Thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư là bao lâu?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh – Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, theo thống kê của thế giới, đối với căn bệnh ung thư thì thời gian sống được tính theo giai đoạn 5 năm, nghĩa là tất cả các bệnh ung thư sau khi áp dụng các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… mà thời gian sống kéo dài trên 5 năm thì được xem là thành công.
Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Ngọc Anh, có nhiều bệnh nhân khỏi hẳn được bệnh ung thư sau khi áp dụng các phương pháp điều trị. Vì vậy, khi phân tích về vấn đề tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư sau khi áp dụng các phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh khi phát hiện.
Đối với bệnh ở giai đoạn 1 thì có khả năng khỏi hẳn; giai đoạn 2 thì cơ hội sống trên 5 năm là trên 70% nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách; giai đoạn 3 thì tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ còn 30 – 40% và đến giai đoạn 4 thì tỉ lệ bệnh nhân sống qua 5 năm không quá 10%.
Ung thư gan là một trong những loại ung thư có tỷ lệ người mắc bệnh cao hàng đầu ở nước ta
Bác sĩ Ngọc Anh khuyến cáo, thời gian bệnh nhân ung thư sống thêm được bao nhiêu năm phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn và phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Do đó, người dân nếu thấy bản thân có các triệu chứng hay các dấu hiệu nghi ngờ ung thư… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn rõ ràng, cũng như phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách.
Về tầm soát ung thư, bác sĩ Ngọc Anh cho biết, hiện tại trên thế giới có khoảng 268 loại ung thư khác nhau, chúng ta không thể cùng lúc tầm soát tất cả các loại này. Vì vậy, dựa trên đặc trưng về nghề nghiệp, độ tuổi, môi trường tiếp xúc, thói quen ăn uống, tiền sử bệnh tật, yếu tố về vấn đề di truyền… các bác sĩ sẽ tư vấn để người dân tầm soát các loại ung thư mà mình dễ mắc phải.
M.P
Video đang HOT
Theo petrotimes
Ấn tượng về y tế Triều Tiên của bác sĩ Pháp hai lần điều trị cho Kim Jong-il
Sau hai tháng ở Bình Nhưỡng, bác sĩ Francois-Xavier Roux (Pháp) nhận xét bác sĩ Triều Tiên rất giỏi, thậm chí ngang với bác sĩ châu Âu.
Năm 1993, bác sĩ Francois-Xavier Roux, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Sainte Anne ở Paris (Pháp) nhận cú điện thoại từ một quan chức Triều Tiên giấu tên. Ông Kim Jong-il, người lúc bấy giờ chuẩn bị trở thành lãnh đạo tối cao Triều Tiên, bị thương ở đầu do tai nạn cưỡi ngựa và cần lời khuyên từ bác sĩ Roux.
15 năm sau, Triều Tiên một lần nữa liên hệ với bác sĩ Roux. Lần này, tình hình cấp bách hơn nhiều. Cùng một số chuyên gia y tế khác, bác sĩ Roux được đưa tới Triều Tiên một cách bí mật.
"Tôi không biết mình sẽ gặp ai. Họ chẳng nói gì cả", ông kể với Telegraph.
Đến Bình Nhưỡng, bác sĩ Roux lập tức tới bệnh viện. Trên xe, các nhân viên Triều Tiên đưa ra hồ sơ y tế của một số bệnh nhân, yêu cầu bác sĩ Pháp chẩn đoán và nêu phương pháp điều trị. Hầu hết bệnh nhân này không nghiêm trọng song có một người khiến Roux lo lắng, muốn gặp bằng được.
Sau vài giờ tham khảo ý kiến, đội ngũ y tế Triều Tiên đồng ý với đề nghị của bác sĩ Roux. Bệnh nhân đó, hóa ra, chính là ông Kim Jong-il.
"Khi tôi đến, ông ấy đang được chăm sóc giảm nhẹ", bác sĩ Roux nói. "Ông ấy hôn mê, tình hình khá tồi tệ".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của Chủ tịch Kim Yong-un. Ảnh: EPA.
Nhiệm vụ của bác sĩ Roux là cứu sống lãnh đạo cấp cao Triều Tiên bằng cách trao đổi, tư vấn các bác sĩ khác. Để đảm bảo bí mật, ông từ chối tiết lộ đã điều trị cho Kim Jong-il như thế nào.
