Thịt lợn hơi tăng trở lại, vượt qua ngưỡng 100.000 đồng/kg
Giá thịt lợn hơi trong những ngày cuối tháng 5 ở hầu hết các tỉnh, thành phố tăng trở lại.
Tại miền Bắc, ở các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai… giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên 98.000 đồng/kg. Thái Nguyên tăng trở lại 97.000 đồng/kg; Nam Định, Vĩnh Phúc cũng đã tăng. Tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình.. giá thịt lợn hơi là 100.000 đồng/kg, Ninh Bình là tỉnh có giá thịt lợn hơi cao nhất miền Bắc 102.000 đồng/kg.
Tại Thanh Hoá, Nghệ An tăng 1.000 đồng/kg, Hà Tĩnh tăng 1.000 đồng/kg lên 97.000 đồng/kg; Quảng Ngãi 95.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; tại Bình Đình giá thịt lợn hơi thấp nhất là 95.000 đồng/kg nhưng cũng tăng 2.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại thị trường miền Nam đã tăng trở lại, các tỉnh Tây Ninh, Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh cùng tăng 1.000 đ/kg lên mức 96.000 – 98.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại giá 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Thịt lợn tăng trở lại, vượt qua ngưỡng 100.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đồng ý cho nhập lợn sống từ các nước về để mổ nhằm bình ổn giá. Cục Thú y phối hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu liên hệ và tổ chức họp trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để trao đổi về những vướng mắc, thu thập các thông tin còn thiếu nhằm hoàn thiện quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, thoả thuận điều kiện vệ sinh thú y và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch.
Riêng các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm dịch nhập khẩu, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trong nước và thực hiện cách ly kiểm dịch 30 ngày.
Việc đẩy mạnh nhập khẩu lợn sống (trọng lượng trên dưới 100kg/con) về mổ thịt sẽ phù hợp với thị hiếu thích ăn thịt nóng của người tiêu dùng, đồng thời là một trong những biện pháp tiếp theo giúp mặt hàng này hạ nhiệt trong thời gian tới khi giá lợn hơi trong nước hiện nay đã tăng sát mốc 100.000 đồng/kg; thịt lợn dao động 150.000-300.000 đồng/kg.
Ngoài cho nhập thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, thời gian này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu lợn nái về nhân giống, phục vụ tái đàn, tăng đàn lợn trong nước./.
Giá thịt lợn vẫn tăng hàng ngày giữa "thủ phủ" chăn nuôi
Dù Chính phủ đã liên tục chỉ đạo về việc bình ổn giá thịt lợn từ ngày 1-4, nhưng giá lợn hơi và thịt thành phẩm tại các chợ truyền thống ở Đồng Nai gần đây vẫn liên tục tăng. Thậm chí, giá thịt lợn "nhảy múa" hàng ngày ngay giữa "thủ phủ" chăn nuôi.
Hiện các loại thịt thành phẩm bán lẻ tại các chợ truyền thống như thịt ba chỉ giá 130 ngàn đồng/kg, thịt đùi, mông giá 125 ngàn/kg và sườn non có giá 160 ngàn đồng/kg...
Theo nhiều tiểu thương, giá thịt tăng mạnh là do giá lợn hơi thu mua đầu vào tăng lên mức 80-85 ngàn đồng/kg. Giá thịt lợn tiếp tục tăng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp đã khiến đời sống người dân càng thêm chật vật và tiểu thương bán lẻ tại các chợ cũng ế ẩm, thu nhập từ đó cũng giảm mạnh.
Giá bán lẻ thịt lợn tăng từng ngày đã khiến số lượng tiêu thụ giảm.
Bà Hoàng Thị Thanh Linh, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ cho biết, thời điểm này giá lợn hơi ở mức hơn 85 nghìn đồng/kg nhưng không có để bán. Nguyên nhân do đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua đã khiến trang trại bị tiêu hủy hơn 4.000 con. Lúc này, trang trại của bà Linh chỉ còn khoảng 60 con lợn thịt còn sót lại qua đợt dịch nên hộ của bà chỉ dám dè dặt trong việc tái đàn.Chị Đỗ Thị Lan, một tiểu thương ở Chợ Tân Hiệp, TP Biên Hòa cho hay, hiện mỗi ngày chỉ còn bán được khoảng 50kg thịt thành phẩm, giảm gần 5 lần so với lượng thịt bán ra trước đây. Cũng theo chị Lan, những ngày qua giá thịt lợn thành phẩm có ngày lên 3 ngàn đồng/kg, có ngày lên 5 ngàn đồng/kg nên lượng người mua cũng theo đó giảm đi.
