuê là cựu học sinh lớp 9A16, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Trong kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM năm 2020, Anh Khuê vượt qua hơn 82.000 thí sinh để dành ngôi vị thủ khoa với 2 điểm 10 ở môn Toán và Tiếng Anh. Riêng Ngữ văn, Anh Khuê được 8,75 điểm.
Học kỹ sách giáo khoa
Anh Khuê chia sẻ từ đầu năm học lớp 9, tất cả học sinh đều biết sẽ có kì thi tuyển sinh quan trọng. Vì vậy từ đầu năm, học sinh nào cũng cố gắng soạn kĩ bài trước khi đến lớp. Với Anh Khuê, ngoài cố gằng học đều các môn sẽ chú trọng đặc biệt 3 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh vì đây là 3 môn thi vào lớp 10 và cũng là mục tiêu thi vào lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong.
Với môn Ngữ Văn, theo Anh Khuê, điều may mắn là năm lớp 9, cô giáo chủ nhiệm rất tâm huyết, đã truyền cảm hứng và giúp Khuê học hỏi được nhiều kĩ năng. Cách học của Khuê là soạn bài rất kĩ ở nhà trước mỗi tiết học lên lớp. Ở lớp, em nghe cô giảng và ghi chép thêm.
Lê Nguyễn Anh Khuê, thủ khoa thi vào lớp 10 TP.HCM 2020 (Ảnh: FBNV)
“Kết thúc mỗi bài học, em ôn bài lại ngay và học thuộc thơ hoặc dẫn chứng quan trọng. Ngoài ra, em cũng dành thời gian để tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác, đọc những thông tin ngoài sách giáo khoa có liên quan tới tác phẩm. Riêng phần Tiếng Việt, em luyện tập đề các năm trước và bài tập trong sách khoa cho thật nhuần nhuyễn. Em xác định học hiểu rõ chứ không phải học thuộc”- Khuê kể.
Lê Nguyễn Anh Khuê đạt điểm tuyệt đối ở cả hai môn Toán và tiếng Anh, việc học hai môn này của Khuê có gì đặc biệt?
Với môn Toán, Anh Khuê học kĩ các công thức cơ bản để áp dụng nhuần nhuyễn vào giải nhiều dạng bài khác nhau. Trong quá trình học nếu gặp bài khó Khuê sẽ rủ bạn giải cùng để tìm ra nhiều hướng giải hoặc hỏi trực tiếp thầy cô.
Video đang HOT
“Môn Toán em cố gắng tự học trước để có nhiều thời gian luyện tập vì đề toán rất đa dạng và có nhiều cách giải khác nhau. Sau một thời gian luyện tập đến lúc giải đề, thay vì giải hết tất cả các câu em sẽ chú trọng đọc lướt qua một lần và chỉ chọn ra những câu khó để giải”.
Theo Anh Khuê, thông thường những câu cuối (bài hình học và bài toán thực tế) sẽ mất nhiều thời gian hơn do vậy cần tính toán phân bổ thời gian phù hợp.
Về điểm 10 môn tiếng Anh thi vào lớp 10, Khuê cho hay vẫn bám sát kiến thức trong sách giáo khoa, chú trọng những điểm ngữ pháp quan trọng. Phần nào không chắc chắn, Khuê tự tìm tài liệu để học thêm.
Anh Khuê cùng các bạn khi ở trường THCS (Ảnh: FBNV)
“Làm các đề thi từ năm trước em thấy phần lớn kiến thức trong đề đều dựa vào sách giáo khoa. Do vậy, trong thời gian luyện tập, ngoài giải đề các năm trước, đề thi thử, em làm thêm bài tập cho mỗi phần ngữ pháp, làm bài tập ôn mỗi chương”- Anh Khuê nói.
Để quen với áp lực kỳ thi vào 10
Ngoài các kiến thức là hành trang để bước vào phòng thi, Lê Nguyễn Anh Khuê cho hay điều quan trọng nhất lúc đi thi là phải tự tin vào bản thân. Để làm điều này, Khuê rèn cho mình không bị ảnh hưởng bởi các bạn xung quanh mà chỉ cần tập trung làm việc của mình.
Ngoài ra, cẩn thận cũng là một yếu tố rất quan trọng trong lúc làm bài, đặc biệt là môn tiếng Anh. Vì vậy, Anh Khuê kiểm tra lại bài nhiều lần sau khi làm xong. Anh Khuê bật mí, để quen với áp lực phòng thi, lúc ôn tập ở nhà Khuê lấy đồng hồ và tính thời gian làm bài. Với mỗi môn thi, Khuê luôn cố gắng hoàn thành bài trước thời gian quy định khoảng 5 phút, sau đó dò lại bài để không bị lo lắng không kịp giờ.
