Thịt lợn Ba Lan, Đức, Mỹ… nhập về Việt Nam tăng mạnh, giá chỉ hơn 25.000 đồng/kg
Thịt lợn nhập khẩu khi đưa ra thị trường giá khoảng 33.000 – 35.000 đồng/kg do phải chịu nhiều mức thuế ( thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng 5%, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh…).
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục thống kê cho biết, đàn lợn cả nước đến tháng 11/2019 giảm mạnh 22% so với cùng thời điểm năm trước và sản lượng năm 2019 giảm 13,6% so với năm 2018.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thịt lợn năm 2019 giảm khoảng 200 – 380 nghìn tấn, tương đương từ 7 – 10% so với năm 2018 do diễn biến phức tạp của tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Tại thị trường trong nước, nhu cầu thịt lợn cũng đang tăng nhanh vào dịp cuối năm và giáp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, việc nhập khẩu thịt lợn trong tháng 10 và tháng 11 năm 2019 đã có chiều hướng tăng mạnh.
Riêng trong tháng 11/2019, lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 15 nghìn tấn với kim ngạch 15,9 triệu USD, tăng 164% về lượng và 113% về kim ngạch so với tháng 11 năm 2018. Tính chung trong 11 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt lợn của nước ta đạt hơn 111 nghìn tấn với kim ngạch 124 triệu USD, tăng 108% về lượng và 97% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt-lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương…, từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Ba Lan, Đức, Pháp, Mỹ, Hà Lan…
Biểu đồ nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam qua các tháng trong năm 2019. ĐVT: Lượng: tấn; Giá NKBQ: USD/tấn.
Video đang HOT
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 11 tháng năm 2019 là 1.117 USD/tấn, tương đương khoảng 25.950 – 26.000 đồng/kg. Thịt lợn nhập khẩu khi đưa ra thị trường phải chịu nhiều mức thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng 5%, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh…), tương đương khoảng 33.000 – 35.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ tháng 11 đến nay, giá nhập khẩu đã có xu hướng tăng so với thời điểm các tháng trước đó do nhu cầu ngày càng đang tăng mạnh. Thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đều đang chịu thuế MFN với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Liên bang Nga, Mexico… mức thuế nhập khẩu vào khoảng từ 3 – 21%.
Do đó, để góp phần bình ổn nguồn cung và giá thịt lợn tại thị trường trong nước ở thời điểm hiện nay, đặc biệt là trước và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, Cục Xuất nhập khẩu đã đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chủ động tổ chức làm việc, trao đổi với Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn có uy tín ở nước sở tại để cung cấp thông tin và kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cục Thú y trong hoạt động nhập khẩu để đa dạng hóa nguồn cung thịt lợn, đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế và diễn biến cung cầu trong nước tùy từng thời điểm.
Ngoài ra, Cục cũng đã đề nghị các Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường tại khu vực biên giới thực hiện nghiêm các biện pháp tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, mua bán trái phép lợn sống và các sản phẩm từ lợn qua biên giới trên địa bàn theo Công văn số 1052/XNK-NS ngày 14/10/2019 của Cục Xuất nhập khẩu và Công văn số 10/BCĐDTLCP ngày 16/10/2019 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi; theo dõi sát diễn biến hoạt động thương mại và trao đổi cư dân biên giới đối với hàng hóa nông, thủy sản nói riêng cũng như đối với lợn sống và các sản phẩm từ thịt lợn để phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn chủ động ứng phó với hiện tượng vận chuyển, mua bán trái phép, chống đầu cơ, tích trữ, gây bất ổn đến tình hình thị trường trong nước.
Theo khảo sát của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), trong những ngày đầu năm 2020, giá lợn hơi đang có xu hướng tiếp tục giảm nhẹ 1.000-2.000 đồng/kg tại các tỉnh phía Bắc (giá lợn hơi tại Hưng Yên giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 94.000 đồng/kg; Hà Nam xuống 92.000 – 93.000 đồng; Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Tuyên Quang, Sơn La, giá phổ biến là 93.000 đồng/kg). Nhìn chung, dù giá lợn tại khu vực miền Bắc vẫn ở mức cao nhất cả nước, dao động 90.000 – 95.000 đồng/kg, nhưng đà tăng đã chững lại và bắt đầu đang điều chỉnh giảm. Các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đều khẳng định tiếp tục đồng hành trong việc bình ổn mặt hàng thịt lợn.
