Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng trước đe dọa trừng phạt của Mỹ
Mỹ đã cảnh báo trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì quan hệ với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp ở Sochi, Nga, ngày 5/8/2022. Ảnh: EPA
Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Nureddin Nebati ngày 26/8 nói với các doanh nghiệp nước này rằng họ không nên lo lắng trước mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt mà Washington cảnh báo sẽ áp đặt trong trường hợp họ làm ăn với những đối tác Nga bị trừng phạt.
Bình luận của ông Nebati là phản ứng chính thức đầu tiên của Ankara đối với bức thư mà Bộ Tài chính Mỹ gửi cho các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tuần.
Trong bức thư, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cảnh báo các ngân hàng và công ty Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thứ cấp nếu hợp tác với những thực thể Nga bị trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Giá trị thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga đã tăng gần 50% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2022.
Video đang HOT
Ông Nebati nói rằng bức thư của Bộ Tài chính Mỹ không “gây lo ngại trong giới kinh doanh của chúng tôi vì Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những trung tâm quyền lực kinh tế và chính trị quan trọng nhất trên thế giới”.
Theo ông Nebati, Thổ Nhĩ Kỳ “quyết tâm phát triển quan hệ thương mại với các nước láng giềng trong nhiều lĩnh vực khác nhau – đặc biệt là du lịch – trong khuôn khổ không bị trừng phạt”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan đã lập luận rằng nước này phải giữ “trung lập” trong cuộc xung đột vì các ngành công nghiệp của họ phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu năng lượng của Nga.
Thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ – có quan hệ tốt với cả Moskva và Kiev – đã duy trì vị trí trung lập trong cuộc xung đột và từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các quan chức Mỹ lo ngại rằng những thực thể Nga bị trừng phạt đang thiết lập mối quan hệ với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ để giao thương với thế giới bên ngoài.
Họ cũng lo ngại rằng các công ty châu Âu đang làm điều tương tự để tránh né các lệnh trừng phạt của EU đối với hoạt động thương mại của Nga.
Một phần lo ngại của Mỹ bắt nguồn từ việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chuyển sang thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp mà nước này nhập khẩu từ Gazprom. Washington cũng lo ngại rằng Nga có thể đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ để mua lại công nghệ bị Washington và EU cấm xuất khẩu.
Dữ liệu được tờ Wall Street Journal công bố cho thấy Nga đã mở hơn 500 công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ đầu năm – nhiều hơn gấp đôi so với con số bắt đầu từ năm ngoái.
Mỹ cảnh báo trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì quan hệ với Nga
Washington ngày càng cảnh giác rằng chính phủ và các doanh nghiệp Nga đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ để lách các lệnh trừng phạt tài chính và thương mại do phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (R) bắt tay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 5/8/2022. Ảnh: AFP
Theo trang Tin tức Arab (arab.news), hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, TUSIAD, ngày 25/8 cho biết họ đã nhận được bức thư từ Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo về các biện pháp trừng phạt tiềm tàng nếu nước này tiếp tục làm ăn với Nga.
Washington ngày càng cảnh giác rằng chính phủ và các doanh nghiệp Nga đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ để lách các hạn chế tài chính và thương mại của phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ - có quan hệ tốt với cả Moskva và Kiev - đã tìm cách duy trì trung lập trong cuộc xung đột và từ chối tham gia chế độ trừng phạt của phương Tây. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế tại hội nghị thượng đỉnh ở khu nghỉ mát Sochi trên Biển Đen hồi đầu tháng 8.
Dữ liệu chính thức cho thấy giá trị xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga từ tháng 5 đến tháng 7 tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu dầu của Nga đang tăng vọt và hai bên đã đồng ý chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp cho khí đốt tự nhiên do công ty khổng lồ Gazprom của Nga xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Ankara và Istanbul vào tháng 6 để bày tỏ lo ngại của Washington rằng các nhà tài phiệt và các doanh nghiệp lớn Nga đang sử dụng các thực thể của Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Sau đó, ông Adeyemo đã gửi thư tới hiệp hội doanh nghiệp TUSIAD và Phòng Thương mại Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng các công ty và ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị trừng phạt. TUSIAD cho biết trong một tuyên bố rằng bức thư đã được chuyển cho các bộ ngoại giao và tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cung cấp hỗ trợ vật chất cho những người do Mỹ chỉ định đều có nguy cơ bị trừng phạt. Các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ không thể kỳ vọng thiết lập mối quan hệ tương ứng với các ngân hàng Nga bị trừng phạt cũng như duy trì mối quan hệ tương ứng với các ngân hàng toàn cầu lớn hay tiếp cận với đồng USD và các loại tiền tệ chính khác", ông Adeyemo lưu ý.
Thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký kết bởi Tổng thống Erdogan và nhà lãnh đạo Nga Putin bao gồm một thỏa thuận để nhiều ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xử lý hệ thống thanh toán Mir của Nga.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ chưa chính thức trả lời bức thư của ông Adeyemo.
Hợp tác rộng rãi hơn với Nga có thể giúp hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Ông Erdogan trước đó đã lập luận rằng Ankara không thể tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva vì Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga.
Về phần mình, cố vấn chính sách đối ngoại của ông Erdogan, Ibrahim Kalin, cho biết vào tháng 6: "Nền kinh tế của chúng tôi đang ở mức mà nếu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ gây hại nhiều hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ".
Canada tiết lộ lý do trả lại tuabin khí Nord Stream cho Đức Chính phủ Đức đã gây áp lực buộc Canada bàn giao lại một tuabin có vai trò quan trọng để duy trì đường ống Nord Stream 1 đưa khí đốt của Nga trực tiếp đến Đức qua Biển Baltic. Olaf Scholz của Đức và Justin Trudeau của Canada, được chụp trong một hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh: Euractiv.com Theo trang tin châu...