Thư của “lớp 13″ gửi “lớp 12″
Dù lớn hơn cậu một tuổi, nhưng tớ chưa đủ “lớn” để gọi cậu bằng “em” (tớ chưa vào được đại học mà). Và chúng ta rất có thể “ngồi cùng phòng” trong kì thi đại học năm nay, nên tớ viết những dòng này cho cậu với tư cách là một người bạn.
Cậu à,
Tớ – một cựu học sinh 12, đã từng trải qua bao cảm xúc y hệt cậu bây giờ. Đó là một mớ hỗn độn trong tâm tưởng mà ta chẳng thể nào gỡ rối hoặc sắp xếp lại cho gọn ghẽ một chút. Những nỗi lo, sự mệt mỏi, căng thẳng và áp lực, mơ hồ về tương lai, những dự định dang dở, chuyện bạn bè, gia đình, tình cảm… Tất cả cứ cuốn lấy tâm trí và làm chúng ta như muốn phát điên… Kinh khủng nhất là thời điểm sắp thi học kì 1 và mới thi xong học kì 2, bộ nhớ chúng ta như bị xáo trộn lẫn lộn, đôi khi nhầm A thành B, tưởng C là D…
“Nhưng tớ nghĩ, hiện tại, tinh thần cậu đang ổn định và chưa đến nỗi áp lực lắm. Vậy nên cậu có thể dành vài phút để… lắng nghe những gì tớ nói, được không?
Từng trải qua hai kì thi quan trọng nhất trong đời, nên tớ có nhiều điều muốn chia sẻ với cậu, để cậu có một sự chuẩn bị tốt và mang tâm lý thoải mái. Tất nhiên, chỉ là những dòng tâm sự và quan điểm của riêng tớ thôi. Mọi quyết định và hành động đều phụ thuộc vào cậu.
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hồi ấy, tớ cũng như cậu, chỉ biết lo lắng chứ không biết làm thế nào để thoát khỏi sự lo lắng đó. Chính vì toàn nghĩ đến những cái không cần thiết nên tớ đã bỏ lỡ những điều quan trọng. Nếu được quay về thời điểm một năm về trước, tớ sẽ:
Học chăm hơn, chuẩn bị tinh thần kĩ càng hơn: Tớ lúc nào cũng nhởn nhơ với phương châm “cứ từ từ”. Vậy nên Tết đến, tớ cho phép mình thư giãn xả láng, không học hành ôn luyện gì nhiều. Sau Tết tớ uể oải và bắt đầu nản. Đợi đến khi bài vở chất chồng, tớ mới ôm đầu hốt hoảng, nhưng quá muộn. Đó là nguyên do khiến sau khi thi tốt nghiệp xong, tớ “mất sức” và thi đại học không tốt.
Ngủ sớm: Suốt năm 12, tớ toàn thức khuya không cần thiết chỉ để… online, sms và cả… chơi game trên điện thoại. Đôi lúc rất buồn ngủ, mi mắt sụp xuống những vẫn cố nhướn lên để… “giải trí” (ôi trời). Thế là sáng hôm sau mang “đôi mắt gấu trúc” vào lớp. Lời giảng của thầy cô trôi dạt về phương nào… Nếu cậu đang giống tớ thì cố khắc phục đi, còn kịp đấy.
Chọn đúng trường: Tớ đã quá ảo tưởng vể khả năng bản thân nên đã chọn một ngôi trường không vừa sức. Điểm của tớ có thể vào một trường đại học công lập, nhưng đã không còn “chỗ” dành cho tớ nữa… Cậu nhớ điều đó nhé. Chọn một trường phù hợp với sở thích và khả năng, đừng theo phong trào, và phải tìm hiểu thật kĩ ngôi trường mình chọn.
