Thời bán hàng online: Cảnh giác với những chiêu trò “bẩn”
Năm 2020 là một năm nền kinh tế sụt giảm nhiều do ảnh hưởng từ đại dịch COVID 19, các công ty đâu đâu cũng cắt giảm nhân sự, nhiều người thất nghiệp, kinh doanh thua lỗ…
Giữa đại dịch Covid 19, bán hàng online nổi lên như một nghề nghiệp “cứu cánh” nhiều gia đình. Nhờ bán hàng online nhiều người đã đổi đời nhưng cũng có người mất hết vốn liếng. Thế mới thấy kinh doanh online vốn không phải đơn giản và có nhiều câu chuyện may rủi xung quanh nó…
Nhà nhà bán hàng online
Mở facebook ra một ngày bỗng thấy đồng loạt các bạn từ “nhà nọ”, “nhà kia”, tiến sỹ các kiểu…bỗng đều khởi nghiệp rao hàng online.
Không chỉ chị em bạn dì mà ngay các ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo rao hỗ trợ vợ bán nem rán, cá kho, hoa hồng các kiểu… Mà các ổng rao thì duyên thôi rồi, nào thì cá kho chắc, bùi, ngậy từ miếng riềng, chuẩn vị “cơm mẹ nấu”… Thời dịch bệnh, từ con tép, nắm dưa, đến sơn hào hải vị, nhà cửa, thời trang, mỹ phẩm, pass đồ… ngày ngày rộn ràng “thị trường online”…
Tôi có biết một chị bạn kinh doanh thực phẩm chức năng, lúc đầu chỉ là tay trái vào nghề, với số vốn ít ỏi, mỗi lần nhập hàng chỉ dám nhập chục hộp vì sợ không có khách mua, không có vốn xoay vòng. Vậy mà chỉ mất 1 năm lăn lội trên thị trường online, chị đã trở thành một trong những đại lý lớn nhất miền Bắc. Chị cũng bỏ luôn công việc công sở gò bó để tập trung buôn bán. Mỗi tháng chị có thể bán ra được hàng trăm hộp và đổ sỉ cho rất nhiều nơi.
Khi được hỏi bí quyết, chị chia sẻ: “Chỉ cần làm việc gì cũng có tâm là được”. Đúng như vậy từ khâu tư vấn khách hàng cho đến bán hàng chị luôn tận tuỵ chăm sóc từng khách một như khách VIP, bao nhiêu người đã mua đều quay lại và giới thiệu khách mua hàng cho chị. Sản phẩm bên chị luôn có chứng nhận đầy đủ, nguồn gốc uy tín càng khiến cho khách hàng tin yêu mà mua hàng…
Bán hàng online hay kinh doanh online, những thuật ngữ không còn xa lạ ở thời đại công nghệ 4.0 này. Bán hàng online là một hình thức kinh doanh trên mạng internet thông qua các kênh online và mạng xã hội như: bán hàng qua Facebook, bán hàng trên Youtube, tiếp thị trên Zalo… Nhờ sự phổ biến rộng rãi của các trang mạng xã hội để quảng bá, trưng bày các sản phẩm. Lợi ích của việc bán hàng online đó là tiết kiệm được nhiều chi phí như thuê mặt bằng và nhân viên. Bên cạnh các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử cũng là nơi để các nhà bán hàng có thể đăng ký gian hàng và kinh doanh online dễ dàng. Những sàn thương mại nổi tiếng và uy tín như Shopee, Lazada, Sendo,…
Câu chuyện bán hàng online vốn đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây, nhưng đến năm 2020 thì “nghề nghiệp” này mới thực sự bùng nổ. Bỗng một ngày thức dậy thấy người người nhà nhà trên Facebook đều bán hàng online. Chỉ nói riêng trên Facebook đã có đầy đủ các mặt hàng từ quần áo, đồ ăn, vật dụng cá nhân cho đến mọi thứ mà người tiêu dùng cần. Dường như mọi người đều bắt kịp xu hướng kinh doanh của năm nay, từ những bà mẹ bỉm sữa cho đến các anh chị công sở, những người ở nhà,… đều bán hàng online. Giờ chỉ với một thao tác click chuột, bạn đã có mọi thứ bạn cần giao tận đến nhà.
Đối với thị trường online, đại dịch Covid cũng được coi là yếu tố giúp thị trường mở rộng hơn, bên cạnh sự gia nhập của nhiều nhà bán hàng online còn có nhu cầu mua hàng online tăng cao của người tiêu dùng. Bởi khi đại dịch bùng phát, với chủ trương phòng tránh dịch bệnh, nhiều người không ra đường, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ đóng cửa,… nhưng nhu cầu cá nhân thì vẫn có. Vì vậy, đa phần người tiêu dùng chuyển từ mua sắm offline sang mua hàng online để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Đây là thời thế tốt nhất cho hình thức kinh doanh online phát triển. Và cho đến bây giờ khi dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng kinh doanh online vẫn chưa hạ nhiệt bởi nhiều người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua bán online từ kinh doanh trong mùa dịch.
