Thiên đường cà ri ở Sài Gòn
Sài Gòn là mảnh đất “hợp chủng quốc” của các nền ẩm thực mang đến từ xứ khác. Tuy nhiên, có những món ăn “made in Sài Gòn” chính tông như cơm tấm, cà phê sữa đá, và đặc biệt không thể không nhắc đến món cà ri các loại.
Đền thờ Ấn Độ (đền Bà) trên đường Trương Định (Q.1) do người Ấn Độ xây cách đây hơn 100 năm
Nếu lịch sử Sài Gòn là hơn 300 năm có lẻ, thì món cà ri có mặt nơi này cũng hơn 100 năm, theo chân người Ấn Độ tới Sài Gòn. Nhưng thực sự cà ri đã biến đổi rất nhiều để phù hợp với khẩu vị người Việt. Nếu có dịp đi nhiều nơi trên thế giới nhận thấy món cà ri ở Ấn Độ, Thái Lan, Singapore chẳng hề giống cà ri Sài Gòn.
Cà ri vịt ở Sài Gòn ẢNH: GIANG VŨ
Đầu bếp người Canada, Cameron Stauch, khi tới TP.HCM nếm cà ri, anh ngạc nhiên thấy vị ăn ngoài đường phố cho tới nhà bạn bè nấu đều có mùi vị giống hệt nhau. Hóa ra, dù thành phố rất to này nhưng gia vị nấu cà ri xem như gốc lại ở hai quầy bán gia vị cà ri sớm nhất ở chợ Bến Thành là cà ri Bà Tám và cà ri Anh Hai. Đây cũng là nguồn cung cấp chủ yếu gia vị cà ri và nhiều gia vị khác cho các nhà hàng trong thành phố. Giờ đây, gia vị của họ cũng được đóng túi nhỏ đưa vào siêu thị, bán rộng rãi trong cả nước.
Cà ri khắp Sài Gòn chào đón bạn
Muốn ăn cà ri gà kiểu người Hoa thì ghé Sinh Ký cà ri gà (Triệu Quang Phục, Q.5) hoặc cà ri vịt chợ Xã Tây (Nguyễn Trãi, Q.5)… Cà ri dê ngon có thể kể đến cà ri dê Văn Giàu (Tân Hải, Q.Tân Bình) – đậm đặc chất Ấn hơn cả vì đầu bếp cha là người Ấn Độ, giờ đã chuyển cho con kế nghiệp, cà ri dê Musa (chung cư lô B, Sư Vạn Hạnh, Q.5), cà ri Bảy Hồng (Trần Quang Khải, Q.1). Muốn ăn cà ri cua, cà ri gà, cà ri cá bớp… nấu từ cà ri tươi của người Chăm An Giang thì ghé cư xá Lữ Gia (Q.11). Chưa kể các quán cà ri bình dân cũng nằm khắp các ngõ hẻm Sài Gòn.
Trong khi nhiều sạp ở chợ Bến Thành đóng cửa vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hai quầy cà ri Bà Tám và Anh Hai vẫn mở. Tôi thở phào nhẹ nhõm, hóa ra “Cô Vy thì Cô Vy”, người Sài Gòn vẫn không ngừng ăn cà ri!
Video đang HOT
Anh Hiếu, chị Tâm, thế hệ thứ ba nối nghiệp thương hiệu cà ri Bà Tám ở chợ Bến Thành cho biết, người bán gia vị cà ri đầu tiên ở chợ Bến Thành là bà nội Lê Thị Thú, quê ở Gò Công, kết hôn với một người đàn ông Ấn Độ, năm 1940 bán cà ri thì bà đã 35 tuổi.
Anh Hiếu cho biết trước dịch, một ngày có thể bán tới 70 kg cà ri tại chợ, không kể các đại lý và siêu thị cũng phân phối cà ri Bà Tám. Một nồi cà ri nấu tại gia chỉ mất khoảng 10 gr gia vị cà ri, đủ thấy lượng người ăn cà ri ở Sài Gòn “khủng khiếp” thế nào.
