Thời điểm nên ngừng uống trước khi ngủ
Mọi người nên ngừng uống cà phê 6 giờ trước khi ngủ còn với rượu, bia là 4-5 giờ.
Uống đủ chất lỏng mỗi ngày là điều quan trọng để giữ đủ nước cho cơ thể. Nhưng hấp thụ quá nhiều bất cứ thứ gì quá muộn đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Amy Bragagnini, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, cho biết, các chuyên gia dinh dưỡng liên tục tư vấn cho bệnh nhân về cách nạp đủ chất lỏng. Một phần thảo luận quan trọng về thời gian uống chất lỏng. Cô thường hỏi bệnh nhân của mình: “Anh/chị thường đi ngủ lúc mấy giờ?”.
Câu trả lời giúp các nhà chuyên môn có thông tin hỗ trợ bệnh nhân hấp thụ đủ nước và có một giấc ngủ ngon.
Chuyên gia Bragagnini cho biết, uống quá nhiều bất kỳ loại chất lỏng nào trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon vào ban đêm rất quan trọng để giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm cũng như tác động tới tâm trạng và khả năng hoạt động tổng thể của bạn mỗi ngày.
Theo Huffpost, mọi người nên ngừng uống hầu hết các loại chất lỏng ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, nhưng khung thời gian tốt nhất phụ thuộc vào từng loại.
Bạn không nên uống rượu bia 4-5 giờ trước khi ngủ. Ảnh minh họa: Eatthis
Cà phê
Bạn có thể muốn uống cà phê hoặc một loại đồ uống có chứa caffeine để không buồn ngủ vào buổi chiều. Nhưng khi bạn uống cà phê càng muộn, nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ càng cao. Uống hơn 400mg caffeine mỗi ngày – tương đương với khoảng 4 tách cà phê 250ml – có thể gây bồn chồn, mất nước, lo lắng và mất ngủ.
Nhà thần kinh học Chris Winter khuyên, để có một giấc ngủ ngon vào ban đêm, nghiên cứu cho thấy bạn nên ngừng uống cà phê ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.
Caffeine có thể hoạt động như một chất kích thích, làm gián đoạn giấc ngủ sâu và ảnh hưởng đến thời gian ngủ.
Rượu, bia
Video đang HOT
Một ly rượu hoặc bia gần giờ đi ngủ dễ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng thực sự lại làm gián đoạn giấc ngủ. Đó là bởi rượu có thể có cả tác dụng an thần và kích thích.
“Ban đầu rượu, bia có thể giúp ai đó đi vào giấc ngủ nhưng cuối cùng tác dụng an thần sẽ mất dần và nhiều người khó ngủ trở lại sau khi tỉnh giấc”, chuyên gia Bragagnini nói.
Uống rượu vào buổi tối có thể làm gián đoạn thời gian ngủ sâu nhất, gây ra những giấc mơ đáng sợ.
Hãy uống ly rượu, bia cuối cùng 4-5 giờ trước khi ngủ. Đây là khoảng thời gian cần thiết để chuyển hóa rượu.
Đồ uống có đường làm tăng lượng đường trong máu, cần hạn chế uống 2 giờ trước khi ngủ. Ảnh minh họa: Selecthealth
Nước ép trái cây và đồ uống có đường
Tiêu thụ đồ uống có đường, như nước ngọt hoặc nước trái cây, vào buổi tối sẽ làm tăng lượng đường trong máu, kích hoạt tuyến tụy của bạn tiết ra insulin, loại hormone cho phép glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng.
Lượng đường tăng đột ngột có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh đồ uống có đường ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
Nước
Janice Johnston, Giám đốc y tế của Redirect Health, giải thích, nước điều chỉnh thân nhiệt suốt đêm, giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, khi sức khỏe không ổn hoặc bạn đang lo lắng, một cốc nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp tinh thần thoải mái, bớt mệt mỏi.
Chuyên gia Bragagnini cho biết, để một chai nước trên tủ đầu giường là một ý kiến hay nếu bạn thường thức dậy với tình trạng khô miệng. Bạn có thể uống nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng để bù nước cho cơ thể sau khi ngủ.
Nhược điểm duy nhất của việc uống nước trước khi đi ngủ là bạn có thể phải thức dậy để đi vệ sinh vào ban đêm.
Người phụ nữ bị ung thư đại trực tràng vì loại đồ uống quen thuộc
Ung thư đại trực tràng đang tăng nhanh về số lượng và ngày càng trẻ hóa do thói quen ăn uống không lành mạnh của người trẻ hiện đại.