Có nhiều thời gian hơn: Nếu có nhiều thời gian, tớ đã ôn luyện được kĩ càng chi tiết để không mất điểm oan uổng. Rất tiếc là tớ toàn sai những chỗ không đáng, nhiều lỗi nhỏ gộp lại đã làm tương lai tớ bị trì hoãn…
Bình tĩnh: Vào phòng thi, tớ quên sạch chữ vì quá đặt nặng kì thi “quan trọng nhất cuộc đời”. Tớ cứ lo rằng nếu thi rớt không biết sẽ ra sao, ba mẹ buồn thế nào, bạn bè cười mai mỉa, hàng xóm láng giềng xem thường… Dòng suy nghĩ cứ quanh quẩn như thế thì làm sao mà làm bài cho được. Kết quả: Tớ “thảm hại” đúng y những gì tớ tưởng tượng. Vì vậy, cậu đừng nghĩ về những viễn cảnh xui xẻo vì rất có thể, nó thành sự thật.
Lạc quan: Sự chán nản làm hao mòn tinh thần ghê gớm. Tớ vẫn cứ ước, giá như hồi trước lạc quan hơn, suy nghĩ chín chắn kĩ lưỡng hơn, cẩn thận trong các quyết định hơn, thì bây giờ tớ đâu phải thi lại đại học…
Lớp 12 trôi qua nhanh lắm, và cậu phải biết điều gì cần thiết cho mình. Đừng quá ôm đồm và vùi lấp niềm vui chỉ vì điểm dưới trung bình môn Công nghệ, Giáo dục công dân… Tương lai của bạn là tất cả những gì có trong đầu bạn – Kiến thức. Hy vọng rằng cậu sẽ hiểu những lời tâm sự của tớ.
Sáu tháng nữa, chúng ta sẽ gặp nhau trong kì thi đại học. Tớ mong rằng cậu sẽ đậu một cách dễ dàng, và hai ta sẽ cùng ngẩng cao đầu tiến vào cổng trường đại học mơ ước.
Lớp 13 khởi đầu
Sau mỗi kỳ thi là một cuộc chia tay - giữa người lên giảng đường đh, và người trở về với lớp 13 tiếp tục cuộc chinh phục lần 2. Nhưng dường như có một làn sóng tích cực mới đang xen vào nhịp sống của những người trẻ tự chủ. Với họ, lớp 13 không phải kết thúc. Nó là một khởi đầu...
Lớp 13 - không cô đơn
"Hôm nay cả lớp ngồi nói chuyện về "thất bại"... không thảm hại lắm của từng đứa. Đến lượt mình "bị" hỏi: "Ê, học giỏi như thế sao lại trượt?". Cũng phải công nhận mình học giỏi (hì hì) nhưng vì ba năm cấp 3 say mê học vẽ để rồi đùng một cái... ba tháng trước khi thi đại học lại quyết định thi khối A. Cũng tại bố mẹ hết nằn nì, đe doạ rồi... giận dỗi: "Con phải thi Bách khoa để bố mẹ còn lo đầu ra chứ!". Thiếu mất nửa điểm, và không còn cơ hội cho NV2, suốt cả tháng mình "núp" trong nhà.
Tệ thật! Nhưng rồi mình cảm thấy đây chính là cơ hội để mình quyết chọn con đường của mình. Năm nay mình sẽ thi Kiến trúc đấy!" - Trích nhật ký online của Tiến Đạt, một lớp trưởng lớp 13 ở HN. Một tâm trạng chung, là lớp 13 với các bạn thí sinh không qua được kỳ thi đại học, có tiếc nuối, có buồn, có day dứt nhưng chắc chắn là không cô đơn. Đã qua dần ấn tượng về những người nói :"Tôi học lớp 13" là bị coi như một kẻ chiến bại.
Lớp 13 của bạn có thể ở trong một khu học ôn, có thể ở những miền đất xa lạ, nhưng cũng có khi ở chính gia đình mình. Một điều dễ thấy, là trong chặng nghỉ lớp 13, các bạn có thời gian để hiểu và gần gũi với gia đình hơn. Nhà Hùng ở Hà Nam có một xưởng gỗ. Cậu chàng lẻo khẻo thư sinh lần đầu tiên đòi bố dạy những bài học về gỗ. Cũng lưng trần vật lộn cưa xẻ, bào, đóng... chan chát cả ngày, chỉ ít lâu sau, bạn bè đi học về chơi thăm đã không nhận ra Hùng nữa.