Theo Tổ Quốc
Thịt gà, lợn nhập ngoại giá rẻ "đổ bộ" siêu thị Việt
Chỉ tính riêng 8 tháng năm 2019, số lượng thịt lợn, gà nhập khẩu từ nước ngoài đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong vòng nửa đầu năm 2019, số lượng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam đã lên tới 8.000 tấn; số lượng thịt gà nhập khẩu lên tới 142.190 tấn. Các mặt hàng thịt nhập khẩu này được người tiêu dùng đón nhận vì giá rẻ, tuy nhiên sức mua không lớn như thịt nội địa.
Thịt lợn được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Brazil (40%), Ba Lan (15-17%), Canada, Mỹ, Úc... Giá thịt lợn nhập khẩu xê dịch từ 30.000 đồng/kg đến 460.000 đồng/kg.
Thịt gà nhập khẩu bán tại siêu thị có giá rất cạnh tranh với thịt gà trong nước. (Ảnh minh họa)
Trong nửa đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu tới 142.190 tấn thịt gà với giá trị 120 triệu USD, chủ yếu từ các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Ba Lan, Brazil và Nga.
Trong đó, Mỹ là nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất vào Việt Nam, với hơn 62.400 tấn, trị giá 48,6 triệu USD. Giá thịt gà cũng rất hấp dẫn, đơn cử như thịt gà đông lạnh từ Mỹ gồm cánh, đùi, chân và gà xay có giá trung bình chỉ khoảng 17.000 đồng đến 23.000 đồng/kg.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thịt gà đông lạnh nhập khẩu được người tiêu dùng đón nhận, đặc biệt là tại các bếp ăn công nghiệp, các trường học bởi có giá rẻ. Lý giải nguyên nhân giá thịt nhập khẩu rẻ, ông Nguyễn Xuân Dương - Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh:
"Thịt thăn (philê) lợn có giá không hề rẻ, lên tới 460.000 đồng/kg, nhưng các mặt hàng như thịt chân dò, thịt vụn, thịt mũi, tai lợn ở nước ngoài có giá rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới 1 USD/kg (chưa có thuế), nên các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu mặt hàng này về để bán.
Đối với thịt gà, thị trường Mỹ chỉ chuộng thịt ức gà, còn các bộ phận khác như đùi, cánh, chân... là sản phụ phẩm, giá rất rẻ, nhưng người Việt lại rất ưa chuộng các sản phẩm này. Điều này lý giải tại sao thịt gà nhập ngoại bán tại các siêu thị chủ yếu là chân, cánh, đùi..." - ông Nguyễn Xuân Dương giải thích.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dương, thịt gà, lợn nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, hiện tại, lượng thịt nhập khẩu quá ít so với sản lượng và mức tiêu dùng trong nước, nên không thể tác động đến ngành chăn nuôi nước ta.
Hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra trên cả nước, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngành chăn nuôi đã tăng sản lượng chăn nuôi gia súc ăn cỏ thêm 2,9-3%; gia cầm: 7,5%; thủy sản: 6,5%.
"Ngành chăn nuôi trong nước vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân. Những tháng cuối năm có thể thiếu nhẹ thịt lợn, sẽ được bù đắp bằng các loại thực phẩm khác như trứng, sữa, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản các loại" - ông Nguyễn Xuân Dương nói.
Theo lao động
Giá thịt lợn có thể lên trên 70.000 đồng/kg vào tuần này? Giá thịt lợn tăng ở các tỉnh, thành trên cả nước, dự báo trong thời gian tới giá thịt lợn có thể lên 70.000 đồng/kg, mức giá kỷ lục từ trước tới nay. Giá thịt lợn ở 3 miền duy trì ở mức cao Giá thịt lợn tại các tỉnh có xu hướng tiếp tục tăng, giá hầu hết đều trên 60.000 đồng/kg....