Thoát ly văn mẫu: Biến kiến thức chung thành “của riêng”
Từ góc nhìn của học sinh phổ thông, nếu cứ học thuộc theo các bài văn mẫu thì trước một đề thi có câu lệnh “lệch” khỏi mô – típ của các đề Ngữ văn quen thuộc sẽ “chới với” ngay.
Nếu HS rèn được kỹ thuật viết, sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào văn mẫu. (Ảnh: HS Đà Nẵng dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập).
Vì vậy, văn mẫu chỉ nên là một kênh tham khảo và HS phải tự rèn kỹ năng viết. Điều này không chỉ cần thiết cho môn Ngữ văn, mà còn bổ trợ cho các môn học khác.
Văn mẫu khác tài liệu tham khảo
Đặng Văn Quang, cựu HS lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (TP Hội An, Quảng Nam) là một trong ít thí sinh hiếm hoi đạt điểm 10 bài thi môn Ngữ văn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021. Chia sẻ bí quyết học môn Ngữ văn, Quang cho biết, em không đọc văn mẫu như phần đông các bạn mà chỉ “tìm đọc các nguồn tài liệu để tham khảo, có thêm dẫn chứng hoặc có thể mở rộng bài viết của mình, học được cách tư duy hoặc các kiến thức hay của họ”.
Theo như Quang lý giải, văn mẫu, cho dù đạt đến độ chuẩn mực, cũng xuất phát từ một người, có sự chủ quan của người viết. Vì vậy, có thể tham khảo dữ liệu chứ không nên ảnh hưởng hoàn toàn từ văn mẫu dẫn đến bị chi phối theo cách viết, quan điểm của họ thì không còn là văn nữa.
Em Đinh Văn Tiên Sơn, cựu HS Trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng) giải Nhất môn Ngữ văn, Kỳ thi HS giỏi lớp 12 thành phố Đà Nẵng năm học 2020 – 2021, cho rằng: Văn mẫu là nguồn kiến thức thú vị để HS tham khảo và trau dồi thêm. Mỗi quyển sách tham khảo sẽ cho mình khía cạnh riêng của người viết ra.
“Trong quá trình học môn Văn, HS có thể tham khảo thêm những dẫn chứng, cách lập luận nhưng đừng nên phụ thuộc hoàn toàn mà phải triển khai thành cách viết riêng của mình. Lúc chọn văn mẫu nên lựa quyển sách của các nhà xuất bản uy tín hoặc của thầy cô nổi tiếng chứ không nên lựa những quyển sách đại trà” – Sơn nói.
Tuy nhiên, theo nhận xét của Đặng Văn Quang, nhiều HS THPT đang học môn Ngữ văn theo kiểu học thuộc văn mẫu. “Những đoạn phân tích các tác phẩm thì có sẵn và rất nhiều, các bạn cứ thế học thuộc. Những đoạn mẫu này có thể sử dụng cho bất kỳ bài văn nào”. Thế nhưng, theo như kinh nghiệm của Quang, kiểu học đối phó này chỉ có thể “trót lọt” đối với những bài kiểm tra thông thường.
“Với những đề thi có tính phân loại cao, yêu cầu “lắt léo” hơn một chút, các bạn sẽ không biết đưa các đoạn văn mẫu đã học thuộc vào như thế nào hoặc nếu cứ đưa đại vào sẽ lạc đề. Học thuộc văn mẫu hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào văn mẫu, HS sẽ hạn hẹp vốn từ cũng như khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của mình” – Quang cho biết. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến HS thấy chán học văn. Còn nếu viết bằng sự sáng tạo, làm chủ được khả năng diễn đạt của mình mới thấy được sự thú vị của môn học.
Video đang HOT
Đinh Văn Tiên Sơn thì cho rằng, không phải cứ học thuộc văn mẫu là sẽ đạt điểm cao. “Khi bạn không có được vốn từ và cách thức diễn đạt rất dễ bị “tủ đè” nếu “trật tủ”. Chưa kể là không phải bài văn mẫu nào cũng có chất lượng. Và cần phải phân biệt giữa văn mẫu và tài liệu tham khảo cho môn học Ngữ văn” – Sơn chia sẻ.
Đặng Văn Quang cùng cô giáo chủ nhiệm lớp 12 chuyên Văn và bạn học.
Chìa khóa thoát khỏi văn mẫu
Từ kinh nghiệm học tập bộ môn, Đặng Văn Quang đưa ra lời khuyên để có thể học tốt môn Văn: “Dù học chuyên Văn hay đại trà, môn Văn cũng phải khơi được sự sáng tạo, cách cảm nhận và suy nghĩ riêng của HS. Các bạn hoàn toàn có thể tìm đọc nhiều sách tham khảo, kể cả văn mẫu để trau dồi khả năng viết cũng như làm giàu thêm vốn từ của mình. Nếu được, hãy luyện viết nhiều, tập viết từ những đoạn văn ngắn. Phải tập luyện viết từ sớm chứ không phải đợi đến khi lên đến THPT mới bắt đầu tập viết”.
