Thơm lừng món cá đốt rơm
Màu sắc bắt mắt cùng vị béo, thơm của miếng cá đốt bằng rơm rạ là điểm khác biệt mà du khách mỗi khi đến với Nam Định không nên bỏ qua…
Đặc biệt, nó còn được chế biến qua đôi bàn tay cũng như tâm huyết của nghệ nhân Lê Thị Thiết – chuyên gia ẩm thực, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định.
Cá được tẩm ướp mang đi đốt rơm
Theo chị Thiết, tâm lý của du khách khi đi đến địa điểm nào đó, họ không chỉ muốn thưởng thức hương vị của món ăn đặc sản địa phương mà còn muốn dùng bữa theo cách của người dân bản địa. Vì vậy, việc sáng tạo món cá đốt rơm mang đậm nét dân gian là một trong những món để chiều lòng thực khách cũng như góp phần lưu giữ văn hóa ẩm thực truyền thống.
Cá được chọn để đốt rơm thường là cá trắm hoặc cá quả và phải thật tươi, tầm khoảng 2kg là vừa nướng. Loại cá này khá phổ biến, vào mùa, có thể mua ở bất cứ chợ nào, hoặc nhà nào có ao cá trong làng. Con cá mang đi đốt rơm cần làm sạch ruột, sau đó nhồi các loại lá như chè xanh, cúc tần, tầm vông, đinh lăng… rồi xoa thêm chút gừng, nghệ bên ngoài để cá nướng thêm đậm đà. Đây là những loại lá quen thuộc, có sẵn và cũng là bài thuốc quý trong dân gian, khi kết hợp với cá giúp tăng vị ngon lại có tác dụng giải độc. Để cá được ngon hơn, trước khi mang đi đốt nên thoa lên chút muối cho cứng cá.
Thành phẩm cá đốt rơm được trình bày hấp dẫn. Ảnh sưu tầm
Chia sẻ bí kíp làm cá đốt rơm, chị bảo, món này không phải ai cũng biết, nhất là cách thưởng thức, vừa ăn vừa hít hà mùi thơm của cá thoang thoảng trong làn khói rơm mới là điều thú vị… Không cần đến sơn hào hải vị, món ăn mang đậm chất quê này đã tạo nên đặc trưng riêng của vùng đồng bằng sông Hồng.
Cá mang đi đốt rơm, cần chuẩn bị một vị trí đất thịt khô ráo, sạch sẽ. Đó có thể là góc vườn, góc sân được khoét một khoảng. Tiếp nữa là trải trên mặt đất lớp rơm thật dày để cá mang đốt quyện với vị rơm; sau đó trải tiếp lớp muối rang giữ nhiệt, đặt cá đã được tẩm ướp lên lá (loại lá này cũng được chọn theo mùa, có thể là lá chuối hoặc lá sen), rồi mới đặt nồi gang úp từ trên xuống, đốt rơm lên bên trên chiếc vung ấy. Cá đốt rơm sẽ cháy âm ỉ bằng nhiệt bên ngoài. Đặc biệt, món cá đốt rơm tuyệt đối không được đánh vảy bởi lớp vảy này vừa tạo độ giòn vừa giúp cho cá không dính tro, bụi. Thịt cá được làm chín bằng hơi nóng truyền từ vảy sang nên ăn có vị thơm, mềm và ngọt lịm vì giữ được hầu như các chất dinh dưỡng trong miếng cá. Cá đốt rơm thành phẩm thì cá phải đảm bảo có yếu tố vàng đều đẹp mắt.
Đặc trưng của món cá đốt rơm vừa ngon vừa lạ mà chị say sưa kể chính là ở cách đốt. Ở đây, cá đốt sẽ được úp vung gang, lửa cháy ở bên trên chứ không phải bên dưới. Cá đốt rơm phải làm sao để khi lửa cháy bên ngoài vung gang mà bên trong cá được chín đều chính là bí quyết của người nghệ nhân này. Muốn như vậy cần phải biết canh lửa và kiên trì, bởi mỗi lần mang cá đi đốt rơm, tùy vào trọng lượng con cá mà thời gian đốt khác nhau. Thông thường, với con cá tầm 2 kg, chị đốt trong khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ. Người nóng vội ắt hẳn sẽ không thể nào nướng cá ngon được, bởi nếu lửa to cá sẽ cháy và chín ép, nếu lửa ít cá sẽ chín không đều, thịt không thơm.