Rắn rỏi hẳn lên! Càng làm, bố con càng hiểu nhau và dễ chia sẻ hơn. Bố cũng hiểu Hùng đã nỗ lực ra sao, và buồn vì thất bại thế nào. Hùng cũng hiểu bố đã hi sinh những gì cho cậu. Thế là Hùng đăng ký vào trường trung học dạy nghề, học ngành Mộc. Ở đây cậu học nghề rất chi tiết, mong một ngày sẽ góp tay làm việc với bố, Hùng nuôi ước mơ trở lại mái trường ĐH với một điểm đến hoàn toàn mới: ĐH Mỹ thuật công nghiệp. Khi định hướng đã rõ ràng, mọi thứ đơn giản hơn nhiều...
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lớp 13 - chặng nghỉ chưa bao giờ vô ích
Trong khi bạn bè nằm nhà chờ điểm thi ĐH, Ánh - THPT Phan Đình Phùng đã tranh thủ bắt đầu công việc làm thêm đầu tiên trong đời là đi chạy bàn. Vất vả, làm đêm làm hôm nhưng với con trai sức dài vai rộng thì có xá gì. Được một thời gian, cậu chàng mê tít tài nghệ của anh chàng bar tender trong quán vì những màn lắc cổ tay điêu luyện và những ly cocktail sóng sánh thơm. Ánh lân la xin học nghề, tối tối tranh thủ lúc không phải chạy bàn để xem anh biểu diễn. Nhiều lần pha thử, nếm thử đến mức nhiều tối ngà ngà say, dần dà, Ánh thấy mình rất có năng khiếu cảm nhận vị rượu và sáng tạo các loại cocktail mới. Ánh muốn xin tiền bố mẹ cho đi học nghề này.
Biết rằng bố mẹ chưa chắc đã chấp nhận, nhưng Ánh vẫn tự để dành tiền đi làm mua nguyên liệu để tập pha chế. Đến lúc bố uống và tấm tắc khen ngon, Ánh đề xuất bố mẹ cho tiền đi học bài bản và hứa sẽ ôn thi ĐH Kinh tế để sau này có thể mở một quán bar kinh doanh riêng. Bố mẹ Ánh nói rằng dự án mở quán bar ở thời điểm hiện tại có vẻ hơi hão huyền, nhưng ít ra là thấy lần đầu cậu chàng say sưa với một việc gì đó, và chịu hứa học hành tử tế để duy trì đam mê, cũng thấy yên tâm hơn.
Cũng tương tự như Ánh, Thu Hiền, sau khi biết tin thi trượt, đã vận dụng những kiến thức sẵn có về nước hoa, mỹ phẩm của mình để xin đi bán các sản phẩm này trong các siêu thị lớn. Phong cách nhẹ nhàng, có duyên bán hàng khiến Hiền luôn là một trong những người dẫn đầu về doanh số của công ty. Hiền nhanh chóng thăng tiến lên vị trí quản lý sau 3 năm làm việc.
Trong lúc bạn bè vẫn miệt mài đi học thì Hiền đã có một công việc khá ổn định và túi tiền rủng rỉnh. Biết rằng vẫn phải có bằng ĐH thì mới tiếp tục thành đạt, với cái đích mơ ước là GĐ Marketing, Hiền đi học tại chức ĐH Kinh tế quốc dân buổi tối. Được tiếp thêm những bài học lý thuyết bổ trợ đầy thuyết phục cho công việc hàng ngày, Hiền tâm sự rằng cô cảm thấy quyết định ngày xưa của mình thật đúng đắn. Mở thêm một blog shop chuyên bán nước hoa, Hiền đang ngày càng ăn nên làm ra. Cô nàng lớp 13 ngày nào giờ đây bận rộn chẳng kém gì những bạn bè đỗ đạt năm nào.
