Thói quen khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa
Dùng băng vệ sinh hàng ngày, mặc quần áo bó… càng khiến cho “vùng kín” không được khô thoáng, các vi khuẩn “xấu” phát triển nhiều hơn, tăng nnguy cơ bị bệnh phụ khoa.
Chào bác sĩ. Em có thắc mắc này mong được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt. Cứ vào mùa hè là “vùng kín” của em lại thường xuyên ẩm ướt, chính vì vậy mà em dùng băng vệ sinh hàng ngày, ngày nào cũng dùng. Tuy nhiên, do em có thói quen mặc quần áo bó nên việc dùng băng vệ sinh hàng ngày cũng bất tiện.
Bác sĩ cho em hỏi có cách nào làm cho “vùng kín” không bị ẩm ướt thường xuyên để em không phải dùng băng vệ sinh hàng ngày hay không? Hiện tại em bắt đầu cảm thấy ngứa ở “vùng kín”, không biết do em mặc quần áo chật quá hay do dị ứng với băng vệ sinh. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Hải Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hải Hà thân mến,
Theo như mô tả của bạn thì việc “vùng kín” của bạn thường xuyên ẩm ướt, thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày và mặc quần áo bó có liên quan đến nhau. Bạn nói rằng, do “vùng kín” bị ẩm ướt nên mới dùng băng vệ sinh hàng ngày nhưng bạn có biết chính việc bạn dùng băng vệ sinh như vậy mà càng khiến cho “vùng kín” của bạn không bao giờ có cảm giác khô thoáng.
Vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến cho cơ thể ra mồ hôi, đặc biệt ở những vùng được “che đậy” cẩn thận như “vùng kín” thì mồ hôi càng ra nhiều hơn và nếu bạn mặc đồ không thông thoáng, thấm hút mồ hôi thì mồ hôi sẽ đọng lại, tạo cảm giác ẩm ướt, dính. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chị em dễ bị viêm nhiễm âm đạo vào mùa hè, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Video đang HOT
Dùng băng vệ sinh hàng ngày, mặc quần áo bó cũng chính là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Để hiểu tường tận hơn vấn đề tại sao chị em dễ mắc bệnh phụ khoa trong mùa hè, bạn cần nắm được một số thói quen dễ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bao gồm:
- Dùng băng vệ sinh hàng ngày: Cách làm này vô tình đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bởi khi dùng băng vệ sinh, môi trường “vùng kín” sẽ không được khô, thoáng mà thay vào đó là môi trường nóng, ẩm rất thích hợp với các vi khuẩn xấu sinh sôi nhanh chóng.
- Mặc đồ quá chật hoặc bó sát: Quần áo quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi làm cho vi khuẩn tích tụ, dễ gây bệnh phụ khoa và xuất hiện mùi khó chịu ở khu vực “vùng kín”. Vì thế, tốt nhất chị em nên hạn chế những trang phục quá ôm sát, nhất là vào thời tiết mùa hè. Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên tránh xa những loại quần lót bằng ren, thun lạnh, ưu tiên cho chất liệu cotton và lụa.
- Nhịn tiểu: Rất nhiều chị em nhịn tiểu vì lười đứng lên đi hoặc vì lý do nào đó. Nhưng vào mùa hè, uống nước nhiều, nếu nhịn tiểu liên tục sẽ càng nguy hiểm cho sức khỏe. Nhịn tiểu không làm vỡ bàng quang nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn có thêm thời gian để sinh sôi và điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và “vùng kín”.
- Vệ sinh không đúng cách: Không ít chị em khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo thì lập tức cho rằng do mình kém vệ sinh. Vậy là họ ra sức vệ sinh cho thật sạch sẽ bằng cách dùng nhiều xà phòng xát khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, thậm chí còn rửa sâu vào trong. Tuy nhiên, điều này càng làm cho sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo tăng và khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm. Thụt rửa sâu bên trong còn có thể đẩy vi trùng vào sâu hơn, khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, nếu có dấu hiệu bệnh, tốt nhất chị em nên đi khám và giữ vệ sinh bằng cách rửa “vùng kín” hàng ngày bằng nước sạch. “Vùng kín” của bạn thường xuyên ẩm ướt chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do bạn dùng băng vệ sinh hàng ngày và mặc quần áo bó nên khả năng bị viêm nhiễm âm đạo có thể đã xảy ra, dấu hiệu là bạn bị ngứa. Bạn nên bỏ ngay thói quen mặc quần áo bó và dùng băng vệ sinh hàng ngày để cho “vùng kín” được thông thoáng và đi khám càng sớm càng tốt. Nếu để lâu sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác và việc điều trị gặp khó khăn hơn.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Những điều liên quan đến bệnh phụ khoa chị em cần biết
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa nhưng không phải chị em nào cũng đi khám để chữa trị dứt điểm bệnh.