Nghệ nhân Lê Thị Thiết chia sẻ về món cá đốt rơm trong chương trình S Việt Nam. Ảnh chụp màn hình
Khi chiếc vung gang được úp lên trên, nghệ nhân chia sẻ, với món cá đốt rơm, cái vung gang đóng vai trò rất quan trọng. Chiếc vung gang càng dày thì nhiệt tỏa ra càng lớn. Nhờ cái vung gang mà cá được chín hoàn toàn bằng nhiệt, chín khô, vàng, thơm mà lại không bị cháy, không dính tro, bụi. Hơn nữa, cá vẫn có một hương vị rất riêng mà các kiểu nướng hiện đại như ngày nay không thể nào có được. Đó là hương vị của lá dân gian cùng với rơm nếp quyện với mùi đất nồng nồng – là sự phong phú nhưng lại cân bằng âm dương trong văn hóa ẩm thực.
Nhìn con cá vàng ươm nằm gọn trên lá, một chút nước mắm tỏi ớt cùng đồ ăn kèm được đặt bên cạnh, ăn bằng mắt thôi cũng đã thấy thỏa thích. Món cá đốt rơm có vị rất lạ, cái ngon ngọt, dai dai của phần thịt, vảy cá giòn tan, hòa với vị thơm nồng của rơm, đúng là kích thích vị giác vô cùng. Xé một miếng cá, chấm thêm chút mắm hoặc muối rồi cho vào miệng, chỉ muốn nhắm mắt thật chặt để cảm nhận cái tròn đầy, trọn vị của món ăn. Nghệ nhân Thiết còn hóm hỉnh bảo rằng, cảm giác nếm thử miếng cá quyện đủ hương vị rồi hít hà giống như đi qua cánh đồng lúa vào đúng vụ chín. Ngoài ra, nếu muốn nhâm nhi vị của các loại rau lẫn vị cá, có thể cuốn với lá sung, lá mơ, rau thơm, chuối xanh cùng chút mắm tỏi, ớt…
Nhờ sự phong phú về gia vị, linh hoạt trong chế biến nên món cá đốt rơm của người nghệ nhân này luôn kích thích sự ngon miệng, ít chất béo, nhiều chất bổ dưỡng. Sự kỳ công, mê nghề của chị thể hiện qua thời gian nấu nướng công phu đến lạ lùng, cách nêm nếm tẩm ướp đúng liều lượng, cách tỉ mẩn canh từng chút lửa. Và món ăn qua đôi bàn tay chế biến của chị cũng chính là tâm huyết lan tỏa, đóng góp cho văn hóa ẩm thực nước nhà, chất chứa khát vọng một ngày, ẩm thực Việt Nam sẽ vươn xa.
Video đang HOT
Không thể bỏ qua với 6 món ngon đặc sản Nam Định
Chỉ với 6 món ngon đặc sản Nam Định này mà khiến du khách không nỡ rời xa vùng đất Thành Nam. Mỗi món ngon Nam Định đều có hương vị riêng và hết sức độc đáo.
Cùng Sản Phẩm Đặc Sản khám phá ẩm thực Nam Định xem bí quyết nào khiến các món ăn nơi đây lại có sức hút lớn đến vậy.
1/ Ẩm thực Nam Định có nét độc đáo riêng và rất phong phú.
Đặc sản Nam Định nổi tiếng ngon, phong phú và độc đáo.
Nam Định là mảnh đất có bề dày lịch sử và ghi đậm dấu ấn về các giá trị văn hóa tinh thần và sở hữu nền ẩm thực phong phú. Đặc sản Nam Định không chỉ vang danh gần xa mà trong văn học thơ ca cũng nói đến nét độc đáo của ẩm thực Nam Định:
" Thành Nam ẩm thực muôn màu
Xôi, chè, phở, bánh, lục tàu, sìu châu
Dù cho đi lạc về đâu
Chốn này vẫn khắc in sâu...đáy lòng"
Chỉ qua một vài câu thơ thế thôi bạn cũng đủ thấy sự đa dạng cũng như ấn tượng mạnh mẽ mà ẩm thực Nam Định đem đến cho thực khách.
