Thiếu khách TQ vì virus Vũ Hán, trung tâm thương mại Nhật Bản vắng hoe
Các trung tâm thương mại lớn tại Nhật Bản rơi vào cảnh đìu hiu trong mùa shopping Tết Nguyên Đán khi số lượng du khách Trung Quốc sụt giảm mạnh vì dịch virus corona.
Theo Nikkei Asian Review, hàng loạt hãng bán lẻ lớn tại Nhật Bản đều thông báo doanh số sụt giảm nặng nề dịp Tết Nguyên Đán do dịch virus Vũ Hán chặn đứng dòng du khách Trung Quốc.
Các trung tâm thương mại thiệt hại nặng nề nhất khi doanh số bán hàng miễn thuế cho du khách nước ngoài sụt giảm hàng chục phần trăm kể từ ngày 24/1.
Tình trạng trên xuất phát từ việc chính quyền Trung Quốc ra lệnh cấm các tour du lịch nước ngoài để chặn dịch virus corona.
Theo Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản, số lượng du khách theo đoàn từ Trung Quốc đến Nhật hủy chuyến dự báo sẽ vượt ngưỡng 400.000 người tính tới cuối tháng 3.
Video đang HOT
Ngành bán lẻ Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn vì virus corona.
Số lượng du khách Trung Quốc sụt giảm được thể hiện rõ qua số liệu của ngành hàng không. All Nippon Airways cho biết số hành khách trên các chuyến bay từ Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán giảm 10% so với năm ngoái.
Trong khi đó, khoảng 25% lượng vé đặt trước cho tháng 2 của hành khách Trung Quốc với Japan Airlines đã bị hủy trong khoảng thời gian 22-31/1.
Doanh thu hàng miễn thuế của chuỗi trung tâm mua sắm Isetan Mitsukoshi Holdings – với 3 plaza lớn tại Tokyo – trượt dốc 20% so với Tết năm ngoái. Doanh thu mỹ phẩm và hàng xa xỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Doanh thu hàng miễn thuế của đại gia Takashimaya cũng sụt 15%. “doanh thu hàng miễn thuế từ ngày 29/1 lao dốc tới 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái”, đại diện của Takashimaya cho biết.
Trong khi đó, doanh thu của chuỗi Sogo & Seibu giảm gần 15%, Daimaru Matsuzakaya bốc hơi 5%.
Các trung tâm mua sắm tại Osaka, với 80-90% doanh thu hàng miễn thuế đến từ khách Trung Quốc, cũng lao đao. Trung tâm lớn nhất của chuỗi Hankyu Hanshin tại Umeda chứng kiến doanh số giảm 10%. Còn doanh thu của trung tâm Takashimaya tại Osaka cũng sụt 8%.
Năm 2019, doanh thu hàng miễn thuế tại các trung tâm mua sắm Nhật Bản tăng 2% lên 346,1 tỷ yên (3,19 tỷ USD). Tuy nhiên, nhiều khả năng doanh thu năm 2020 sẽ lao dốc nghiêm trọng nếu Bắc Kinh tiếp tục duy trì lệnh cấm du lịch nước ngoài theo đoàn trong thời gian tới.
Không chỉ các chuỗi trung tâm mua sắm Nhật Bản chịu thiệt hại, một hãng bán lẻ hàng điện tử lớn cũng dự báo doanh số hàng miễn thuế giảm ít nhất 10%.
Khách sạn Hotel Metropolitan Tokyo Ikebukuro chứng kiến tình trạng hủy đặt phòng hàng loạt của các đoàn du khách từ Trung Quốc.
Sapporo, thành phố lớn nhất tại Hokkaido, nổi tiếng với lễ hội tuyết và hải sản, cũng cho biết nhiều khả năng 133.000 du khách sẽ hủy đặt phòng khách sạn từ nay cho tới hết tháng 3. Tổng thiệt hại lên đến 6,4 tỷ yen (58,6 triệu USD).
“Ảnh hưởng là rất nghiêm trọng. Hàng năm, đây là giai đoạn cao điểm đón khách Trung Quốc, khoảng thời gian từ Tết Nguyên Đán đến lễ hội tuyết”, ông Katsuhiro Akimoto, thị trưởng thành phố Sapporo, cho biết.
“Ngay cả du khách nội địa cũng sẽ cân nhắc việc đến đây du lịch vì sợ dịch. Chúng tôi cần chuẩn bị các chiến lược kinh tế tương lai trong trường hợp tình trạng này kéo dài”.
Theo zing
Dịch do virus Corona: Người dân chuyển dịch xu hướng mua sắm trực tuyến
Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra có diễn biến phức tạp, người dân đang chuyển dịch mua sắm từ các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại... sang mua sắm trực tuyến.