Video đang HOT
Đa cấp núp bóng bán hàng online.
Và chiêu trò, đa cấp
Dẫu biết rằng bán hàng online đang là trào lưu, đem về lợi nhuận khủng nhưng không phải ai cũng thành công với hình thức kinh doanh này. Có nhiều câu chuyện buồn vui, may rủi xoay quanh công việc “chốt đơn online”. Giờ đây cứ mở bất kì một trang mạng xã hội nào đều dễ dàng thấy các nhà bán hàng online, từ chuyên nghiệp cho đến mới vào nghề. Muốn trở thành một người bán hàng online không chỉ cần có vốn, có một vài tài khoản mạng xã hội là có thể làm được. Nhiều người mới tham gia vào hình thức kinh doanh này mà không được trang bị các kỹ năng bán hàng, kiến thức về các mặt hàng cũng như sự tỉnh táo thì sẽ rất dễ sinh ra rủi ro.Và chiêu trò, đa cấp
Điển hình trong đó là “đa cấp biến tướng” núp bóng dưới bán hàng online. Có nhiều hình thức đa cấp online khác nhau nhưng điểm chung là đều có lượng người tham gia và số tiền khổng lồ. Theo câu chuyện của chị T.T.T (30 tuổi, Hà Nội), chị đã tham gia vào một đường dây đa cấp online mà chị không hề hay biết.
Vốn định kiếm thêm chút tiền từ việc kinh doanh online, chị đã tìm hiểu đến nhãn hàng D chuyên bán mỹ phẩm. Khi thấy các hình ảnh hào nhoáng được dựng lên như doanh số mấy trăm triệu một tháng, được thưởng điện thoại đời mới, ô tô,… chị T đã siêu lòng trước “món hời” này và đăng ký làm đại lý. Muốn làm đại lý thì phải nhập nhiều hàng, chị đã bỏ ra số tiền gần trăm triệu đồng để nhập hàng với ước mơ đổi đời như bọn họ vẽ ra.Điển hình trong đó là “đa cấp biến tướng” núp bóng dưới bán hàng online. Có nhiều hình thức đa cấp online khác nhau nhưng điểm chung là đều có lượng người tham gia và số tiền khổng lồ. Theo câu chuyện của chị T.T.T (30 tuổi, Hà Nội), chị đã tham gia vào một đường dây đa cấp online mà chị không hề hay biết.
Nhưng đời không như là mơ, doanh số mấy trăm triệu đâu không thấy, chỉ thấy hàng trăm sản phẩm nhập về mà không ai mua. Hỏi ra mới biết khách hàng tiêu thụ sản phẩm không có, chỉ có hàng trăm người cũng làm đại lý giống như chị.
Chị kể: “Ai biết đến sản phẩm này thì cũng làm đại lý rồi thì biết bán cho ai?”. Cuối cùng chị đành tư vấn, bán cho bạn bè người thân của mình để thu hồi vốn. Nhưng bạn bè sử dụng người thì dị ứng, người thì hỏng da,… lúc ấy chị mới biết hoá ra đây chỉ là kem trộn với giá thành rất rẻ nhưng được đóng gói bao bì sang trọng chỉ để lôi kéo mọi người vào đường dây đa cấp này. Nếu như chị muốn thu hồi vốn, sinh lãi thì chị lại phải vẽ ra những con số đáng mơ ước để tuyển đại lý nhập hàng của chị. Nhưng chị thà mất tiền chứ không tham gia vào đường dây đa cấp, bởi theo chị như vậy là thất đức. Dễ thấy rằng quy mô của mô hình đa cấp online này giống như một vòng lặp, cứ như vậy sẽ có rất nhiều người mất tiền oan vì nó.
Bên cạnh rủi ro nói trên, nhiều người cũng vì thiếu kiến thức về sản phẩm, nguồn hàng không uy tín mà nhập nhầm hàng giả về bán. Như vậy chả khác gì “treo đầu dê bán thịt chó” , hậu quả là không chỉ mất uy tín với khách hàng mà còn phải bồi thường cho khách cũng như mất hết vốn liếng nhập hàng. Cũng có nhiều trường hợp không tồn tại lâu được bởi không có kinh nghiệm bán hàng, thái độ phục vụ kém, không kiên nhẫn với khách hàng, đôi khi còn mắng chửi khách. Dù cho mặt hàng và giá thành có tốt đến đâu cũng khó trụ vững được.