Theo thống kê của Cục Y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc), ung thư đại trực tràng luôn là loại ung thư phổ biến nhất ở Đài Loan. Khi nhắc đến nguyên nhân của căn bệnh đáng sợ này, chúng ta thường chỉ nghĩ đến các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối, rau củ muối chua, các món nhiều muối, rượu bia... Trong khi đó, đồ uống nhiều đường cũng là một thủ phạm dễ gây ung thư đại trực tràng thì thường bị bỏ qua.
Ảnh minh họa
Mấy ngày gần đây, truyền thông Đài Loan xôn xao trước thông tin một người phụ nữ bất ngờ phát hiện ung thư đại trực tràng giai đoạn gần cuối dù sống lành mạnh. Vị bác sĩ tiêu hóa chia sẻ ca bệnh của cô trên chương trình y tế "The Doctor Is Hot" cho biết, cô có cân nặng ổn định, chỉ số BMI trong khoảng lý tưởng, trước nay cũng rất ít khi mắc bệnh vặt.
Đặc biệt, người phụ nữ này không bao giờ hút thuốc hay uống rượu bia, hạn chế thịt đỏ, rất ít khi ăn thực phẩm chế biến sẵn và các món nhiều dầu mỡ. Cô còn luôn quan tâm đến việc uống đủ nước hàng ngày và luyện tập thể thao ở mức độ vừa phải. Chính vì vậy, lúc nhận được kết quả chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn 3 cô vô cùng bất ngờ, hoảng loạn đến mức không cầm được nước mắt mà khóc nức nở ngay tại bệnh viện.
Hóa ra, cô có thói quen uống ít nhất 1 cốc trà sữa hoặc uống thêm các loại đồ uống có đường khác mỗi ngày. Cô cho rằng đây cũng là một cách bổ sung lượng nước và năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, cô không chọn đồ uống có cồn hay có ga, thậm chí còn thường xuyên uống các loại nước ép nên sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Cho đến một ngày, đang làm việc thì cô bỗng nhiên đau bụng dữ dội, uống thuốc giảm đau cũng không đỡ. Lo lắng vì gần đây thường ăn không ngon miệng, đau bụng âm ỉ lại đi ngoài ra phân đen nên cô đến bệnh viện khám. Thật không ngờ, kết quả kiểm tra lại là ung thư đại trực tràng giai đoạn gần cuối.
Đồ uống nhiều đường không chỉ gây tiểu đường mà còn dẫn tới ung thư
Tiến sĩ Wu Bingxiu từ Khoa Gan mật và Tiêu hóa tại Bệnh viện Shin Kong (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, đồ uống có đường không chỉ gây tiểu đường mà còn ảnh hưởng tới tim mạch, ung thư. Trong đó, bệnh ung thư đại trực tràng do tiêu thụ quá nhiều các loại đồ uống nhiều đường thường phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi.
Bởi vì giống như người phụ nữ vừa kể trên, người trẻ Đài Loan rất mê trà sữa, các loại trà lắc thêm đường hay kem cheese, phô mai... Các loại sinh tố, nước ép trái cây những tưởng tốt cho sức khỏe nhưng uống không đúng cách, cho thêm nhiều đường, uống quá nhiều thì cũng làm đường huyết tăng vọt.
Ảnh minh họa
Trong khi đó, Tiến sĩ Wu khẳng định bản thân lượng đường trong máu cao là một yếu tố gây ung thư bởi 2 lý do. Thứ nhất, nếu đường huyết quá cao thì áp suất thẩm thấu trong cơ thể rất cao, sẽ gây ra tình trạng viêm các mạch máu trên toàn cơ thể. Còn lý do thứ 2 là từ polyp đại tràng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh polyp đại trực tràng ở bệnh nhân đái tháo đường cao hơn 30% so với dân số chung. Trong khi đó, polyp đại trực tràng là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn tới ung thư đại trực tràng.
Vì vậy, ông cũng nhắc nhở chúng ta nên kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể và chú ý đến các triệu chứng ung thư đại trực tràng sau đây:
- Thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón)
- Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
- Cảm giác đi đại tiện không hết.
- Thường xuyên cảm thấy rất mệt mỏi, chán ăn.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Thấy máu (hoặc đỏ tươi hoặc sẫm màu) trong phân.
- Nhận thấy phân nhỏ hơn bình thường và đau bụng, khó chịu vùng bụng.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần... Lúc này, nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị trước khi quá muộn.
Sau tuổi 25, phụ nữ càng ăn nhiều 6 món này càng già nhanh, tăng nếp nhăn và mỡ thừa Từ sau tuổi 25 trở đi, collagen bắt đầu suy thoái, phụ nữ bắt đầu biểu hiện lão hóa. Có 6 món chị em tuyệt đối không nên ăn kẻo ngày càng già nhanh. Chúng ta vẫn có câu: Cơ thể bạn là tấm gương phản chiếu những gì bạn ăn. Đặc biệt, trái tim, vòng eo hay làn da là những bộ...