10 ngày trôi qua, ông Kim tỉnh dậy và nói chuyện được. Bác sĩ Roux trở về Pháp, sau đó quay lại Triều Tiên hai lần nữa để theo dõi sức khỏe bệnh nhân.
Theo miêu tả của bác sĩ Roux, ông Kim Jong-il khi ấy cũng như bao bệnh nhân từng bị đột quỵ khác, rất lo lắng về sức khỏe. Nhà lãnh đạo Triều Tiên liên tục hỏi xem mình có thể sống bình thường, đi lại bình thường và làm việc bình thường hay không. Ngoài ra, ông Kim trò chuyện sôi nổi với bác sĩ Roux về điện ảnh, rượu vang Pháp và thể hiện rõ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiết với Pháp.
Trong hai tháng ở Bình Nhưỡng, điều khiến bác sĩ Roux ấn tượng nhất chính là năng lực của bác sĩ Triều Tiên. Ông nhận xét: "Họ rất giỏi. Mỗi lần thảo luận chung, tôi có cảm giác đang làm việc với đội ngũ y tế châu Âu".
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất ở Triều Tiên được bác sĩ Roux đánh giá tốt. Theo Reuters, những năm cuối đời, nhà lãnh đạo Kim Jong-il thường xuyên được kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Ponghwa, trung tâm Bình Nhưỡng. Chỉ dành những lãnh đạo nòng cốt cùng gia đình, đây là cơ sở y tế lớn, hiện đại, nằm giữa rừng cây và có bãi đậu trực thăng riêng. Bệnh viện Ponghwa luôn được canh gác nghiêm ngặt.
Đến nay, bác sĩ Roux vẫn không biết chính xác lý do Triều Tiên gọi mình. Ông đoán rằng có lẽ họ cần những người "không bị cảm xúc chi phối".
"Các đồng nghiệp Triều Tiên rất e dè khi đưa ra quyết định liên quan đến sức khỏe nhà lãnh đạo", bác sĩ Roux lý giải. "Ngược lại, tôi có thể hỏi han và khuyến cáo mà không gặp vấn đề gì".
Ấn tượng của bác sĩ Roux trái ngược với một số nhận định trước đây về nền y tế "bí mật nhất thế giới". Năm 2013, nhà báo Benjamin Mack (Đức) đến thăm Triều Tiên và đổ bệnh. Trở về, anh viết trên Business Insiderrằng "cơ sở hạ tầng y tế của Triều Tiên cần được hỗ trợ".
Thực tế, đã có thời gian Triều Tiên sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe đáng khen ngợi. Nước này thành lập một đội quân bác sĩ gia đình, mỗi người phụ trách khám chữa một cụm dân cư đồng thời đẩy mạnh tiêm chủng và lối sống lành mạnh. Nhờ vậy, thập niên 1960, Triều Tiên có nhiều giường bệnh và ít trẻ sơ sinh tử vong hơn Hàn Quốc.
Năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính người dân Triều Tiên chi chưa tới một USD mỗi năm cho chăm sóc sức khỏe. Năm 2010, cựu giám đốc Margaret Chan nhận xét hệ thống y tế Triều Tiên khiến các quốc gia khác phải ghen tỵ.
Theo thời gian, ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế trì trệ cùng sự cô lập từ phương Tây khiến nền y tế Triều Tiên không còn như cũ. Báo cáo năm 2017 chỉ ra 41% dân Triều Tiên bị suy dinh dưỡng dẫn đến dịch lao. CIA World Factbook thống kê tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong của Triều Tiên là 24,5 trên 1.000, cao gấp 4 lần Mỹ và gấp 6 lần Hàn Quốc. Năm 2012, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) chỉ ra 25% trẻ em Triều Tiên dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mạn tính.
Minh Nguyên
Theo VNE
Hai viện hợp sức cứu bệnh nhân bị dập lách Nam bệnh nhân 36 tuổi chuyển viện từ Bà Rịa Vũng Tàu đến TP HCM do gãy xương, dập lách sau tai nạn xe. Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) xác định bệnh nhân gãy 4 xương ở thân xương đùi trái, cẳng chân trái, cánh tay trái, bánh chè trái. Bệnh nhân dập lách và mất nhiều máu nguy...