Đinh Văn Tiên Sơn thì cho rằng: Việc luyện viết đòi hỏi HS phải có sự kiên trì. Theo Sơn, chỉ cần viết được một lượng bài nhất định thì với đề nào, HS cũng có thể viết được mạch lạc, trôi chảy. Phải bắt đầu từ những đoạn viết ngắn để triển khai một luận điểm nào đó rồi dần dần tập viết dài. “Để có “vốn” viết dài, cần tổng hợp kiến thức trên trường, chắt lọc kiến thức từ các nguồn tham khảo rồi viết theo cách viết riêng của mình”.
Sơn cho rằng, HS đại trà nên học môn Ngữ văn với tinh thần thoải mái, nên tiếp cận kiến thức theo kiểu học cái hay của bài văn, và viết lại theo cách cảm nhận của mình. “Tự viết văn, cũng hỗ trợ cho các môn học khác như viết bài thuyết trình, viết tiểu luận. Lên bậc học cao hơn, các bạn khối A nếu không nhuần nhuyễn kỹ năng viết sẽ gặp rất nhiều lúng túng”.
Cô Hồ Thị Tâm – giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Quốc học Huế (Thừa Thiên – Huế) – chia sẻ: “Sau thời gian dài dạy học Ngữ văn, tôi nhận ra, khi đến với môn học này, điều HS thiếu không phải là tri thức, kiến thức, mà là ngôn ngữ. Qua tìm hiểu điều kiện môi trường sống hiện nay, mình gặp phải một thực trạng phổ biến, là trẻ con ngày càng chậm nói, ngôn ngữ hình ảnh lấn chiếm ngôn ngữ lời nói hằng ngày. Vì vậy, việc hình thành ngôn ngữ trong mỗi đứa trẻ bị hạn chế. Từ đó, các con nhận thức được vấn đề nhưng không gọi tên nó được, hoặc các con hiểu được vấn đề nhưng không diễn đạt được… là điều đang xảy ra hằng ngày”.
Trường học nơi đất mỏ, thầy trò cùng nỗ lực dạy chữ, rèn người
Nằm giữa trung tâm Tp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Trường THPT Cẩm Phả là lá cờ đầu của phong trào dạy tốt - học tốt.
Ở mái trường này, giáo dục đạo đức lối sống được chú trọng trong mọi hoạt động dạy - học.
Từ dạy chữ, rèn người tốt, học sinh Trường THPT Cẩm Phả đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập. (ảnh trong bài chụp thời điểm chưa giãn cách)
Dạy chữ gắn với rèn người
Thầy giáo Trần Mạnh Thắng - hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất cần được GD trong một môi trường sạch, hướng đến những điều chân - thiện - mỹ. Ở trường tôi, truyền thống dạy tốt, học tốt luôn gắn với giáo dục đạo đức lối sống cho HS."
Trường luôn "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ trường THPT Cẩm Phả" với nhiều hoạt động và hình thức tuyên dương, HS thành tích cao trong học tập và rèn luyện... đã khích lệ tinh thần, tiếp thêm động lực cho học sinh toàn trường không ngừng phấn đấu, vươn lên trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống.
Học và chơi đã tạo môi trường giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh trong HS
Thầy giáo Nguyễn Duy Hiếu - Bí thư Đoàn Thanh niên trường THPT Cẩm Phả cho biết: Việc GD đạo đức lối sống cho HS, Đoàn thanh niên Trường THPT Cẩm Phả được giao nhiệm vụ nòng cốt tổ chức tốt các Phong trào hành động cách mạng, tình nguyện trong tuổi trẻ toàn trường, góp phần tạo môi trường cho ĐVTN toàn trường được rèn luyện, công hiến và trưởng thành như hoạt động hiến máu tình nguyện tiếp tục nhận được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo ĐVTN trong nhà trường; duy trì tốt hoạt động của mô hình "An toàn giao thông học đường" .
Các phong trào "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc" được chú trọng tổ chức với nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ĐVTN trong việc phát hiện, ngăn chặn các hoạt động truyền bá các thông tin không chính thống, thông tin phản động, phản cảm trên internet, bảo vệ an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa trên không gian mạng, hiểu và yêu nước đúng cách thông qua việc tuyên truyền trên website, mạng xã hội, bản tin; đưa vào nội dung sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt dưới cờ.... Những hoạt động đó đã và đang tạo nên thói quen sinh hoạt lành mạnh trong DVTN.
Khi thầy cô là bạn đồng hành
Niềm vui thầy trò trước những tấm giấy khen thành tích học tập tốt
Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng, Tổ phó tổ Toán đang dạy môn Toán các lớp: 12A11, 12A10, 10A5 và phụ trách đội tuyển học sinh giỏi Toán 12 của trường vui vẻ cho biết: Chúng tôi lồng ghép Toán học vào GD đạo đức lối sống cho học sinh ngay từ những ngày các em chập chững bước chân vào trường.
