Thiếu niên 13 tuổi liệt toàn thân vì viêm não Nhật Bản
Sốt cao, nôn ói phải nhập viện cấp cứu, bệnh nhi dần rơi vào lơ mơ, suy hô hấp. Hơn 3 tuần điều trị tích cực nhưng căn bệnh viêm não Nhật Bản khiến cậu bé liệt toàn thân, phổi mất chức năng hô hấp.
Đó là trường hợp bệnh nhi Nguyễn Hữu Tr. (13 tuổi, ngụ tại Long An) hiện đang được điều trị tích cực tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh.
Bác sĩ đang nỗ lực điều trị nhưng chưa thể nói trước mức độ bình phục ở bệnh nhi
Ngày 11/4, trao đổi với phóng viên, mẹ bệnh nhi cho hay, 23 ngày trước, con chị bất ngờ lên cơn sốt cao, nôn ói phải chuyển đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Ngay sau khi cậu bé nhập viện, bác sĩ phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp rồi chuyển lên bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Video đang HOT
BS Lê Thái Lộc, khoa Nhiễm cho hay: Bệnh nhi được chuyển đến trong tình trạng sốt cao, lơ mơ với chẩn đoán viêm màng não. Sau khi vào viện bệnh nhân bị rối loạn tri giác, hôn mê phải thở máy, điều trị kháng sinh. Kết quả xét nghiệm kháng thể trong huyết thanh và dịch não tủy cho thấy bệnh nhi dương tính với viêm não Nhật Bản.
Được bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực, hiện tri giác bệnh nhân đã bình phục tương đối tốt. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nặng khiến bé phải đối mặt với biến chứng liệt mềm cơ tứ chi toàn thân, mất khả năng tự thở. Dự kiến, bệnh nhi còn điều trị kéo dài, bác sĩ chưa thể nói trước khả năng bình phục của cậu bé.
Trả lời câu hỏi “cậu bé đã được chích ngừa viêm não Nhật Bản hay chưa?” mẹ bệnh nhi cho hay: “Khi lên 1 tuổi, con tôi đã được trạm y tế chích ngừa 2 mũi vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nhưng không thấy trạm y tế gọi chích mũi thứ 3. Chẳng hiểu sao đã chích ngừa rồi mà nó vẫn mắc bệnh”.
Việc điều trị viêm não Nhật Bản rất khó khăn, trung bình mỗi ca bệnh phải nằm viện từ 3 đến 4 tuần.
Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản được xem là giải pháp hàng đầu. Tuy nhiên, trẻ đã chích ngừa viêm não Nhật Bản vẫn có nguy cơ nhiễm bởi bệnh do nhiều loại siêu vi trùng khác nhau gây nên. Bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh tiêm vắc xin phòng bệnh người dân nên tăng cường các biện pháp diệt muỗi, ngủ mùng thường xuyên, phát quang bụi rậm quanh nhà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, khu chăn nuôi cần cách xa khu vực sinh sống của các hộ gia đình.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Dùng thuốc ở phòng khám tư, cháu bé 7 tuổi bị bỏng toàn thân
Bệnh viện Nhi đồng Tp Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận một bé gái 7 tuổi trong tình trạng sốt cao, hồng ban toàn thân, lở loét niêm mạc môi miệng, rỉ dịch ở niêm mạc mũi, đường tiết niệu, hậu môn.
Bệnh nhi tên N. được nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Tp Hồ Chí Minh trong tình trạng sốt cao, nổi ban da toàn thân, kết mạc mắt bị viêm đỏ, lở loét niêm mạc môi miệng gây đau họng, khó nuốt; rỉ dịch ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt, đường tiết niệu, hậu môn... Chẩn đoán cho thấy cháu bé bị có làn da trông như "bỏng nặng" do mắc hội chứng Stevens Johnson vì dùng thuốc bừa bãi.
Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra thường có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết trước đó 4 ngày, cháu N. bị sốt, ho, sổ mũi, ngứa vùng kín nên đến khám mua thuốc uống không rõ loại tại phòng khám tư nhân.
Bệnh nhi với những vết bỏng toàn thân do dùng thuốc không đúng (Ảnh BSCC)
Nhưng sau uống thuốc, cháu bị nổi hồng ban đỏ ở mặt, lan toàn thân mình nên được nhập viện tại địa phương cấp cứu. Sau khi nhập viện, bé vẫn sốt cao, tổn thương hồng ban da lan rộng khắp toàn thân, lở loét niêm mạc môi miệng gây đau họng, khó nuốt; rỉ dịch ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt, đường tiết niệu, hậu môn, được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Tp. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị hội chứng Stevens Johnson do dị ứng thuốc.
Theo các bác sĩ, hội chứng Stevens Johnson (tên của hai bác sĩ mô tả đầu tiên bệnh lý này) là một bệnh lý tuy hiếm gặp nhưng xảy ra rất trầm trọng có thể nguy hiểm tính mạng trẻ. Nguyên nhân thường do dị ứng thuốc như kháng sinh nhóm hoặc thuốc chống động kinh hoặc nhiễm siêu vi, vi trùng... Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí suy gan, suy thận... Có đến 2/3 bệnh nhân có bóng nước và lở loét toàn thân, thậm chí tương đương với phỏng độ I - II.Các bác sĩ đã điều trị tích cực với truyền dịch bù nước điện giải, dinh dưỡng năng lượng cao, chăm sóc giảm thiểu thương tổn da niêm, kháng sinh phòng chống bội nhiễm, bé được nằm phòng cách ly ở khoa Hồi sức tích cực để tránh bị nhiễm trùng thêm. Kết quả là sau gần 1 tuần điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực, đến nay tình trạng cháu cải thiện dần, tỉnh táo, ăn uống được, da niêm bớt tổn thương, đang trong quá trình lành lặn.
Các bác sĩ khuyến cáo, các phụ huynh lưu ý sử dụng thuốc cho con em mình phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống, không nên lạm dụng thuốc bổ, vitamine, thuốc cảm, ho, sổ mũi... Khi cho trẻ uống thuốc, phải theo toa bác sĩ, không được chia nhỏ thuốc dành cho người lớn để trẻ uống. Khi thấy trẻ nổi hồng ban trên da đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng, hậu môn,... nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Theo Danviet
Tử hình kẻ hiếp dâm bé gái 9 tuổi và cướp tài sản Lợi dụng đêm tối, nam thanh niên đột nhập vào nhà khống chế cướp tài sản và hiếp dâm bé gái 9 tuổi. Bị cáo Võ Văn Đặng (ảnh: H.N) Ngày 9.3 TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Võ Văn Đặng (SN 1981, ngụ khóm Nguyễn Du, P.1, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) về...