Thổ Nhĩ Kỳ quyết bảo vệ nguồn cung khí đốt từ Nga, bất chấp chính quyền Trump phản đối
Ria Novosti ngày 28/9 đưa tin, trên chuyến bay tới Đức, Tổng thống Erdogan đã kể với các phóng viên về cuộc tranh chấp với Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan tới việc mua khí đốt từ Nga.
Trao đổi với truyền thông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, ông cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc tranh chấp với đối tác Mỹ Donald Trump để bảo vệ quyền mua khí đốt của Nga.
Ông Erdogan cho biết, tranh chấp giữa các nhà lãnh đạo về nguồn cung khí đốt diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels ngày 11 – 12/7. Theo lời kể của ông Erdogan, lời kêu gọi ngừng mua khí đốt tự nhiên của ông Trump tại các cuộc họp đã bị đại diện Đức và Thổ Nhĩ Kỳ quyết liệt phản đối.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Ảnh: Ria Novosti)
“Ông Trump nói với các đại biểu tham dự hội nghị: “Tất cả các vị đang nuôi nước Nga. Đức đã cung ứng cho Nga rất nhiều tiền”. Mặc dù ông Trump không nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ vì lịch sự, nhưng tôi không kìm được, tôi nói rằng 50% khí đốt tự nhiên ở nước tôi được mua từ Nga, và nếu chúng tôi không mua thì các công dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị lạnh và chết rét vào mùa đông”, ông Erdogan thuật lại.
Ông Erdogan cho biết thêm: “Sau phát biểu phản biện của tôi, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng lên tiếng rằng Đức không thể ngừng mua khí đốt từ Nga, vì 38% khí đốt mà người dân Đức đang dùng được nhập từ Nga, bà không thể để người dân của mình bị lạnh”.
Video đang HOT
38% khí đốt nhập khẩu vào Đức đến từ Nga. (Ảnh: AP)
Theo lời kể của ông Erdogan, nhà lãnh đạo Mỹ tại phiên họp tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện biện pháp trừng phạt lên các nước khác, trong khi một trật tự thế giới công bằng không thể được thiết lập theo nguyên tắc “Chân lý thuộc về kẻ mạnh”.
Tổng thống Erdogan nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ không bắt tay với Mỹ để áp đặt lệnh trừng phạt lên nước khác.
Trước đó, trong một phát biểu ngày 17/9, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cho biết, Chính phủ Mỹ đang xem xét thực thi các biện pháp trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án “Dòng chảy phương Bắc-2″, liên quan tới việc vận chuyển khí đốt của Nga vào châu Âu.
Theo ông Rick Perry, việc chính quyền Trump ngăn cản dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu nhằm giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đồng thời giảm những thất thoát về kinh tế cho Ukraine khi Nga loại Kiev khỏi vai trò trung chuyển khí đốt trong quá trình thực hiện dự án.
(Nguồn: Ria Novosti)
CẨM MY
Theo VTC
Tượng vàng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gây tranh cãi ở Đức
Bức tượng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xuất hiện trong một triển lãm nghệ thuật ở Đức đã vấp phải hàng loạt ý kiến trái chiều từ những người ủng hộ và phản đối ông Erdogan.
Tượng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức (Ảnh: AFP)
Ngày 27/8, tại thành phố thủ phủ của bang Hessen, Wiesbaden, bức tượng vàng của ông Erdogan xuất hiện tại một quảng trường, trong khuôn khổ triển lãm nghệ thuật quy mô lớn Wiesbaden được tổ chức 2 năm một lần, dự kiến kết thúc vào ngày 2/9 tới.
Bức tương nặng khoảng 2,75 tấn, màu vàng được đưa tới trưng bày vào ngày 27/8. Ngay sau khi xuất hiện, bức tượng đã gây ra hàng loạt tranh cãi.
Ngày 28/8, những người ủng hộ và người phản đối ông Erdogan đã tới trước bức tượng và đấu khẩu nảy lửa giữa hai phe đã xảy ra. Phía cảnh sát cho biết hai bên chủ yếu cãi cọ, tranh luận nhưng không xảy ra bạo lực. Tuy nhiên, báo Wiesbadener Kurier trích lời người đứng đầu bộ phận quản lý trật tự công cộng địa phương Oliver Franz cho biết những màn đấu khẩu có thể leo thang thành bạo lực vì phía cơ quan này phát hiện một số người đã mang theo vũ khí.
Ngay ngày đầu tiên xuất hiện, bức tượng đã bị bôi bẩn và phá hoại bằng sơn. Sự xuất hiện của bức tượng đã gây ra những cuộc tranh luận không dứt trên mạng xã hội với những thông điệp ủng hộ cũng như chỉ trích chính sách của ông Erdogan.
Mặc dù vậy, ban đầu chính quyền thành phố Wiesbaden quyết định vẫn giữ bức tượng trưng bày cho tới hết ngày 2/9 vì bức tượng không nhằm tuyên truyền chính trị và vẫn nằm trong phạm vi "tự do nghệ thuật". Giới chức thành phố thừa nhận rằng trước đó họ đã cấp phép trưng bày bức tượng hình người, nhưng bất ngờ khi biết đó là ông Erdogan. Người tổ chức triển lãm thừa nhận, ông cố tình không đề cập tới ông Erdogan khi nộp hồ sơ xin phép trưng bày tượng.
Quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi rõ rệt sau vụ đảo chính thất bại ở Ankara hồi tháng 7/2016. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Đức đã cấp quyền tị nạn chính trị cho những người chủ mưu cuộc đảo chính, còn Berlin lại chỉ trích việc Ankara bắt giữ nhà báo và các nhà hoạt động nhân quyền Đức ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Đồng tiền rớt giá kỷ lục, Thổ Nhĩ Kỳ cay đắng tố Mỹ đâm sau lưng Thất bại trong việc ngăn chặn thị trường rơi vào hỗn loạn do căng thẳng với Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cay đắng cáo buộc đang bị đồng minh ruột đâm sau lưng. Vấn đề mục sư người Mỹ chỉ là một trong những bất đồng giữa ông Trump và ông Erdogan Theo BBC, tuần trước, Mỹ đã áp...