Thông tin tuyển sinh vào Đại học Kiểm sát Hà Nội 2020
Đại học (ĐH) Kiểm sát Hà Nội thông báo kế hoạch sơ tuyển vào hệ đại học chính quy ngành Luật năm 2020 với nhiều điểm mới, bổ sung một số trường hợp ưu tiên.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Kiểm sát Hà Nội theo các phương thức xét tuyển: dựa vào kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả thi THPT Quốc gia.
Sinh viên trường ĐH Kiểm sát Hà Nội .(ảnh minh họa).
Về học lực: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; kết quả học tập lớp 10, 11 đạt từ học lực trung bình trở lên, lớp 12 đạt từ loại khá trở lên; hạnh kiểm khá hoặc tốt trong các năm THPT. Đối với thí sinh là học sinh năm học 2019-2020 thì lấy kết quả học tập của các năm lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12.
Về độ tuổi: Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi (tính đến thời điểm đăng ký dự thi).
Về tiêu chuẩn chính trị: Thí sinh là công dân Việt Nam, phải là đoàn viên (hoặc Đảng viên), có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, các thí sinh có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án, trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông mới đủ điều kiện sơ tuyển.
Video đang HOT
Về tiêu chuẩn sức khỏe: Người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về chiều cao cân nặng; không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật; không nói ngọng, nói lắp; không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.
Quy định về chiều cao, cân nặng: Với nam cao tối thiểu là 1m60, nặng từ 50kg trở lên; nữ cao từ 1m55 trở lên, nặng tối thiểu 45kg.
Đại học Kiểm sát cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ nếu thí sinh có chiều cao thiếu dưới 5 cm và dưới 5 kg cân nặng, nhưng đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; giải nhất, nhì trong cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; giải quốc tế về lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, thì Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có văn bản báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, quyết định tuyển.
Thí sinh sẽ nộp hồ sơ dự tuyển tại trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân cấp huyện, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú.
Thời gian nộp hồ sơ từ 15/4 đến hết 10/5.
Thời gian sơ tuyển dự kiến từ 11- 30/5. VKSND cấp tỉnh sẽ gửi thông báo chi tiết về việc sơ tuyển cho thí sinh.
Lưu Ly
Thấp bé mà học giỏi vẫn được xem xét sơ tuyển vào ĐH Kiểm sát Hà Nội
Quy định về sơ tuyển của Trường đại học Kiểm sát Hà Nội yêu cầu chiều cao, cân nặng tối thiểu với thí sinh, nhưng sẽ vẫn ưu tiên xem xét các em không đạt các yêu cầu này, nếu là học sinh giỏi quốc gia.
Sinh viên Trường đại học Kiểm sát Hà Nội - Ảnh Tony Phạm
Trường đại học Kiểm sát Hà Nội vừa thông báo về việc sơ tuyển vào đại học hệ chính quy ngành luật của trường năm 2020. Theo đó, tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy ngành luật (trường chỉ đào tạo duy nhất ngành luật) vào trường đều phải tham gia vòng sơ tuyển.
Vòng sơ tuyển là vòng để xét chọn các thí sinh đáp ứng các điều kiện đặc thù về sức khỏe, hạnh kiểm, học lực, lý lịch mà trường quy định.
Cụ thể, về học lực, với thí sinh đã tốt nghiệp THTP các năm trước phải có kết quả học tập lớp 10 và 11 đạt loại từ trung bình trở lên, lớp 12 đạt loại khá trở lên. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2019 - 2020, yêu cầu học lực cũng tương tự, nhưng chỉ xét học bạ đến học kỳ 1 lớp 12.
Về độ tuổi, thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi (tính đến năm dự thi).
Về tiêu chuẩn chính trị, thí sinh là công dân Việt Nam, phải là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh (hoặc là Đảng viên), có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án, trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông.
Đáng chú ý, về tiêu chuẩn sức khỏe, người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về chiều cao cân nặng; không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật; không nói ngọng, nói lắp; không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.
Quy định về chiều cao, cân nặng với nam cao tối thiểu là 1,6 m, nặng tối thiểu 50 kg; nữ cao tối thiểu 1,55 m, nặng tối thiểu 45 kg.
Tuy nhiên, nếu có trường hợp thí sinh chiều cao thiếu dưới 5 cm và dưới 5 kg cân nặng, mà đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; giải nhất, nhì trong cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; giải quốc tế về lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, thì viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có văn bản báo cáo lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, quyết định.
Thí sinh muốn tham gia sơ tuyển vào Trường đại học Kiểm sát Hà Nội thì nộp hồ sơ dự tuyển tại trụ sở viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú.
Thời gian nộp hồ sơ từ 15.4 đến hết 10.5. Thời gian sơ tuyển từ 11.5 đến hết 30.5. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh sẽ gửi thông báo chi tiết về việc sơ tuyển cho thí sinh. Lệ phí sơ tuyển là 50.000 đồng/thí sinh.
Năm nay, trong phương án tuyển sinh của Trường đại học Kiểm sát Hà Nội có nét mới là bên cạnh xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT quốc gia 2020, trường còn xét tuyển căn cứ dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh.
Quý Hiên
Sau kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19: Chuẩn bị gì cho kỳ thi THPT quốc gia? Kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH năm 2020 có những thay đổi quan trọng nào, thí sinh có nên xét tuyển cùng lúc bằng nhiều phương thức, cách chọn tổ hợp môn... là rất nhiều thắc mắc của học sinh lớp 12 khi đi học trở lại sau kỳ nghỉ tránh dịch Covid-19. Đào Ngọc Thạch Những thắc mắc trên...