Thịt ba rọi nướng kiểu Thái
Mùi thơm quyến rũ, màu váng óng cháy sém cạnh… của món thịt nướng quyện với hương thơm của gạo mới trong ngày mưa se lạnh… thật ấn tượng.
Nguyên liệu:
200g thịt ba rọi, một muỗng cà phê sa tế, hạt nêm, nước mắm, đường, tỏi, hành tím, hành lá, ngò rí.
Cách làm:
- Thịt rửa sạch bằng nước lạnh, rửa qua với chút rượu trắng cho thơm, để ráo, xắt lát mỏng vừa ăn.
- Hành tím, hành lá, tỏi, ngò rí bỏ vào máy xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước.
- Ướp thịt với nước cốt hành tỏi, chút mắm, hạt nêm, đường, sa tế. Để khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
- Cho thịt lên vỉ, nướng trên lửa vừa, trở đều tay, thỉnh thoảng quét thêm nước ướp thịt còn lại cho thịt không bị khô. Khi thịt ngả màu vàng, dậy mùi thơm là được. Xếp thịt ra đĩa, trang trí. Dùng nóng với cơm trắng.
Lưỡi vịt nướng thơm ngon khó cưỡng
Khi những giọt nước sốt chạm vào lửa, thực khách ngồi gần bếp sẽ không cưỡng lại được tiếng xì xèo hấp dẫn, làn khói thơm lừng hay sự chuyển màu thú vị của món ăn.
Video đang HOT
Bắt mắt với màu đậm cùng hương thơm khó cưỡng.
Nếu đã quen hay nghiện vị béo ngậy, thơm đậm, dai, giòn, sần sật của món lưỡi vịt sapo, bạn đừng bỏ qua lưỡi vịt nướng. Gọi lạ mà quen vì hai cách chế biến dùng cùng gia vị, song do chín bằng lửa than nên lưỡi vịt thơm hơn, ít dầu mỡ hơn. Bạn có thể "mút" tù tì mươi cái mà không ngán, ngấy.
Tuy giống nhau về gia vị, song để có một chiếc lưỡi vịt nướng hút khách đòi hỏi sự công phu và khéo léo của người chế biến trong khâu tẩm, ướp, nướng. Cụ thể, sau khi mua về và rửa sạch, lưỡi vịt được tẩm ướp với hàng loạt gia vị có mùi mạnh như ngũ vị hương, cà ri, bột sa tế, hành, tiêu... rồi cho vào tủ lạnh để lưỡi không chỉ thấm đều gia vị mà còn giữ độ tươi như ban đầu. Sau khi ướp được khoảng một giờ đồng hồ, hoặc hơn, lưỡi vịt được nướng sơ trên than rồi lại cất vào tủ lạnh. Khi có khách gọi món, lưỡi vịt sẽ được nướng một lần nữa.
Khi những giọt nước sốt chạm vào lửa than, những thực khác ngồi gần sẽ không cưỡng lại tiếng xèo hấp dẫn, mùi thơm khó cưỡng hay sự chuyển màu của lưỡi vịt.
Lần nướng thứ hai công phu và cầu kỳ hơn với thao tác canh chỉnh thời gian để phết nước sốt - hỗn hợp của ngũ vị hương, hành, tiêu, ớt sa tế và mật ong. Đây là thao tác "tốn nước miếng" nhất với những thực khách ngồi gần lò nướng, bởi tiếng xì xèo ấn tượng, làn khói thơm lừng lan tỏa, những chiếc lưỡi vịt sau khi được "tắm" nước sốt, chuyển màu sậm, óng mịn.
Nhìn, ngửi đã ghiền, nhấm nháp càng đã. Từng cái lưỡi vịt thấm đều gia vị, dai, giòn, sần sật khiến bạn ăn đến no căng. Song, nếu chọn ăn chỉ một món, bạn sẽ bỏ qua khá nhiều món nướng hấp dẫn khác tại quán như thịt nướng BBQ, mực nướng, tôm nướng, răng mực nướng.... Nổi bật nhất là món thịt cuộn cải bẹ xanh nướng.
Tuy không tẩm ướp bất kỳ gia vị nào nhưng những miếng thịt nướng trong món này đều bật vị tươi, ngọt nhờ nước sốt đăc biệt.
Thịt cuộn cải bẹ xanh lấy ý tưởng từ món thịt nướng của Sa Pa. Song nếu tại nơi xuất xứ, người ta dùng rau rừng thì quán dùng cải bẹ xanh. Tuy sự thay thế nảy khiến món thịt nướng không giữ được đúng vị chuẩn của món ăn, nhưng vị cay thanh, đắng nhẹ của loại rau này cũng khiến mọi người tạm hài lòng. Ngoài ra, để khắc phục điểm yếu, quán đã vớt lại bằng món nước sốt pha chế theo công thức đặc biệt với vị chua, cay, thơm khó cưỡng.
Cháo sườn thơm mềm.
Bánh đúc mặn đậm vị.
Những món nước thanh nhiệt, giải độc.
Lẩu thơm ngọt thanh
Lẩu Thái cay nồng
Gỏi sung cá chỉ vàng Thưởng thức món gỏi sung trộn với cá chỉ vàng vừa lạ lại vừa ngon. Nguyên liệu: - Quả sung: 20 quả - Xoài xanh: 1 quả - Cá chỉ: 100 g - Tỏi: 1 củ - Ngò rí, ớt quả, dấm - Hạt nêm, mỳ chính. Cách làm: Bước 1: Sung rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó...