Thủ khoa chia sẻ khung giờ học bài hiệu quả
Nhiều thủ khoa, giáo viên… cho rằng cần chia thời gian học, ôn bài cho hợp lý, đồng thời tránh thức khuya để ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiều thủ khoa cho rằng buổi tối chỉ nên ôn lại kiến thức thay vì cố gắng học thuộc bài – ẢNH: TẤN ĐẠT
Để tránh làm “cú đêm”
Nguyễn Phương Linh, học sinh (HS) lớp 10C2, thủ khoa đầu vào Trường THPT Gia Định, TP.HCM, với 3 môn lần lượt là toán 10 điểm , ngữ văn 9 điểm và tiếng Anh 9,5 điểm, cho biết để tránh làm “cú đêm” thì trong quá trình ôn thi cố gắng tập trung, hiểu bài trên lớp. Với môn học có lượng bài tập nhiều sẽ giải đề ngay tại lớp học tránh “ôm” về nhà hoặc để tồn đọng lâu ngày.
“Ở môn toán phải học thuộc công thức, giải đa dạng bài tập, đề thi. Môn văn mình học thuộc thơ, còn cách phân tích thì tham khảo cách viết từ các bài văn mẫu, như thế làm cho dòng văn của mình khi diễn đạt sẽ trôi chảy hơn, cũng như cố gắng đọc báo, xem thời sự để áp dụng vào các dạng bài nghị luận xã hội”, Phương Linh bộc bạch.
Nguyễn Phương Linh cố gắng hiểu bài và làm bài tập ngay trên lớp để tránh trở thành “cú đêm” – ẢNH: TẤN ĐẠT
Nguyễn Phương Linh cho biết những ngày không đi học thêm vào buổi chiều sẽ dành 30 đến 40 phút chạy bộ tại công viên gần nhà. “Mỗi khi em chạy bộ là liên tưởng đến các công thức, cách giải bài tập rất dễ dàng. Sau khi ăn cơm xong, 20 giờ em ôn bài đến 22 giờ là đi ngủ. Em luôn luôn thức dậy lúc 5 giờ để tập thể dục sau đó mới học bài, như thế cực kỳ hiệu quả”, Phương Linh nói.
Lê Minh Giao, thủ khoa đầu vào Học viện Cán Bộ TP.HCM năm 2019 (8,5 điểm môn văn, 9 điểm môn sử, 8.5 điểm môn sử) chia sẻ để có đủ kiến thức “chiến đấu” cho kỳ thi quan trọng, đòi hỏi phải cố gắng làm nhiều bài tập, ôn lý thuyết, hỏi thầy cô, bạn bè khi gặp vấn đề không hiểu. Và tất nhiên việc học ban đêm là điều không thể tránh khỏi, vì kiến thức là vô tận, với thời gian ít ỏi trên lớp thì không thể đáp ứng để đảm bảo cho kết quả cao.
Video đang HOT
“Học bài khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mình chia đôi thời gian trong ngày ra từng khung giờ, buổi sáng học bài, buổi chiều làm bài tập, giải đề, buổi tối thì ôn lại những kiến thức, trước khi ngủ thì suy ngẫm những gì mình đã học trong ngày”, Minh Giao nói.
Theo Lê Minh Giao khung giờ để học bài lý tưởng là buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ, còn buổi tối từ 22 giờ đến 23 giờ chỉ nên hình dung lại bài đã học trong ngày.
Dễ thuộc nhưng mau quên
Là một người đã từng trải việc ôn thi, cô Lê Thị Thúy, giáo viên bộ môn công nghệ, Trường THPT Lê Quý Đôn, nhìn nhận một khi đã quen với việc thức khuya thì học bài rất nhanh nhưng sau một đêm ngủ dậy thì mình sẽ tạm thời quên phần kiến thức đã học vào đêm đó. Tuy nhiên, nếu sáng dậy cố gắng ôn lại một chút thì sẽ tốt và đỡ lo lắng hơn.
“Hồi đó, 22 giờ tối là mình đi ngủ, dậy lúc 4 giờ 30 rồi vận động nhẹ tầm 15 đến 20 phút, sau đó ngồi vào bàn học bài thì cực kỳ hiệu quả, kiến thức đã học sẽ dễ nhớ hơn”, cô Thúy chia sẻ.
Ngủ sớm, dậy sớm học hiệu quả hơn
Là một nhà giáo dục và là một giáo viên về kỹ năng, anh Phạm Thanh Tuấn, chuyên viên tham vấn tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chia sẻ: “Thời gian nghỉ ngơi cho một ngày học tập và làm việc để có thể tái tạo năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo, nếu chúng ta cố gắng học quá khuya thì không thể nào có đủ năng lượng và tỉnh táo để học tập vào ngày hôm sau. Việc này cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập của chúng ta”.
Anh Thanh Tuấn còn cho biết: “Thời gian học tập có thể bố trí linh hoạt tùy thuộc vào từng đối tượng, nhưng tốt nhất chúng ta có thể ôn bài và học bài vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ. Vì cơ bản thời gian này có thể khái lược lại kiến thức trên lớp, giải bài tập về nhà và soạn bài cho ngày hôm sau, thời gian này phù hợp với đối tượng là các em học sinh…”.