2/ Những món ngon mang thương hiệu đặc sản Nam Định níu chân du khách.
2.1/ Đặc sản Ý Yên Nam Định Nhắc đến đặc sản Ý Yên Nam Định bạn nghĩ đến món ăn nổi tiếng nào?
- Chân giò muối Ý Yên
Chân giò muối là món ăn quen thuộc của người dân Nam Định vào mỗi dịp Tết, cưới xin hay giỗ chạp Để có được món chân giò muối ngon, người Nam Định phải chế biến khá công phu: việc đầu tiên đó là rút xương, làm sạch sau đó tẩm ướp gia vị và cuối cùng là hấp chín. Khi ăn thịt chân giò
- Bánh đậu xanh Ý yên
Đặc sản bánh đậu xanh Ý Yên làm quà
Đây là món bánh khá được ưa chuộng tại Nam Định. Cũng gần giống với bánh đậu xanh Hải Dương, bánh đậu xanh Ý Yên được làm từ nguyên liệu chính đó là đậu xanh, đường, dầu bưởi và mỡ lợn tạo độ béo tự nhiên. Bánh đậu xanh Ý Yên thông thường được bọc bởi giấy vàng rất bắt mắt, bạn có thể mua làm quà đặc Nam Định tặng người thân, bạn bè.
2.2/ Đặc sản thành phố Nam Định
- Phở bò Nam Định
Hà Nội có phở Hà Nội, Nam Định có phở bò Nam Định
Đến Nam Định bạn nhất định không thể bỏ qua món Phở Bò nổi tiếng xa gần. Phở bò Nam Định không thiên về hình thức mà nó đánh thẳng vào vị giác người ăn thông qua cách chế biến của người đầu bếp. Món phở Nam Định luôn mang trong mình một hương vị rất riêng không đâu có được.
Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt và hút thực khách của Nam Định. Phở bò Nam Định có nguyên liệu chính là những sợi mỳ mềm, nhỏ dù bỏ trong nước sôi sợi mỳ cũng không bị nhão mà luôn có sự béo ngậy, nước dùng thanh thanh, đậm đà. Những miếng thịt bò thát lát mỏng tươi ngon trọn vị.
- Xôi xíu Nam Định
Nổi tiếng không thua kém gì phở bò Nam Định, xôi xíu Nam Định là món ăn để lại nhiều ấn tượng trong lòng thực khách. Xôi xíu Nam Định được làm từ gạo nếp thượng hạng, với lạp xưởng, thịt cá và nước sốt tất cả hòa quyện lại tạo thành một món xôi xíu ngon tuyệt cú mèo.
- Bánh nhãn Hải Hậu Nam Định.
Đặc sản bánh nhãn Hải Hậu có vi ngọt nhẹ, dễ ăn.
Bánh nhãn Hải Hậu là một loại bánh khô, nhiều người luôn lầm tưởng rằng bánh nhãn được làm từ nguyên liệu chính đó là nhãn. Tuy nhiên sự thật lại không như vậy bánh nhãn Hải Hậu được làm từ gạo ngon của Nam Định kết hợp cùng với trứng, mỡ heo và đường cát. Sở dĩ có tên là bánh nhãn là bởi vì loại bánh này có hình dạng tương tự với nhãn nên mới gọi món bánh này là bánh nhãn.
Món bánh Nam Định ngon này là một trong những đặc sản nổi bật được du khách lựa chọn nhiều nhất khi mua về làm quà cho bạn bè và người thân của mình.
2.3/ Đặc sản Xuân Trường Nam Định
- Gỏi cá Nam Định
Đặc sản gỏi cá Nam Định được làm từ cá tươi.
Gỏi cá Nam Định thường được chế biến từ loại cá như: cá chép, cá mè, cá rô phi, cá chim, cá mòi, cá nhệch,...