Quan điểm của chúng tôi là có học giỏi, có yêu thích môn học thì HS sẽ gắn bó với trường lớp và chúng bạn, từ đó sẽ nảy sinh những thói quen tốt đẹp và hình thành tích cách của cá nhân HS đó. Toán học và các môn khoa học tự nhiên có sức hấp dẫn lớn. làm thế nào để lôi cuốn HS yêu và học giỏi các môn học này là điều mà mỗi GV chúng tôi đều nỗ lực thực hiện.
Tâp thể GV chúng tôi thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng máy tính cầm tay trong dạy học được học sinh đón nhận một cách tích cực và chủ động. Các thầy cô giáo đã luôn nỗ lực học hỏi và áp dụng các phương pháp dạy học và đánh giá hiện đại vào trong công tác giảng dạy. Trong thời kì CoVid19, tổ Toán trường THPT Cẩm Phả tổ chức nhiều bài thi khảo sát chất lượng trực tuyến bộ môn Toán cho các em học sinh ở cả ba khối, đặc biệt là các học sinh lớp 12. - Thầy Nguyễn Trung Dũng
Giáo dục đạo đức lối sống cho HS cũng là giáo dục tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng nhớ lại những hoạt động hết sức ý nghĩa của chi đoàn GV ra quân lao động tình nguyện tại trường, quyên góp ủng hộ đoàn viên trong chi đoàn có hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt, chuyến tham gia chương trình "Trải nghiệm thực tế" năm học 2019-2020 cùng với ĐVTN Trường THPT Cẩm Phả trong "Hành trình vì biển, đảo quê hương" năm 2019 tại Đảo Trần (xã Thanh Lân - huyện Cô Tô). Chuyến đi thật là ý nghĩa và để lại dấu ấn sâu sắc trong mỗi thầy cô giáo và các em HS.
Thể dục thể thao nâng bước và đồng hành cùng hoạt động GD đạo đức lối sống trong HS nhà trường
Còn cô giáo Hoàng Thị Hoa, Tổ trưởng tổ Thể dục - QPAN - Ngoại ngữ, hiện đang dạy môn Thể dục khối lớp 10, 11,12 chia sẻ: Dạy chữ và rèn người là điều hết sức quan trọng ở môi trường giáo dục, đặc biệt là cấp phổ thông vì các em ở lứa tuổi này đang hình thành tính cách. Chúng tôi đã luôn lồng ghép để việc dạy chữ và dạy người đạt được hiệu quả tốt nhất.
Làm thế nào để mỗi giờ học thực sự hấp dẫn, GV lồng ghép dạy chữ và rèn người cho HS. Để làm điều đó, hàng năm các thầy cô đã luôn chủ động trong công việc, xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, BGH nhà trường để tổ chức các hoạt động dạy và học của tổ chuyên môn.
Các thầy cô giáo của Trường THPT Cẩm Phả đã luôn đồng hành, hỗ trợ, tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng học sinh nhà trường, góp phần hỗ trợ, tăng cường, hiểu biết cho học sinh về kỹ năng sống, hiểu biết về cuộc sống cộng đồng từ đó có định hướng phát triển tốt thể chất và tinh thần.
Việc Đoàn thanh niên, công đoàn nhà trường, các chi hội trong các hoạt động thiện nguyện đến các huyện và các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh Quảng Ninh, cũng là một trong những cách thức giáo dục đạo đức lối sống cho HS. Trong đó phong trào hiến máu của Đoàn thanh niên nhà trường được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hoạt động tình nguyện - giáo dục đạo đức cho HS.
Trường THPT Cẩm Phả chúng tôi luôn chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho GV, HS. Trong đó Đoàn thanh niên nhà trường giữ vai trò tiên phong trong. Các hoạt động được chú trọng tổ chức gắn với giáo dục tập thể, xây dựng văn hóa học đường, truyền thống tôn sư trọng đạo; tuyên truyền, vận động toàn trường nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy - quy định của nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đảm bảo trật tự ATGT, tuyên truyền xây dựng tinh thần học tập tốt, ứng xử văn minh, sống đẹp trong thanh niên xứng đáng với ngôi trường Anh hung trên đất mỏ Anh Hùng. - Thầy Trần Mạnh Thắng - hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Phả.
Điểm thi không đánh giá đúng chất lượng thí sinh: Nên bỏ thi tốt nghiệp THPT? Điểm chuẩn một số trường đại học vượt ngưỡng 30 điểm khiến các chuyên gia lo lắng về chất lượng, và vấn đề đặt ra là có nên duy trì thi tốt nghiệp THPT vào năm sau? TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia nêu, việc điểm chuẩn đẩy tăng vọt là...