Thói quen khiến bạn tăng cân trong khi ngủ
Ăn tối nhiều, uống cà phê, tập thể dục quá muộn là những thói quen có thể gây tăng cân vào ban đêm nhiều người vẫn mắc phải.
Ăn quá gần giờ đi ngủ: Theo Prevention, việc ăn tối, dù chỉ là ăn vặt, gần giờ đi ngủ có thể làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, dẫn đến tăng cân. Nghiên cứu năm 2017 từ tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho rằng ăn uống khi cơ thể đang sản xuất melatonin (hormone ổn định giấc ngủ) có thể làm tăng chất béo. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên ăn cách thời điểm đi ngủ khoảng 3 đến 4 giờ để ngăn ngừa tăng cân. Ảnh: Yahoo.
Uống cà phê muộn vào buổi tối: Caffeine có thể giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng, nhưng uống cà phê vào buổi tối làm gián đoạn giấc ngủ. Những rối loạn giấc ngủ có thể thay đổi các hormone quản lý sự thèm ăn và cảm giác no. Ngoài ra, hợp chất axit chlorogenic trong cà phê có thể gây tăng cân. Nguyên tắc là bạn chỉ nên uống cà phê cách thời điểm đi ngủ khoảng 6 giờ. Ảnh: Elitedaily.
Ăn quá nhiều vào bữa tối: Nếu bạn thường ăn tối nhiều và thịnh soạn, đây là thói quen xấu cho sức khỏe. Bữa ăn có nhiều chất béo khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, gây cảm giác khó tiêu. Ngoài ra, khi bạn ngủ sâu, não sản sinh ra hormone tăng trưởng. Nếu bạn ăn nhiều vào buổi tối, hormone này lưu trữ thực phẩm trong hệ thống như là chất béo, thay vì chuyển hóa thành nhiên liệu cho cơ thể. Ảnh: Pinterest.
Video đang HOT
Sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối: Ánh sáng xanh trong các thiết bị điện tử có thể gây mất ngủ và tăng cân. Chúng cản trở cơ thể sản xuất hormone melatonin. Đây là loại hormone chịu trách nhiệm ổn định chu kỳ giấc ngủ. Thay vì sử dụng điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ, bạn hãy đọc sách và nghe nhạc thư giãn. Ảnh: Whaleshares.
Tập thể dục quá muộn: Các nhà khoa học khuyên bạn nên tập thể dục trước khi đi ngủ khoảng 4 giờ. Vì hormone endorphin sản sinh sau khi tập luyện có thể khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm. Tập luyện quá muộn và nặng có thể dẫn đến thiếu ngủ, làm giảm năng lượng của bạn vào ngày hôm sau. Điều này khiến bạn hoạt động kém và tiêu thụ nhiều calo hơn. Ảnh: Self.
Bật đèn sáng khi ngủ: Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pineal Research (Mỹ), ngủ trong bóng tối hoàn toàn giúp sản sinh hormone melatonin, tạo giấc ngủ ngon. Đồng thời, nó hỗ trợ sản xuất chất béo nâu, chứa chất ty thể đốt cháy calo hiệu quả. Bật đèn sáng khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây tăng cân. Ảnh: Healthline.
5 triệu chứng khiến mẹ khó chịu khi mang thai nhưng lại tốt cho đứa trẻ trong bụng
Những triệu chứng khi mang thai có thể khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn nhưng chúng lại báo hiệu rằng em bé đang phát triển tốt.
#1. Buồn nôn, nôn ói
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Thực sự không có gì vui khi những loại thực phẩm vốn là sở thích của bạn thì nay lại khiến bạn buồn nôn không thể ăn được. Buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, nôn ói là những triệu chứng phổ biến khi ốm nghén. Chúng thường xảy ra vào buổi sáng nhưng cũng đủ khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu.
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lisa Chin (làm việc tại Bệnh viện Mount Alvernia, Singapore), khi mang thai, khứu giác của mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, chỉ cần ngửi một chút nước hoa vốn bạn rất yêu thích cũng có thể khiến bạn buồn nôn. Nguyên nhân của chứng ốm nghén là do sự gia tăng đột ngột của hormone hCG - hormone cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.
Triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 6 thai kỳ và may mắn triệu chứng này thường sẽ kết thúc ở tuần thứ 14.
#2. Ngực đau và mềm
Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai, ngực của người mẹ đã có sự thay đổi rõ rệt. Lý do là bởi các ống dẫn sữa đang tăng lên và phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời.
Bạn cũng sẽ cảm thấy ngực đau mỗi khi chạm, khi tắm hoặc lúc mặc áo ngực. Lý do của sự thay đổi này cũng là vì sự gia tăng của nồng độ progesterone và estrogen - các hormone cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng mẹ.
#3. Tăng cân
Tăng cân khi mang thai là điều cần thiết bởi trong thời gian này cân nặng đó không chỉ của mẹ bầu mà còn là của em bé trong bụng, của nước ối, của máu, tử cung... Theo các chuyên gia, việc tăng cần là cần thiết và là dấu hiệu em bé đang phát triển tốt nhưng mẹ cũng không nên tăng cân quá nhiều, chỉ nên tăng từ 10 đến 13kg là đủ.
Tăng cân khi mang thai là điều cần thiết. (ảnh minh họa)
#4. Xuất hiện nhiều tiết dịch âm đạo
Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ nhận thấy tiết dịch âm đạo tăng lên đáng kể - đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Lý do là bởi nồng độ estrogen tăng lên đáng kể khi mang thai. Ngoài ra, việc cơ thể cung cấp nhiều máu hơn đến âm đạo cũng gây ra tiết dịch nhiều hơn.
Tiết dịch âm đạo thải ra nhiều cũng giúp ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập của vi trùng nào vào tử cung qua đường âm đạo, gây nhiễm trùng và giúp giữ em bé được an toàn.
#5. Đi tiểu nhiều
Việc phải đi tiểu thường xuyên với thân hình lạch bạch của một bà bầu khiến bạn vô cùng khó chịu nhưng đây lại là việc có lợi cho thai kỳ. Bởi lúc này thai nhi đang ngày một lớn hơn sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu.
Mặc dù có thể khiến bạn khó chịu nhưng hãy uống nhiều nước để bù lại nhu cầu đi tiểu thường xuyên của bạn bởi nước rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Nước tăng lực tàn phá sức khỏe như thế nào? Nước tăng lực là loại thức uống phổ biến để cải thiện năng lượng, sự tỉnh táo và tập trung. Nhưng nghiện nước tăng lực tiềm ẩn những nguy hại đối với sức khỏe Nghiện nước tăng lực là gì? Nghiện là một tình trạng tâm lý liên quan đến mong muốn liên tục sử dụng một loại chất hoặc tham gia vào...