Theo bà Linh, với giá lợn như trên, người chăn nuôi sẽ thu lãi khoảng hai triệu đồng trên mỗi con lợn thịt xuất chuồng. Tuy vậy, nguồn lợn thịt cung cấp ra thị trường chủ yếu được các thương lái thu mua từ các trang trại lớn và của các doanh nghiệp. Nguồn lợn thịt còn trong dân hiện còn lại rất ít, thậm chí một số xã của Đồng Nai trước đây có đến hàng trăm ngàn con lợn thịt nhưng giờ cũng không còn để bán.
Một nguyên nhân khác khiến giá thịt lợn "nhảy múa" là do khâu trung gian từ khi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải trải qua quá nhiều khâu và chịu nhiều phí nên giá thịt thành phẩm đã bị đẩy lên cao ngất ngưởng. Một số thương lái vận chuyển lợn thịt từ Đồng Nai đi TP Hồ Chí Minh cho rằng, dù các doanh nghiệp lớn công bố giảm giá lợn hơi, nhưng thực tế để mua được lợn từ các DN chăn nuôi với giá gốc là không hề dễ dàng.
Nhiều DN chăn nuôi thường bán cho các đối tác truyền thống nên thương lái phải mua lại thông qua khâu trung gian này. Thực trạng trên dẫn đến giá lợn thịt bị đẩy lên cao hơn so với giá các doanh nghiệp niêm yết.
Theo ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, cho dù 15/15 doanh nghiệp lớn đã cam kết với Chính phủ là hạ giá lợn hơi xuống mức 70 nghìn đồng/kg từ ngày 1-4, song lượng lợn thịt cung cấp từ các doanh nghiệp này ra thị trường chỉ nhỏ giọt, không đủ để điều tiết thị trường. Giá lợn thịt do quy luật cung cầu chi phối, cung không đủ cầu đã đẩy giá lợn thịt tăng cao.
Cũng theo ông Vinh, tỉnh Đồng Nai khuyến khích các doanh nghiệp cùng với địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tái đàn trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học đồng thời kiểm soát mổ phải chặt chẽ để sớm ổn định lại giá lợn thịt.
Ông Lê Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Nai cho biết, ngành Công Thương đang phối hợp với Công ty chăn nuôi cổ phần để mở thêm nhiều điểm bán thịt giảm giá ở mức 10-15% so với giá thị trường. Hiện đã có 26 điểm như vậy được mở bán. Sở Công Thương cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng sản phẩm thịt lợn; kiểm tra hiện tượng đầu cơ găm hàng, làm giá để xử lý.
Ngoài ra, Sở Công Thương Đồng Nai cũng sẽ đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết để giảm bớt khâu trung gian, để lợn thịt từ trang trại, đến khâu mổ và ra thẳng chỗ người tiêu dùng. Để góp phần kiềm chế giá thịt lợn trong tình hình hiện nay, Sở Công Thương Đồng Nai cũng khuyến khích người dân sử dụng thịt đông lạnh nhập khẩu cùng với việc giảm tỷ trọng thịt lợn trong khẩu phần ăn của gia đình.
Trong khi đó, đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh thịt lợn với số lượng lớn trên địa bàn Đồng Nai cho rằng, để giảm được giá bán lẻ mặt hàng thịt lợn hiện nay, nguồn cung cấp lợn thịt phải được bảo đảm ổn định và có phương án bình ổn giá từ các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cần có phương án điều tiết, hỗ trợ đẩy nhanh việc tái đàn một cách phù hợp.
Bảo Sơn
1.500 tấn thịt lợn Nga về nước bán ở đâu? Hàng nghìn tấn thịt lợn Nga về Việt Nam nhưng tại Hà Nội, người dân chỉ có thể mua tại cửa hàng thực phẩm chuyên bán đồ nhập khẩu và chợ online thay vì siêu thị hay chợ truyền thống. Theo khảo sát của phóng viên tại các siêu thị Hà Nội như: Vinmart, Saikamart, Coopmarrt, ..., không thấy bán thịt lợn khẩu...