Người ta thường chọn những con cá to, thân dày vừa phải. Sau đó họ thực hiện đánh vẩy, lọc bỏ hết phần xương, da. Sau đó lấy dao sắc thực hiện thái lát mỏng cá. Sau khi cắt xong bạn cho cá vào ướp chung với gừng, tỏi để át đi mùi tanh vốn có của cá. Gỏi cá ăn kèm với lá sung, cúc tần, tía tô, ngổ, rau húng,...có rất nhiều nơi ăn gỏi cá chung với hoa chuối được thái sợi nhỏ. Và đặc biệt món gỏi cá đặc sản Nam Định không thể thiếu đó chính là sả và gừng. Để ăn gỏi ngon đúng vị bạn nên ăn cùng với nước chấm của Nam Định.
- Rượu Kiên Lao
Rượu Kiên Lao cho bữa tiệc thêm vui.
Để nói đến rượu Kiên Lao ngon nhất định bạn phải tìm đến xã Xuân Kiên hay Xuân Tiến thuộc huyện Xuân Trường để có thể mua được bình rượu chuẩn rượu Kiên Lao. Nguyên liệu chính của loại rượu này là nếp hoa vàng. Được nấu dưới công thức gia truyền những hũ rượu Kiên Lao luôn được xem là một trong những đặc sản nổi bật nhất của Xuân Trường, Nam Định.
2.4/ Đặc sản Nghĩa Hưng Nam Định
- Gỏi Nhệch
Đặc sản của Nam Định gỏi nhệch bạn đã thử chưa?
Để có được món gỏi Nhệch ngon người đầu bếp phải tỉ mỉ lựa chọn những con nhệch to, béo, vàng óng, lưng xanh. Khi chế biến phải đặc biệt chú trọng phần da nhệch bởi loài động vật này có khá nhiều nhớt bao bọc bên ngoài dễ gây trơn trượt ảnh hưởng đến quá trình sơ chế nguyên liệu và nấu ăn. Gỏi nhệch thường được ăn kèm cùng rau thơm, lá sung, lá mơ lông, khế, ớt, sung,...
Món ngon Nam Định này giống với gỏi cá nên để ngon hơn bạn nên chấm chung với nước chấm riêng của gỏi nhếch như vậy món ăn sẽ ngon và chuẩn vị hơn rất nhiều đó ạ.
- Gạo tám
Nam Định có gạo tám Nghĩa Hưng và gạo tám Hải Hậu ngon nổi tiếng
Ở Nam Định, mọi người không chỉ biết đến đặc sản gạo tám Nghĩa Hưng mà còn biết đến gạo tám Hải Hậu.
Gạo tám Nghĩa Hưng không chỉ dẻo mà còn thơm nồng, nó được xem như một đặc sản quý của mảnh đất Nam Định.
2.5/ Đặc sản bánh gai Nam Định
Đặc sản bánh gai Nam Định gần giống bánh gai Hải Dương.
Để nhắc về bánh gai chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến bánh gai Hải Dương nhưng Nam Định cũng sở hữu cho mình món bánh gai ngon tuyệt cú mèo đó ạ. Đặc sản bánh Nam Định này bắt nguồn từ xã Lộc Hạ, Thành phố Nam Định. Đặc sản bánh gai Nam Định có nhân được làm từ đậu xanh, hạt sen, gạo nếp và được gói bởi lá chuối ngự. Khi ăn bánh có độ dẻo, béo, thơm và bùi bùi. Đặc sản bánh gai Nam Định do không chứa chất bảo quản nên chỉ bảo quản được khoảng 2 - 3 ngà. Vì vậy, bạn chỉ nên mua đặc sản bánh gai Nam Định làm quà khi du lịch gần.
Món bánh gai này để được trong thời gian khá lâu từ khoảng 3 đến 4 tháng mà không xảy ra hiện tượng hỏng. Chính vì vậy nó được rất nhiều du khách Nam Định lựa chọn là món quà đặc sản gửi đến người thân và bạn bè ở nhà.
"Visa" cho phở Việt Mong mỏi sớm đưa thương hiệu phở Việt chinh phục thực khách trong nước và khắp nơi trên thế giới, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định Lê Thị Thiết trăn trở, phở Việt nói chung và phở Nam Định nói riêng là món ăn được ưa chuộng, nhưng lâu nay việc không có một định chuẩn đã khiến cho...