Và cả những mánh khoé, chiêu trò,… Trong bất kì hình thức kinh doanh nào cũng có những mánh khoé, chiêu trò và bán hàng online cũng vậy. Người bán sử dụng những hình thức đó nhằm giúp bản thân bán được nhiều hàng hơn. Những mánh khoé có thể kể đến như nâng giá sản phẩm lên rồi thông báo sale từ 20% đến 50%. Đặc biệt là trên Facebook, các bạn trẻ “hot face” tạo ra những “phốt” tố nhau giật chồng, đánh ghen,… để PR bản thân từ đó cũng PR sản phẩm mình bán. Không chỉ vậy, nhiều người còn sử dụng những chiêu trò để cạnh tranh không lành mạnh với các shop khác. Anh N.Đ.L (Nam Định), chủ shop đồ ăn vặt: “Bản thân anh đã từng bị đối thủ chơi xấu, họ đặt hàng đồ ăn của anh về sau đó tráo đổi kêu đồ ăn của anh hết hạn, hỏng rồi đăng đàn tố anh làm mất hết uy tín và danh dự của shop anh”. Đây chỉ là một trường hợp giữa rất nhiều trường hợp bị vu khống, chửi bới, dựng chuyện để bôi nhọ đối thủ của mình nhằm “dìm” người khác xuống và “nâng tầm” mình lên.
Nói qua cũng phải nói lại, mặc dù kinh doanh online đang rất phát triển nhưng nó không còn là mảnh đất màu mỡ nữa. Bởi khi tất cả mọi người đều trở thành một tiệm tạp hoá thì liệu sự cạnh tranh có còn hay không? Có lẽ rằng với những người dễ nhụt chí và không có kiến thức, kinh nghiệm sẽ khó lòng chen chân được vào thị trường này. Còn đối với những người vẫn đang loay hoay trên con đường bán hàng online, đôi khi không cần mánh khoé, chiêu trò mà chỉ cần có tâm thì sẽ đạt được thành công của riêng mình, giống như người đời vẫn nói “có tâm ắt có tầm”…
Cô nàng 9x chia sẻ bí quyết bán hàng online: Sáng là nhân viên văn phòng, tối làm thêm có tháng thu nhập tới 30 triệu đồng
Từ việc bán hàng online của cô gái 9X Thảo Phương với nhiều chông gai và thành quả sau thời gian dài nỗ lực cũng có thể là tấm gương dành cho các chị em cũng đang muốn khởi nghiệp với công việc này.
Là dân ngoại đạo trong vấn đề kinh doanh nhưng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng đam mê theo đuổi, chị Thảo Phương đã tự mình kiếm được một khoản thu nhập ổn định hàng tháng với công việc bán hàng online, song song với mức lương thu nhập từ công việc chính.
Chia sẻ về quyết định của mình, chị Thảo Phương cho biết: " Đôi lúc bạn chỉ cần một chút can đảm để theo đuổi kế hoạch mà mình đã vạch ra. Có thể là sự nhảy khỏi vùng an toàn để chinh phục những thử thách mới. Điều đó mới giúp bạn được trải nghiệm những điều mà bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến ".
Chị Thảo Phương.
Bán hàng online thoạt nghe ai cũng nghĩ là rất dễ dàng vì không cần vốn nhiều, dễ quản lý và không cần thuê mặt bằng. Thế nhưng, chỉ khi dấn thân vào và trải nghiệm thì mới nhận ra được hành trình đi sẽ phải đối mặt với những thử thách gì. Đặc biệt là với những người trẻ khi kinh nghiệm kinh doanh ít ỏi và số vốn cũng không có nhiều.
Cũng như các bạn cùng lớp, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng tại Hà Nội, chị Thảo Phương đã thử sức với nhiều công việc ở những ngành nghề khác nhau. Trải qua nhiều nhiều vị trí và tích lũy thêm không ít kinh nghiệm, vốn sống nên chị Thảo Phương cảm thấy muốn phát triển và theo đuổi một công việc kinh doanh bên ngoài.
" Dù mức lương thưởng đều đặn, chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc thân thiện nhưng bấy nhiêu lại chưa đủ để khiến mình hài lòng, nhất là khi khao khát trải nghiệm của tuổi trẻ lúc nào cũng âm ỉ trong lòng ".
Chính vì thế, cô gái sinh năm 1993 này đã quyết tâm thử sức mình ở công việc kinh doanh, bằng cách bán hàng online sau giờ làm. Chị Thảo Phương lựa chọn kinh doanh quần áo order từ nước ngoài về Việt Nam, ban đầu là tiêu chí "lấy công làm lãi".
Tuy nhiên, thời điểm đó thị trường đang gần như bão hòa với hàng ngàn shop online lớn nhỏ, đó là chưa kể các thương hiệu tên tuổi với một lượng khách hàng trung thành đông đảo. " Thật khó để có thể kiếm khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt. Làm cách nào để có khách và bán được hàng, đó là điều luôn xuất hiện trong tâm trí mình mỗi khi nghĩ đến ", Thảo Phương chia sẻ.