Thủ khoa trong kỳ thi lớp 10 TP.HCM năm 2020 khuyên các thí sinh năm nay dành thời gian ôn bài thật kĩ, học thuộc công thức dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất, nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa. Khi vào phòng thi phải giữ bình tĩnh, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi những thí sinh khác và tập trung toàn bộ cho bài làm của mình. Trước ngày thi, nên nghỉ ngơi đầy đủ và đi ngủ sớm, giữ cho bản thân được tỉnh táo vào sáng đi thi.
Môn Sử thi vào lớp 10: Cần tập trung vào kiến thức nào để đạt điểm cao?
Học sinh Hà Nội ôn thi môn Lịch sử vào lớp 10 cần chịu khó hệ thống kiến thức theo trục thời gian của các sự kiện trong các giai đoạn lịch sử.
Các học trò được học cách xem bản đồ, từ bản đồ có thể trình bày một bài nói về một chủ đề lịch sử, trình bày một cuộc khởi nghĩa, kháng chiến...
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho rằng, để ôn thi tuyển sinh 10 môn Lịch sử thì các bạn nên chú ý một số điểm.
Thứ nhất, các em cần học lại SGK và xem lại phần giảm tải mới nhất của Bộ giáo dục ban hành hồi đầu năm. Đó là công văn 3280/ BGĐT - GDTrH ngày 27/8/2020 đã hướng dẫn cụ thể đồng thời cũng định hướng cách dạy cho giáo viên theo hướng phát huy năng lực và xây dựng các chủ đề học tập. Vì thế các em có thể hình dung về các chủ đề và hệ thống kiến thức.
Ngoài ra, cô Thảo cho rằng, các em học sinh cần chịu khó hệ thống kiến thức theo trục thời gian sự kiện trong các giai đoạn lịch sử.
Cụ thể, ở phần lịch sử thế giới: Các sự kiện lịch sử và ý nghĩa lịch sử của Trật tự thế giới hai cực Ianta; lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của các nước Liên Xô; Đông Nam Á; Châu Á; Mỹ; Nhật; Tây Âu như 1945 - 1950; 1950- 1973; 1973- 1982; 1982 - 1991 và 1991 -2000.
"Điều này giúp các em học sinh vừa nắm kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, đặc điểm chính của các nước nhưng cũng thấy điểm giống và khác để làm được câu hỏi nâng cao, đặc biệt là câu so sánh"- cô Thảo nhấn mạnh.
Cũng theo cô Thảo, bên cạnh đó, các học sinh đừng bỏ qua bài tổng kết. Các bạn nên gạch chân các ý cơ bản như đặc điểm chung của thế giới sau 1945; xu thế quan hệ quốc tế và trật thự thế giới.
Lịch sử Việt Nam, cần để ý 6 vấn đề
Đối với lịch sử Việt Nam, Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo cho rằng, các em học sinh nên hệ thống theo các giai đoạn lịch sử với các chủ đề và lập bảng niên biểu các sự kiện.
Cụ thể, 6 chủ đề và niên biểu các sự kiện như sau:
Thứ nhất: Lập bảng về tầng lớp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I.
Thứ hai: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (ý nghĩa của sự kiện 1920; 6/1925).
Thứ ba: Phong trào cách mạng qua các giai đoạn (1930-1931); (1936- 1939); (1939-1945).
Thứ tư: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954): Lập bảng thống kê về các chiến dịch; nội dung chính củaHiệp định Giơ- ne- vơ; ý nghĩa của các chiến dịch và hiệp định.
Thứ năm: Kháng chiến chống Mỹ ( 1954-1975) lập bảng so sánh các chiến lược ( thời gian, phạm vi, lực lượng, thắng lợi quân sự), hiệp định Paris và nguyên nhân; ý nghĩa của kháng chiến chống Mỹ.
Thứ sáu: Việt Nam sau 1975 và công cuộc đổi mới chủ yếu tập trung vào việc hoàn thành việc thống nhất đất về mặt nhà nước và nội dung cơ bản của đổi mới đất nước.
Cô Thảo cho rằng, với việc hệ thống xong 6 vấn đề này thì học sinh hoàn toàn có thể nắm được cơ bản các nội dung và rèn luyện một số đề năm trước để có kinh nghiệm.
Ngoài ra, theo cô Thảo cho rằng, các em học sinh không phải lo lắng hay căng thẳng đi học ôn luyện. Cố gắng đọc kỹ sách giáo khoa; hiểu được ý nghĩa sự kiện tiến trình lịch sử là có thể đủ kiến thức để đi thi.
Tuyển sinh lớp 10: Cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng giờ chót Nhiều giáo viên cho rằng các em cần cân nhắc thật kỹ khi điều chỉnh nguyện vọng để chắc chắn có một suất vào lớp 10 công lập. Dự kiến 16 giờ ngày 5-5, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ phổ biến số liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh (HS) đăng ký dự thi vào lớp 10 từng trường (nguyện vọng (NV)...