Trong khi đó, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, công tác tại chuyên khoa II Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chia sẻ: “Học bài từ khung giờ 22 giờ đêm đến 2, 3 giờ sáng rồi mới đi ngủ thì chỉ ‘công cốc’, vì lúc đó não sẽ bị bão hòa, việc tiếp thu hay ghi nhận rất kém do nó đã làm việc xuyên suốt từ sáng đến tối. Vì vậy, các em nên đi ngủ vào lúc 21, 22 giờ, đến 4, 5 giờ sáng thức dậy học sẽ hiệu quả hơn”.
Mẹo tránh các lỗi mất điểm trong bài thi Ngữ văn THPT
Theo cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Văn trường THPT Chu Văn An, khi làm đề, thí sinh cần phân tích từng dạng bài, không để mắc lỗi phần kỹ năng.
Phân tích và xử lý từng dạng bài
Theo cô Trịnh Thu Tuyết, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây theo mô hình đề tham khảo lần hai năm 2020 cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT, về cơ bản không thay đổi. Đề gồm hai phần: Đọc hiểu (3 điểm), Làm văn (7 điểm) với hai câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm), bài nghị luận văn học (5 điểm).
Cô Trịnh Thu Tuyết.
Chia sẻ đặc điểm của từng phần trong bài thi Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết cho biết:
Phần đọc hiểu gồm hai phần: Ngữ liệu đọc hiểu và bốn câu hỏi đọc hiểu. Ngữ liệu đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa, có thể là thơ hoặc văn xuôi, có thể là bất kỳ phong cách ngôn ngữ nào học sinh đã được học như: tư chính luận, khoa học, nghệ thuật... Sau đó là bốn câu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao.
Câu hỏi nhận biết thường tập trung vào hai yêu cầu: Thứ nhất là yêu cầu xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ/ phong cách ngôn ngữ/ phương thức biểu đạt... Thứ hai là yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh - khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải.
Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm/ nhận định/câu văn/ câu thơ... trong văn bản, như "Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào: 'Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng/ Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm'? - Đề 2019). Học sinh cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (nếu có) của khái niệm, nhận định...
Câu hỏi vận dụng (thấp) thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ... trong văn bản trong câu, đoạn văn bản. Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống... để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt (diễn đạt nội dung gì?) và biểu cảm (đưa tới cảm xúc gì?).
Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định, thông điệp, vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Với dạng câu hỏi này, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu...
Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội luôn có nội dung nghị luận quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu. Học sinh cần chú ý đảm bảo hai yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn: Về nội dung, chỉ nghị luận một khía cạnh, một bình diện của vấn đề (nguyên nhân/ ý nghĩa/ hậu quả/ giải pháp/ bài học...); về hình thức, cần viết đúng cấu trúc đoạn, viết đúng dung lượng theo yêu cầu trong câu lệnh của đề bài.
Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong đề thi, đòi hỏi các em dành nhiều thời gian và tâm sức. Cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài.
Cô Trịnh Thu Tuyết cũng nhấn mạnh: "Những kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm, những giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung (nghệ thuật xây dựng tình huống, giá trị nhân đạo...) của tác phẩm là những mảng kiến thức học sinh cần đặc biệt lưu ý khi ôn luyện. Dù đề bài đưa ra kiểu dạng như thế nào đều không thể không dựa vào những vấn đề trên".
Chú ý không bị mắc lỗi phần kỹ năng
Chia sẻ về lỗi mất điểm khi làm bài thi môn Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết cho biết, đa phần học sinh thường mắc phải các lỗi sai ở phần kỹ năng.
Với kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu, các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản. Các em có thể không phân biệt các cấp độ yêu cầu của bốn câu hỏi đọc hiểu, khiến sa đà phân tích ở câu nhận biết nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng.
Bên cạnh đó, học sinh hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, viết khuôn sáo, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy khi thể hiện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Cuối cùng là kiến thức và kỹ năng viết bài nghị luận văn học, các em không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng, phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.
"Học sinh cần rèn luyện kiến thức và kỹ năng theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô. Các em nên chú trọng rèn luyện những kỹ năng quan trọng: Xác định đúng yêu cầu của đề, kỹ năng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập trong từng dạng bài thi", cô Trịnh Thu Tuyết lưu ý thêm.
Cũng theo cô Tuyết, để làm tốt câu hỏi đọc hiểu và câu viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em cần dành thời gian cập nhật những thông tin thời sự mới nhất, có thêm sự hiểu biết về cuộc sống xã hội sẽ là nguồn kiến thức phong phú, sinh động giúp các em hoàn thành tốt câu nghị luận xã hội. Thêm nữa, thời điểm này, học sinh nên ôn luyện theo sự hướng dẫn của thầy cô trên lớp kết hợp với luyện đề, học trực tuyến ở các trang uy tín.
Các trường 'chạy' hết tốc lực để nhận đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Năm nay do thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT chỉ có 15 ngày nên các trường phải 'chạy' hết tốc lực để đảm bảo tiến độ nhưng phải hạn chế tối đa sai sót trong hồ sơ của học sinh. Giáo viên Trường THPT Gia Định (TP.HCM) hướng dẫn học sinh làm hồ sơ ĐKDT tốt nghiệp THPT và xét...