Chị Thảo Phương thường lang thang trên mạng tìm nguồn đồ thời trang nữ để bán. Thời gian đầu, chị Phương chỉ chia sẻ trên trang cá nhân hình ảnh sản phẩm lấy được từ nhà cung cấp. Chị tính, hễ khách hàng hỏi mua thì sẽ yêu cầu đặt tiền rồi đi nhập về.
Tuy nhiên do mới bán nên chị Phương còn chưa biết mối nhập hàng uy tín. Nhập phải lô sản phẩm lỗi, khách hàng không ưng ý lại phải lao đao hoàn tiền. Chưa kể công đoạn vận chuyển sản phẩm, trả lời khách cũng khiến chị nhiều phen "khốn đốn".
Khó khăn hơn khi Thảo Phương là một cô gái không giỏi về công nghệ. Mọi thứ gần như quay cuồng xung quanh việc làm việc cùng những con số với nhiều bỡ ngỡ. Ban đầu mọi việc đều được Thảo Phương làm theo kiểu truyền thống.
Từ việc nhập hàng, giá tiền, bán ra đều được chị ghi chép vào sổ sách. Nhiều lúc nhầm lẫn còn dẫn đến tính toán không chính xác gây thiếu hụt hàng hóa, doanh thu luôn ở tình trạng hòa vốn hoặc là lỗ. Trong nửa năm đầu tiên, hầu như việc kinh doanh này của chị không thu được lợi nhuận.
Nhiều khó khăn trong quá trình tập bán hàng khiến nửa năm đầu tiên, việc kinh doanh này của chị Phương không thu được lợi nhuận.
Bấy nhiêu khó khăn tưởng chừng có thể làm chùn bước Thảo Phương nhưng 9x lại càng quyết tâm tự tìm phương án khắc phục. " Vì bận rộn với công việc văn phòng hàng ngày nên mình bắt buộc phải có một người trợ lý để giúp mình kiểm kê và quản lý đơn hàng mỗi ngày. Đặc biệt là phải thành thạo công nghệ để giúp mình quản lý rạch ròi chuyện thu chi. Cũng may lúc đó có em gái trợ giúp nên mình cũng đỡ được khoản chi phí thuê nhân công. Sau này khi bán hàng ổn định hơn, mình đã thuê nhân viên có kinh nghiệm nên mọi việc dần suôn sẻ lên nhiều ".
Nhờ có người quản lý số liệu thu chi nên chị Thảo Phương không còn phải "vật lộn" với việc tiếp nhận cũng như rà soát đơn hàng mỗi ngày. Chị Phương cho rằng, nguyên nhân của việc dậm chân tại chỗ ban đầu của chị là chỉ có đam mê nhưng thiếu chiến lược.
Thời điểm đó, 9X "làm như chơi" vì chị không thể quán xuyến được hết công việc. Chỉ khi có em gái làm cùng, rạch ròi chuyện chi tiêu, tới khi thuê được cả người phụ việc khoản nhập hàng bán hàng thì công việc mới đi vào ổn định hơn.
Vậy là với số vốn ban đầu khoảng 3 triệu đồng chỉ để mở bán online order cho vài chục người bạn trên mạng. Có ngày chỉ 1 đơn hàng được bán ra thì sau 2 năm, con số đã tăng tới 2,5 nghìn người theo dõi với vài chục đơn hàng được chốt mỗi ngày.
" Cũng có nhiều khó khăn ban đầu hay chuyện bị khách hàng mắng mỏ, bùng hàng vô cớ. Tới giờ mình đã cảm thấy rất bình thường. Điều quan trọng khi kinh doanh online là cần sự năng động, chỉ cần khách hàng thích gì mình sẵn sàng tìm và ngay lập tức đáp ứng.
Từ ngày làm công việc kinh doanh, mình thấy bản thân nhanh nhẹn hơn với các con số, cách giao tiếp và xử lý tình huống phát sinh cũng khéo léo hơn. Chưa kể công việc kinh doanh cũng giúp mình tăng thu nhập, tháng cao có thể thu về đến 30 triệu đồng ", chị Thảo Phương chia sẻ.
Rau xanh tăng giá, kênh bán hàng online "hút" khách Ghi nhận trong sáng nay, 22-8, thị trường hàng hóa, nhu yếu phẩm rất phong phú. Đáng chú ý là sức mua qua các kênh online tăng cao do yếu tố thời tiết và dịch bệnh. Các mặt hàng rau xanh tiếp tục tăng giá. Tại một số chợ dân sinh như Hôm - Đức Viên (quận Hai Bà Trưng), Ngọc Hà (quận...