Mai Chi - cựu học sinh THPT Thăng Long thì chia sẻ về một năm đầy sự kiện của mình. Chi tham gia một khoá học kỹ năng mềm để nâng cao tự tin bản thân, tập aerobic hàng ngày để lấy lại sức khoẻ sau thời ôn thi đầy mệt mỏi. Khi sức khoẻ khá lên, tự dưng tinh thần cũng phấn chấn. Tham gia nhiều hoạt động tình nguyện theo cộng đồng mạng, lúc đầu chỉ là đi cho có hội, dần dần Chi thấy rằng khi làm được một việc tốt, lại muốn làm thêm nhiều việc tốt nữa. Và muốn giúp được nhiều người, phải có tri thức và chỗ đứng trong xã hội. Một cô bé luôn được mẹ chiều chuộng, thời phổ thông sống có phần ích kỷ đã nhìn đời rất khác. Màu áo xanh tình nguyện của bạn bè cũng làm Chi mê tít và xốc lại tinh thần thi cử, chờ ngày được khoác lên mình chiếc áo ấy.
Lớp 13 - để vượt qua chính mình
Các hệ đào tạo liên thông, hoặc kết hợp với các trường ĐH ở nước ngoài, hệ tại chức, ĐH từ xa đang là điểm đến của rất nhiều thí sinh nuôi giấc mộng ĐH. Thu Mai - một SV hệ liên thông với trường ĐH của Úc nói: "Mình muốn được học nghiêm túc, chất lượng, vì chấp nhận đi đường vòng đồng nghĩa với việc bố mẹ tốn thêm nhiều tiền của. Mình muốn được tiếp xúc với môi trường, cách học quốc tế để năng động hơn năm thứ nhất trì trệ của nhiều bạn ở một số trường ĐH chính quy. Các hệ thống giúp tiếp cận thông tin quá phát triển nên mình nghĩ rằng bạn ở đâu, qua phương tiện gì không quan trọng, miễn là bạn bền bỉ và học có phương pháp".
Anh Mạnh Hải - một "cây kéo vàng" nổi tiếng ở Sài Gòn cũng có một câu chuyện bôn ba đầy hấp dẫn. Mê tít ngành chế tạo máy ĐH Bách khoa, anh Hải ghi danh ở lại thành phố làm chạy bàn với mức lương lay lắt đủ cơm rau sống qua ngày, đêm ngủ ngay tại quán. 2 năm sau thi đỗ, học xong thì mới thấy mình không có duyên với nghề như mình tưởng, thế là quyết định đi lao động xuất khẩu ở Đức. Sang đó thấy mở beauty salon làm ăn được, về gom góp vốn liếng đầu tư mở một cái. Thuê mãi không được thợ làm tóc giỏi, anh bực mình xắn tay vào học. Ai dè có đôi bàn tay vàng mà lâu nay không biết.
Bạn bè vào Sài Gòn chơi, ngạc nhiên khi thấy chàng SV kỹ thuật lấm lem dầu mỡ ngày nào giờ múa kéo thoăn thoắt. Sau quãng thời gian dài bôn ba, anh mới nhận ra rằng mình hợp với một nghề trước đây chưa từng nghĩ đến. Chàng cử nhân cắt tóc tâm sự rằng những năm chạy bàn cho anh một đôi tay dẻo dai và một óc quan sát phán đoán tâm lý khách hàng tốt, những kinh nghiệm quý báu mà không trường lớp nào dạy được. Còn những năm ĐH cho anh một phương pháp tiếp thu tốt, cùng những kiến thức nền tảng đủ để có những cuộc trò chuyện tương đối tinh tế với khách.
Kỳ thi ĐH, ngoài ý nghĩa thực sự của nó, còn có một giá trị tinh thần to lớn, đó là thức tỉnh lại khả năng trong bản thân mỗi người, giúp thí sinh nhìn nhận lại chính mình. Nếu suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, một cánh cửa đóng lại trước mặt người nhiều nghị lực có thể sẽ đồng nghĩa với nhiều cánh cửa khác mở ra, tuy đường có thể xa hơn nhưng cũng rộng mở cơ hội hơn...
Để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử Môn Sử vốn "nổi tiếng" khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử. Con số lằng nhằng với hàng loạt các sự kiện bất kỳ bạn học sinh nào cũng sợ. Nhưng không phải không có cách nhớ các mốc sự kiện ấy. Phải biết xâu chuỗi các sự kiện Các sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự...