Thịt lợn nhập khẩu ế vì thiếu kênh phân phối
Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2020, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019.
Và theo khảo sát bảng giá thịt lợn nhập khẩu tại một số DN cho thấy, giá bán hiện đang thấp hơn nhiều so với thịt lợn trong nước.
Mặc dù thịt lợn nhập khẩu giá bán chỉ bằng 50% giá thịt tươi sống, nhưng mặt hàng này đang rơi vào tình trạng ế ẩm, không tiêu thụ được. Tại các siêu thị Vinmart, Coopmarrt, Big C… thịt lợn nhập khẩu “vắng bóng”, hoặc chỉ chiếm 2 – 3% lượng thịt tiêu thụ tại siêu thị.
Lý giải nguyên nhân không tiêu thụ thịt lợn nhập khẩu, nhiều người dân cho rằng: Do quen ăn thịt lợn mới mổ nên mua thịt lợn đông lạnh có cảm giác không ngon. Bên cạnh đó, không biết lợn đông lạnh nhập khẩu đã lưu kho trong bao lâu? Trong khi lợn vừa được mổ, bán trong ngày nên yên tâm sử dụng.
Trong khi đó, theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, nguyên nhân khiến thịt lợn đông lạnh khó tiêu thụ ngoài việc người dân chưa quen sử dụng còn do thiếu hệ thống phân phối nên người tiêu dùng không tiếp cận được mặt hàng này.
Video đang HOT
“Sáng 8/4, tôi đi siêu thị Lotte Tây Sơn, ở đây bán thịt ba chỉ Ba Lan rẻ hơn hàng trong nước chỉ 25.000 – 27.000 đồng/kg nhưng Lotte chỉ bày bán 4 hộp. Số lượng ít, thiếu quảng bá nên việc khó tiêu thụ là điều không tránh khỏi” – ông Phú phân tích.
Thu Hương
1.500 tấn thịt lợn Nga về nước bán ở đâu?
Hàng nghìn tấn thịt lợn Nga về Việt Nam nhưng tại Hà Nội, người dân chỉ có thể mua tại cửa hàng thực phẩm chuyên bán đồ nhập khẩu và chợ online thay vì siêu thị hay chợ truyền thống.
Theo khảo sát của phóng viên tại các siêu thị Hà Nội như: Vinmart, Saikamart, Coopmarrt, ..., không thấy bán thịt lợn khẩu từ Nga. Đại diện các siêu thị cho rằng, do thói quen người tiêu dùng vẫn thích ăn thịt tươi trong nước vì độ ngọt, mềm và nguồn cung hàng trong nước dồi dào nên không bán thịt lợn nhập khẩu.
Tại các chợ truyền thống ở Hà Nội như: chợ Hôm, Bưởi, Kim Liêm, Đống Đa, Phùng Khoang, Nghĩa Tân... cũng không thấy "bóng dáng" thịt lợn nhập khẩu. Chị Hoa, tiểu thương bán thịt tại chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, chưa bao giờ thấy thịt lợn nhập khẩu bán ở chợ. Hiện, thịt lợn nhập khẩu chỉ bán tại một số cửa hàng nhập khẩu và trên chợ online. Chị Vũ Thị Thu (Lê Đức Thọ, Hà Nội) chuyên bán hàng thực phẩm nhập khẩu cho biết: "Không phải nhà nước bảo giá thịt lợn nhập khẩu mua 60.000 đồng/kg là tôi bán giá đó. Thịt nhập về qua biết bao nhiêu khâu, bá ra lãi có 25.000 đồng/kg chưa tính tiền thuê máy cắt thịt, tiền hao thịt do mùn cưa. Hiện, tôi bán thịt lợn giá 130.000 đồng/kg, thấp hơn thịt tươi trong nước 20.000 đồng/kg".
Thịt lợn đông lạnh nhập từ Nga được bán tại thị trường Hà Nội nhưng có giá lên tới 130.000 đồng/kg và không rẻ như mong muốn của nhiều người.
Còn chị Thu Nga (Hai Bà Trưng, Hà Nội), bán thịt lợn nhập khẩu trên chợ online cho hay: "Thịt lợn của hãng Miratorg mua bên Nga giá khoảng chừng 80.000-90.000/kg. Chỗ ngon nhất là sườn tầm 100.000/kg. Khi nhập về Việt Nam được bớt đi 20% thuế VAT như bán ở Nga nên giá bán ra thị trường có 130.000/kg. Nhà tôi có máy cắt, nên sẽ chỉ giao được nguyên tảng chứ không cắt theo 1kg hay 2kg theo ý khách được. Tảng to thế nào tôi bán thế đấy".
Chị Trần Thuý (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), 3 năm nay chuyên bán thịt bò nhập khẩu nhưng khoảng 1 năm nay bán thêm thịt lợn nhập khẩu vì giá lợn trong nước cao. Chị Thuý cho biết: "Trước Tết, tôi bán thịt lợn nhập khẩu cho nhà hàng nhưng giờ nhà hàng không hoạt động nên thịt mới bán ra thị trường cho người dân. Giá tôi nhập kho đã lên tới 100.000 đồng/kg và bán ra cho mọi người 130.000 đồng/kg".
Thịt ba chỉ nhập khẩu khẩu đông lạnh phải dùng máy cắt thành từng miếng bán cho khách hàng.
Tuy nhiên, chị Thuý cho biết, lâu nay thịt lợn đông lạnh được bán chủ yếu cho kênh nhà hàng, khách sạn, quán ăn, suất ăn công nhân... nên người chế biến là đầu bếp chuyên nghiệp, có kỹ thuật và các thiết bị để rã đông sản phẩm đúng cách.
Sườn lợn nhập khẩu đã được rã đông bán cho khách trên nhiều chợ online
"Quá trình rã đông thịt nếu không đúng cách sẽ rất dễ nhiễm vi sinh, làm giảm chất lượng thịt. Do đó, người tiêu dùng khi nấu ăn tại nhà phải tìm hiểu kỹ về quy trình rã đông thịt. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có hiện tượng thịt đông lạnh được rã đông rồi bán như thịt tươi sống nên không biết quy trình an toàn ra sao nên người mua phải lưu ý tìm nơi bán thịt lợn nhập khẩu uy tín mua", chị Thuý nói.
Chị Thu Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, thời gian này chị thấy trên chợ online xuất hiện nhiều người rao bán thịt lợn nhập từ Nga nhưng chủ yếu là ba chỉ, sườn. "Tôi mua về ăn thử và mỗi lần mua sườn phải một tảng lớn 5kg rồi về rã đông rồi lại cấp đông vì không ăn hết rất mất thời gian. Giá tôi mua thấp hơn ngoài chợ 20.000 đồng/kg nhưng cảm giác ăn không ngon bằng thịt tươi dù nhìn cảm quan thịt trông rất ngon", chị Ngọc nói.
Trước đó, thông tin từ Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 28/1 đến nay, Tập đoàn Miratorg (Nga) đã làm thủ tục xuất khẩu hơn 3.465 tấn thịt heo thông qua 15 doanh nghiệp của Việt Nam. Hàng đã về đến Việt Nam qua các cảng Cát Lái, Phước Long - TP HCM và cảng Hải Phòng vào ngày 18/3, đang cung cấp ra thị trường.
Ngọc Mai
Vì sao người tiêu dùng nghi ngại với thịt lợn nhập khẩu? Cuối tháng 3, gần 1.500 tấn thịt lợn Nga đã được nhập về Việt Nam qua cảng Cát Lái, Phước Long và cảng Hải Phòng. Hiện có thêm khoảng 2.000 thịt lợn của Nga cũng đang trên đường về nước. Trước Nga, Việt Nam cũng từng nhập khẩu thịt lợn của các nước khác như Hàn Quốc, Canada. Tuy nhiên, nếu vào các...