Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thuỵ Điển, Stockholm chỉ còn ‘cửa ải’ cuối cùng
Sau nhiều cuộc thảo luận kéo dài, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Nhưng Stockholm vẫn phải đối mặt với “cửa ải cuối cùng” là Hungary.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại cuộc họp báo ở Stockholm ngày 7/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Al Jazeera có trụ sở ở Qatar cho biết vào tối 23/1, các nhà lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển với 287 phiếu thuận, 55 phiếu chống và 4 phiếu trắng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến sẽ ký thành luật trong những ngày tới, chấm dứt tình trạng trì hoãn kéo dài 20 tháng khiến một số đồng minh phương Tây của Ankara thất vọng.
Sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển, Thủ tướng Thụy Điển, ông Ulf Kristersson cho biết Stockholm đã “tiến một bước gần hơn” đến việc gia nhập liên minh quân sự này.
Ông Kristersson đã viết trên nền tảng mạng xã hội X rằng: “Thật tích cực khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập NATO”.
Việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển khiến Hungary trở thành nước trì hoãn tiến trình gia nhập NATO cuối cùng của Thụy Điển.
Video đang HOT
Trước đó, Chính phủ Hungary cũng nhiều lần tuyên bố họ sẽ là thành viên NATO cuối cùng phê chuẩn Thụy Điển gia nhập liên minh.
Trong diễn biến mới nhất, vào ngày 23/1, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết ông đã mời người đồng cấp Thuỵ Điển Kristersson tới thăm để đàm phán việc gia nhập NATO.
Thụy Điển và Phần Lan theo đuổi chính sách không liên kết quân sự trong hàng chục năm, ngay cả khi Chiến tranh Lạnh diễn ra.
Tuy nhiên, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, các tính toán địa chính trị đã bị đảo lộn, kéo theo việc Thuỵ Điển và Phần Lan đệ đơn gia nhập NATO vào ngày 18/5/2022.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) nhận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) – Ảnh: nato.int
Sau đó, Phần Lan chính thức trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào ngày 4/4/2023 trong khi Thuỵ Điển vẫn phải chờ đợi.
Theo báo Bưu điện Washington của Mỹ, sự gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan sẽ mang lại sự bổ sung lực lượng đáng kể cho NATO.
Thụy Điển là quốc gia có hải quân mạnh mẽ, lại có thể đóng góp vào việc sản xuất khí tài của NATO khi nước này đang tự mình sản xuất máy bay chiến đấu.
Phần Lan cũng có quân đội được đầu tư bài bản, hùng hậu vì đang áp dụng chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới.
Thụy Điển và Phần Lan bao phủ gần hết đường bờ biển phía Bắc của Biển Baltic. Do đó, việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan đã đặt gần như toàn bộ biển này dưới sự kiểm soát của NATO.
Điều này không khỏi khiến Moskva lo ngại bởi Biển Baltic từ lâu đã có ý nghĩa chiến lược với Nga. Nga hiện có thành phố St. Petersburg và vùng lãnh thổ tách rời Kaliningrad tiếp giáp Biển Baltic. Nếu xung đột giữa Nga và NATO xảy ra, các nước NATO được cho là sẽ có thêm nhiều hướng tấn công nhằm vào cả hai nơi này.
Bên cạnh đó, chỉ với việc Phần Lan gia nhập NATO, chiều dài đường biên giới trên bộ của NATO với Nga đã tăng gấp đôi, thêm hơn 1.300 km, một mặt tạo áp lực không nhỏ lên Moskva khi phải tăng cường bảo vệ biên giới, mặt khác NATO cũng sẽ phải bảo vệ đường biên giới này trong trường hợp Nga tấn công.
Lý do Thụy Điển 'chưa thể ăn mừng' về gia nhập NATO
Thụy Điển đã có một bước đột phá lớn trên con đường trở thành thành viên NATO trong tuần này khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan "bật đèn xanh" cho tư cách thành viên của Stockholm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ ủng hộ tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Ảnh: AP
Nhưng tại thủ đô của Litva, nơi các nhà lãnh đạo NATO đang tập trung cho hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày (11 - 12/7), Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói với tờ Politico trong một cuộc phỏng vấn hôm 11/7 rằng: "Chúng tôi nghĩ rằng việc ăn mừng gia nhập NATO sẽ phải đợi cho đến khi có các phê chuẩn (từ Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary)".
Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm 2022 cùng với Phần Lan sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Nhưng mặc dù đưa ra những thay đổi pháp lý để giải quyết những lo ngại của Ankara về các nhóm người Kurd, nỗ lực của Stockholm đã bị đình trệ khi vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Là một phần của thỏa thuận được công bố hôm 10/7, Ankara và Stockholm đã đồng ý thiết lập Hiệp ước An ninh song phương mới và đẩy mạnh hợp tác kinh tế.
"Chúng tôi thực sự cam kết hợp tác về lâu dài liên quan đến chống khủng bố, chống tội phạm có tổ chức", Thủ tướng Kristersson cho biết.
Để đáp lại cam kết của Thụy Điển, Tổng thống Erdoğan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Stockholm tới Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ để thông qua, đồng thời nêu rõ "sẽ hợp tác chặt chẽ với quốc hội để đảm bảo việc phê chuẩn", theo một tuyên bố chung.
Động thái này được ca ngợi là một thành tựu chính trị quan trọng của NATO. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Thụy Điển có nhận được sự đảm bảo từ ông Erdoğan rằng việc phê chuẩn sẽ được thực hiện sớm hay không, Thủ tướng Thụy Điển bày tỏ sự tin tưởng vào quá trình này nhưng thừa nhận quyền quyết định nằm ở cơ quan lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Kristersson nói: "Quốc hội là cơ quan lập pháp và họ sẽ đưa ra quyết định của riêng mình. Tôi tin rằng điều này sẽ xảy ra. Chúng ta cần cần tôn trọng quyết định của quốc hội. Tôi nghĩ chúng tôi đã tiến một bước rất lớn vào ngày hôm qua (10/7)".
Trước các cuộc đàm phán, ông Erdoğan bất ngờ liên kết việc gia nhập NATO của Thụy Điển với nguyện vọng trở thành thành viên EU bị đình trệ của chính Thổ Nhĩ Kỳ. Và trong thỏa thuận sau đó, Thụy Điển cam kết "tích cực hỗ trợ khôi phục quá trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm hiện đại hóa Liên minh Hải quan EU - Thổ Nhĩ Kỳ và tự do hóa thị thực".
Nhưng khi được hỏi về động thái này, Thủ tướng Thụy Điển cho biết hành động đó là một phần trong lập trường lâu dài ủng hộ Ankara.
"Thụy Điển từ lâu đã ủng hộ mạnh mẽ cho sự hợp tác tích cực giữa EU - Thổ Nhĩ Kỳ", ông Kristersson lưu ý, nhưng nhấn mạnh rằng: "Tất nhiên, [hội nghị] NATO rõ ràng không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào về các vấn đề của EU và ngược lại".
Thụy Điển tiến gần hơn đến việc gia nhập NATO Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/12 (giờ địa phương) đã phê chuẩn đề nghị trở thành thành viên NATO của Thụy Điển, một động thái quan trọng hướng tới việc mở rộng liên minh quân sự sau 19 tháng trì hoãn. Ảnh minh họa Reuters. Theo hãng tin Reuters, ủy ban này đã tiến hành bỏ phiếu...