Người dân đang chuyển dịch mua sắm từ các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại... sang mua sắm trực tuyến từ khi có dịch do virus Corona gây ra.
Theo bà Nguyễn Vân Chi - Giám đốc truyền thông GoViet, thống kê nhanh từ GoViet trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, từ ngày 17/1 đến ngày 2/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến hết mùng 9 Tết), đã có tổng cộng gần 900.000 đơn hàng ẩm thực được đặt qua nền tảng GoFood, mang lại cho các đối tác nhà hàng doanh thu hàng chục tỷ đồng, tăng 120% so với Tết năm ngoái; trong đó, có đơn hàng đạt giá trị cao nhất là gần 3 triệu đồng.
"Điều này minh chứng cho việc ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến đã hỗ trợ đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người dùng tăng cao. Đồng thời, giải quyết được bài toán giao nhận của các nhà hàng trong mùa cao điểm lễ, tết, cũng như giúp người tiêu dùng không phải di chuyển, tiết kiệm thời gian và mang lại sự tiện lợi", bà Nguyễn Vân Chi cho biết thêm.
Ở góc độ người tiêu dùng, chị Mai Thảo, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong tình hình cơ quan quản lý nhà nước đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch nCoV thì người dân cũng phải chủ động cập nhật thông tin và nâng cao nhận thức tiêu dùng. Vì vậy, hiện nay gia đình rất hạn chế đến những chỗ đông người, nên ưu tiên sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đồng quan điểm, anh Thanh Tâm, cư ngụ tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh cho hay, dù kênh kinh doanh trực tuyến có một số ngành hàng hạn chế và phải chờ được giao hàng, nhưng người dân mua sắm "thông minh" sẽ khai thác hiệu quả kênh này.
Đáng chú ý hơn, trong những năm gần đây, hầu hết thương hiệu bán lẻ đều có kênh mua sắm trực tuyến, mua sắm qua kênh truyền hình, nhận đơn hàng qua điện thoại... người tiêu dùng có thể tận dụng những kênh mua sắm này cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình.
Khảo sát thực tế trên thị trường mua sắm trực tuyến cho thấy, tất cả kênh mua sắm này đều dành vị trí ưu tiên hàng đầu để giới thiệu những sản phẩm thuộc ngành hàng dược phẩm, vệ sinh cá nhân, chăm sóc nhà cửa, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu...
Tại bachhoaxanh.com, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm bảo vệ khỏi vi khuẩn, khăn giấy, nước tẩy... với giá ưu đãi lên đến 40%. Hay người tiêu dùng cũng có thể mua trái cây, bánh, kẹo, đồ uống, sữa, thịt, hải sản đông lạnh, dầu ăn, nước chấm, gia vị, sản phẩm ăn liền...
Riêng HTVCo.op đã kết nối hàng ngàn thương hiệu Việt chất lượng, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của người Việt. Ngoài những chương trình ưu đãi, giảm giá hàng hóa, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chủ động phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, HTVCo.op sẽ được tặng ngay một phần quà chăm sóc nhà cửa khi khách hàng mua sắm với hóa đơn 800.000 đồng trở lên.
Ghi nhận ý kiến một số nhà bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong khoảng 2 tuần vừa qua, doanh số kênh bán hàng trực tuyến có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, trong khi đó kênh bán hàng hiện đại, chợ truyền thống có phần chững lại.
Mặt khác, diễn biến tại các điểm kinh doanh cũng cho thấy, người tiêu dùng thành phố chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến, cửa hàng tiện lợi gần nhà hơn là những nơi đông đúc như trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị lớn...
Còn theo một số chuyên gia kinh tế thị trường, trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường mua sắm trực tuyến, các đơn vị kinh doanh kênh mua sắm này đều "chạy đua" trong cuộc chiến giao hàng nhanh.
Cùng với sự nở rộ của những thương hiệu giao hàng nhanh, người tiêu dùng ngày càng mua sắm trực tuyến dễ dàng và sử dụng kênh mua sắm này phổ biến hơn. Tuy nhiên, người dân cần thận trọng trong việc mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, nhằm tránh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng./.
Theo bnews
Cập nhật giá rau tăng vọt sau Tết, người Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ giữa nạn dịch virus Corona Giá rau củ quả tại chợ dân sinh và siêu thị có xu hướng tăng vọt sau Tết, nhiều quầy hàng gần như "rỗng tuếch" sau khi đón một lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó, khẩu trang, nước tẩy rửa, hay các loại thực phẩm khô như mì tôm, bánh mì,... cũng đang được "săn đón" giữa mùa dịch virus Corona. Người...