Ngại đi khám phụ khoa vì xấu hổ
Chị Vân Anh (Nhật Tân - Tây Hồ) cho biết hiện tại chị có một con và chuẩn bị lên kế hoạch sinh đứa thứ hai, trong thời gian này chị thấy ở "vùng kín" của mình ra nhiều chất nhầy màu trắng xen lẫn huyết, có mùi hôi khó chịu. Chị đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về đặt chứ không đi khám. Nhưng càng ngày chị thấy các khí hư càng ra nhiều không có triệu chứng giảm dần, lo lắng chị đi khám bác sĩ cho chị biết nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng chuyên khoa sản Bệnh viện Đống Đa tình trạng viêm nhiễm âm đạo lâu ngày rồi mới đi khám phụ khoa như trường hợp chị Vân Anh là rất nhiều. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại của chị em khi bệnh ở "vùng kín" và họ tự mua thuốc để chữa trị. Đây là một thực trạng đáng báo động về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị không đúng cách hay tự ý điều trị, điều trị muộn nên bệnh trở nên nặng, khó chữa, để lại một số di chứng đáng tiếc như: dính vòi trứng, gây vô sinh, thai ngoài tử cung, sinh non, con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai.
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Những người bị nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết khi đi khám phụ khoa sẽ được bác sĩ khám kiểm tra kết hợp với làm xét nghiệm mới có thể xác định vị trí ra huyết (từ âm đạo, cổ tử cung hay tử cung...), nguyên nhân ra huyết từ nguyên nhân nào để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình làm các xét nghiệm có thể phát hiện thêm ra các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, nấm, u xơ tử cung, thậm chí là ung thư tử cung...
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ ở thời kì mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Chính vì thế việc đi khám phụ khoa làm các xét nghiệm về đường âm đạo hay soi cổ tử cung để phát hiện kịp thời ung thư tế bào cổ tử cung là điều rất cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi này.
Bệnh phụ khoa không loại trừ một ai
Bác sĩ Hùng cho biết, những người làm văn phòng thường khó tránh mắc cácbệnh phụ khoa. Do đặc thù công việc hàng ngày phải làm việc căng thẳng, ngồi lâu trước máy tính, việc di chuyển giữa văn phòng máy lạnh và môi trường bên ngoài thường xuyên, ít vận động làm cho quá trình lưu thông máu về các cơ quan sinh sản bị trì trệ... Khi sức đề kháng giảm thì vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công lên các vùng kín và gây bệnh ở đó. Chính vì thế những trường hợp bị bệnh ngứa ở các "vùng kín" nên làm các xét nghiệm phụ khoa bằng cách soi tươi dịch âm đạo chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục do vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu... từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ tiến hành làm những xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán liên quan thì mới có thể phát hiện chính xác bệnh, còn nếu khám phụ khoathông thường bằng mắt thì sẽ rất khó chẩn đoán được đúng bệnh và nguyên nhân của nó.
Khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết. Ảnh minh họa
Thông thường, khi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ cho làm siêu âm phần phụ và vú; soi cổ tử cung để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới; soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới như vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu...; xét nghiệm tìm vi khuẩn có khả năng gây vô sinh khi tìm hiểu thông tin qua người bệnh; xét nghiệm HPV tìm virus gây ung thư cổ tử cung; phết tế bào âm đạo - cổ tử cung để sớm phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung, âm đạo; sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán chính xác các bất thường ở cổ tử cung; cấy dịch âm đạo nhằm tìm vi khuẩn gây bệnh mà dùng kháng sinh thích hợp; xét nghiệm nội tiết - hormone và đánh giá những rối loạn nội tiết tố; hoặc chụp tử cung vòi trứng bằng phương pháp cản quang để tầm soát các dấu hiệu bất thường.... bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Mặt khác, đối với phụ nữ mang thai khi có biểu hiện viêm ngứa, có dịch mùi hôi... cần phải đi khám phụ khoa để làm các xét nghiệm sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục do các nguyên nhân khác nhau để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ sinh non, sinh con thiếu tháng.
Chính vì thế đi khám phụ khoa định kỳ sẽ là điều kiện hạn chế được các bệnh tật thường mắc phải ở phụ nữ. Và khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết.
Theo Eva
Những việc chị em cần làm để nhanh có em bé Để nhanh có em bé, bạn cũng cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng, tránh tăng cân, tránh mắc các bệnh phụ khoa và có lối sống lành mạnh... Thưa bác sĩ, vợ chồng em muốn có em bé trong năm nay nhưng sau khi kết hôn 6 tháng vẫn chưa có "tin vui". Em đã dùng đủ mọi biện pháp bao gồm...