Thứ có mùi khó chịu, thành đặc sản được cả nước lùng mua về ăn
Quá trình làm ra thứ này cũng không phải đơn giản và khá kỳ công.
Kusaya có nguồn gốc ở đảo Izu, Nhật Bản. Để làm món ăn này, người ta dùng cá thu hoặc cá chuồn.
Đầu tiên cá được làm sạch và loại bỏ nội tạng bên trong.
Cá sau khi được rửa sạch sẽ được ngâm trong nước có tên Kusaya từ 8-20 tiếng.
Khi đã ngấm đủ nước để đạt hương vị nhất định, bước tiếp theo là loại bỏ nước rồi rửa bằng nước lạnh.
Sau đó, cá được phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 1-2 ngày cho khô.
Điều đặc biệt là sau khi hoàn tất, chúng có mùi hôi, có thể so sánh với món cá trích Surstrmming của người Thụy Điển.
Mặc dù có mùi khó chịu nhưng loại cá này được đánh giá là hương vị đậm đà, nhiều dinh dưỡng.
Món cá này được ăn bằng cách kết hợp cùng các món ăn khác và trộn với nước sốt hoặc trà.
Cách làm truyền thống trải qua nhiều giai đoạn nhưng cách làm hiện đại thì có máy móc làm sạch cá, sau đó có phương pháp làm khô cá bằng cách dùng không khí lạnh trong phòng khô.
Hiện, chúng không chỉ là món ăn trong bữa cơm mà còn là món ăn vặt được bán trong các cửa hàng cho người Nhật. Mức giá bán một hộp cá Kusaya có giá từ 150.000 đồng – 300.000 đồng (cỡ nhỏ).
Nghi Dung
Mực "khủng", dân biển chê không ăn, lên Hà Nội thành đặc sản
"Mực xà đại dương" gần đây bỗng nhiên trở thành đặc sản tại Hà Nội với giá gần nửa triệu đồng/con.
"Mực xà đại dương" dân biển không ăn lên Hà Nội thành đặc sản giá nửa triệu
Trên các trang chợ mạng chuyên về hải sản, mực xà đại dương gần đây bỗng nhiên sốt và được nhiều người tìm mua.
Đúng như tên gọi, mực xà đại dương có kích thước rất lớn, nhưng giá lại rẻ hơn so với các loại hải sản có kích thước "khủng" khác.
Theo một lời quảng cáo trên chợ hải sản Hà Nội: "Đây là mực sống dưới đáy đại dương, có thân hình to và màu sắc xấu xí. Vậy nên giá thành rẻ hơn so với loại mực ống. Mực xà đang vào mùa nên rất nhiều. Mực được câu bằng máy, khi lên thuyền sẽ được cấp đông gửi về đất liền. Mực nướng, chiên, xào ăn rất ngon."
Quảng cáo trên mạng với giá 90 nghìn đồng/kg, nhưng kỳ thực giá bán hiện tại chỉ khoảng 55 nghìn đồng/kg.
Lời quảng cáo đi kèm với giá bán 90 nghìn đồng/kg, nếu làm sạch giá có thể dao động 130 - 140 nghìn đồng/kg. Tính ra, một con mực xà đại dương 5 kg có thể lên tới 450 - 500 nghìn đồng. Vì thế, khá nhiều người đặt mua loại mực này về ăn.
Nhìn trực quan, có thể thấy loại mực này rất dày mình, to hơn hẳn các loại mực lá, mực ống hay mực mai.
Mực rất to
Anh Lê Dương (Hà Nội), một người đã từng ăn loại mực này, cho biết, so với các loại mực khác thì mực xa kém xa, ăn cứng và dai, vị lại nhạt và thậm chí hơi chua. Do đó khi chế biến nên phải nêm đậm gia vị.
Mặt khác, "ruột mực rất to, lúc làm phải bỏ hết da, nên chế biến xong hao khá nhiều. Mực này làm món mực nướng muối ớt hay mực nướng sa tế thì ăn còn tạm được", anh Dương nói.
Mực xà
Theo nhiều người dân vùng biển, họ rất ít ăn loại mực xà đại dương này.
Anh Hải Ninh (Quảng Ninh) cho biết, người dân vùng biển quê anh gọi đây là mực ma và thường được đánh bắt xa bờ nên ủ trên thuyền nhiều ngày mới về tới đất liền.
"Mực không độc hại hay có vấn đề gì, chỉ là nhạt thịt và không ngon nên ít người ăn. Thỉnh thoảng cũng có người rao bán, giá chỉ khoảng 40 nghìn đồng/kg. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà gần đây rất nhiều người bán loại mực này", anh Ninh cho biết thêm.
Sau khi làm sạch thì rất hao
Trước đây, loại mực này người dân vùng biển hoặc dân buôn hải sản gần như không hề buôn bán. Nhưng gần đây, nó lại trở thành món ăn "hot" tại Hà Nội.
Theo chị Ngọc, một người kinh doanh hải sản online, thì lý do có thể là vì, dân buôn Trung Quốc trước đây thường thu mua mực này về làm sạch và tẩm ướp nhiều gia vị rồi làm món nướng bán hè phố. Nhưng nay do dịch Covid-19 nên hàng hoá không lưu thông được nên mới được bán nhiều trong nước.
Hiện tại, mực xà đại đại dương được bán lẻ trên mạng xã hội với nhiều mức giá, thấp nhất khoảng 55 nghìn đồng/kg. Mực đã làm sạch sẽ có giá cao hơn.
Theo dân trí
Quảng Bình: Ruốc biển vào gần bờ, ngư dân xúc mệt nghỉ, kiếm 10 triệu đồng/đêm Mấy ngày gần đây, dọc bờ biển Quảng Bình, ruốc (còn gọi là tép) biển vào gần bờ rất nhiều. Tranh thủ dịp này, ngư dân dùng thuyền ra khai thác được lượng ruốc biển rất lớn, trong khi giá bán khá cao nên người dân trúng đậm. Theo các ngư dân ở xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình), để...