Thời tiết giao mùa trẻ dễ bị bệnh
Miền Nam không có mùa đông lạnh giá. Tiết trời ấm áp quanh năm. Cũng vì vậy khi độ ẩm tăng cao sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.
PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.
PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp,… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.
Thành phần:Xuyên khung: 8g, Cát cánh: 8g. Kinh giới: 8g, Tử uyển: 8g, Bách bộ: 8g, Xuyên bối mẫu: 8g, Hương phụ: 8g, Cam thảo: 8g, Trần bì: 8g, Mật ong: 15g, Phụ liệu vừa đủ: 100ml, Tác dụng: Giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: Thuốc được sử dụng trong các trường hợp sau: Điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi.Trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: Trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi: Uống 3 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày. Trẻ em 3 – 7 tuổi: Uống 5 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày. Trẻ em 7 – 12 tuổi: Uống 7,5 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày. Từ 12 tuổi trở lên: Uống 10 ml/ lần x 2-3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: Chưa có báo cáo. Chú ý: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: Tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml.
Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901
Website: www.chamsoctre.vn
Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT
Mỹ Linh (Nguồn: chamsoctre.vn)
Theo 24h
Video đang HOT
Mẹo phòng tránh khô mũi ngày lạnh
Chứng khô mũi thường gặp trong ngày lạnh dễ khiến cho cơ thể bị kích ứng và mắc cách bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm mũi, viêm xoang... Làm thế nào để phòng tránh?
Mùa đông khí hậu khô, người ta thường cảm thấy khô mũi, ngạt mũi, đau mũi, hoặc thậm chí bị chảy máu mũi. Nguyên do bởi vì lớp niêm mạc mũi rất mỏng, đặc biệt dễ bị tổn thương. Khi gặp thời tiết lạnh và khô, lớp mao mạch trong niêm mạc bị khô, nên dễ bị đau và chảy máu. Chứng khô mũi cũng khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang... vô cùng khó chịu cho người lớn và nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Khi bị viêm mũi, viêm xoang, niêm mạc mũi bị sưng hay phì đại, đặc biệt là sưng và phì đại của khu vực gần vách ngăn mũi, làm chúng tăng chất nhầy, độ nhớt. Những chất nhầy này chảy ra gặp phải không khí khô lạnh, dễ bị đóng lại và tích lũy trong mũi, một thời gian dễ bị tắc khoang mũi, ảnh hưởng đến hơi thở.
Một vài thủ thuật dưới đây giúp bạn phòng tránh khô mũi trong mùa lạnh, từ đó hạn chế được việc mắc phải những chứng bệnh liên quan đến triệu chứng này.
1. Tránh kích thích bên ngoài
Tránh bụi, khí hoá chất độc hại hoặc kích thích mùi vị vào mũi. Bởi vì kích thích tiêu cực quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc mũi, xảy ra rối loạn khứu giác. Nhiệt độ thích hợp cho mũi là 32 độ C, quá nóng hay quá lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của niêm mạc mũi.
Sử dụng khẩu trang sạch khi đi trong thời tiết lạnh giá hay những khu vực ô nhiễm là một cách bảo vệ mũi khỏi các kích thích bên ngoài.
2. Đừng kích thích mũi
Ngoáy mũi không chỉ là hành động khó coi mà còn là một thói quen sức khỏe xấu. Nó có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.
Không khí quá khô và ô nhiễm không khí thường khiến cho hô hấp bị hạn chế, nếu mũi bị giảm kháng khuẩn sẽ dễ bị viêm xoang, cảm lạnh và các bệnh hô hấp khác.
Ở bất kỳ mùa nào, việc rửa mặt bằng nước lạnh được ủng hộ vì giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh.
Trong nhà nên thường xuyên mở cửa sổ thông gió để giữ cho không khí ẩm và lưu thông tốt. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi.
3. Cải thiện lưu thông trong mũi
Dù bất cứ mùa nào thì việc rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi cũng được ủng hộ. Bởi vì, nó giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh cũng như làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Ngoài ra, tập thể dục phù hợp không chỉ nâng cao thể chất, mà còn có lợi cho viêm mũi, viêm xoang được nhanh chóng phục hồi.
4. Không nên cắt hết lông mũi
Nghe có vẻ hài hước nhưng có một số người cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi để lông mũi nên đã cắt trụi nó. Nhưng bạn có biết mũi là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí bên ngoài, vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác động bên ngoài, chẳng hạn như bụi, khói... Những sợi lông mũi đảm nhân chức năng ngăn chặn này để bảo vệ khoang mũi, vì vậy không nên bị cắt bỏ.
5. Hỉ mũi (xì mũi) đúng cách
Những người bị cảm lạnh thường bị kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Hỉ mũi (xì mũi) giúp cho mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn tránh dùng lực quá mạnh khiến hai cơ đòn trên mũi bị tác động mạnh cùng lúc, ảnh hưởng đến chức năng mũi.
Việc hỉ mũi nên nhẹ nhàng, tiến hành lần lượt đối với từng ống mũi, lần đầu thổi vào một bên, lần hai thổi phía bên kia
Hỉ mũi cũng phải đúng cách, nên nhẹ nhàng và làm lần lượt đối với từng ống mũi.
6. Chú ý vệ sinh và rửa mũi (đặc biệt với trẻ nhỏ)
Khi rửa mặt, một số người thường dùng khăn mặt ngoáy lỗ mũi, nhưng chỉ sạch vành ngoài, còn hốc mũi phía trong thì nhiều người chưa biết cách rửa.
Lý do bạn phải rửa mũi là do hoạt động hít thở thường xuyên liên tục, mà hốc mũi là nơi lọc không khí trước khi vào phổi, nên hốc mũi cũng là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm trong không khí như: vi rút, vi khuẩn, vi nấm, khí độc, bụi...
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, buổi sáng khi rửa mặt, buổi tối trước khi ngủ. Sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: tham gia giao thông, làm việc nơi nhiều hơi độc, khói bụi; nơi nhiều tác nhân gây bệnh (khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân; kiểm dịch động vật; chăm sóc vật nuôi; giết mổ gia súc gia cầm; tẩy độc môi trường, phun thuốc bảo vệ thực vật; sửa chữa, tẩy rửa xe cộ, máy móc, động cơ đốt trong...).
7. Phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá
Nghe có vẻ không liên quan nhưng phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá cũng có vai trò trong việc phòng chống khô mũi. Nguyên do bởi vì sự xuất hiện của mụn trứng cá bên trong có thể gây khó chịu ở mũi. Để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trứng cá, bạn nên chú ý đến sức khỏe của da, để duy trì lưu thông thông suốt của các tuyến bã nhờn và nang tóc.
Lời khuyên: thường xuyên ăn nhiều rau quả, ăn ít hoặc không ăn thức ăn cay, ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe tốt cho làn da.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Làm gì khi trẻ ho, sổ mũi...? Chảy nước mũi, ho, sốt... là những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm chuyển mùa. Tuy nhiên, đa phần trường hợp phải đưa đi bác sĩ và sử dụng thuốc kháng sinh. Và chuyện uống kháng sinh tới 2 lần/tháng không hiếm.... Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Xác định được thủ phạm Cảm...