Nhìn lên gian hàng đủ loại cà ri hoa cả mắt, tôi không biết loại nào với loại nào, anh Hiếu và chị Tâm giải thích: Cà ri có rất nhiều kiểu, người Ả Rập và Ma Rốc thích ăn cà ri trắng, người Thái hoặc Mã Lai thích cà ri xanh, người Hoa và Singapore thích cà ri đỏ, người Việt và Nhật thích cà ri vàng, còn người Ấn Độ thích cà ri nâu. Còn một dòng cà ri nữa, gọi là cà ri của người Chăm, xuất phát từ cà ri của người Khmer từ Campuchia du nhập vào miền Nam.
Như món cà ri anh chị nấu tại nhà là cà ri nâu, vị rất nồng và là dạng cà ri sệt chứ không lỏng như cà ri người Việt. Sở dĩ cà ri người Ấn nồng hơn là vì có nhiều hạt cumin hơn cà ri vàng người Việt thích (vốn nhiều nghệ hơn). Hạt cumin hiện nay anh chị vẫn phải nhập từ Ấn Độ hoặc Ả Rập về chứ Việt Nam không trồng được thứ gia vị này, chỉ trồng được lá cà ri.
Người Việt ở Sài Gòn khi qua Mỹ sống vẫn phải tìm cách mua gia vị cà ri từ chợ Bến Thành qua, đủ thấy cái hương vị đặc biệt này đã để lại một dấu ấn khó phai mờ. Một trong những “giáo viên” dạy nấu cà ri Sài Gòn chuẩn nhất còn ai khác là các thế hệ của gia đình Bà Tám. Các nhà hàng trung tâm Sài Gòn xưa muốn học nấu cà ri bán cho khách phải nhờ Bà Tám hướng dẫn cách phối nguyên liệu, dựa trên đó biến tấu ra khẩu vị họ ưa thích.
Dấu Ấn
Cũng từ chợ Bến Thành, không chỉ có gia vị cà ri gốc mà quanh đó vài phút đi bộ có đến 3 ngôi đền Ấn Độ. Đền Ông nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đền Ông nữa nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, đền Bà nằm trên đường Trương Định.
Theo thông tin chính thống ghi tại đền Bà, cuối thế kỷ 19, Pháp đưa người Tamil phía Nam Ấn tới Sài Gòn (những năm 1870). Họ là những người Ấn cùng khổ tập trung ở khu vực chợ Bến Thành. Sau đó lại có người Ấn Tamil giàu hơn tới Sài Gòn, hoạt động ngành tín dụng, địa ốc, vải sợi… xây dựng cơ sở ở khu vực Chợ Cũ Bến Nghé (khu Tôn Thất Đạm ngày nay).
Nhờ công việc kinh doanh thuận lợi, họ đã lập các đền Ấn giáo (Hindu temple) để làm nơi cầu nguyện. Đó là lý do vì sao có rất nhiều đền Ấn ở trung tâm Sài Gòn và món cà ri đã được phổ biến rộng rãi tại nơi đây.
Quán cháo lòng sau 80 năm vẫn bán trên gánh ở Sài Gòn
Quán cháo của bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 đã bán hơn 80 năm và níu chân thực khách bởi hương vị thơm ngon.
Thoạt nhìn, quán cháo nằm trên đường Cô Giang, quận 1 không quá đặc biệt nhưng đã bán hơn 80 năm. Theo lời kể của cô Út, quán do bà nội của cô mở. "Hồi đó bà tôi gánh cháo bán quanh khu chợ Cầu Muối và cầu Ông Lãnh. Sau này ba tôi kế thừa và vẫn bán trên gánh. Nay ai cho đâu tôi ngồi đó", cô Út nói.
Gánh cháo lạ mắt với một chiếc nồi có hình dáng tựa như hai chiếc thau úp vào nhau, bên cạnh là một mâm đồ lòng đầy ắp. Khi có khách gọi, cô Út sẽ nhanh tay xếp lòng vào tô. Trước khi múc cháo, cô khuấy nhẹ nồi để phần nước và cháo hòa đều vào nhau. Làn khói từ đó mà toả ra thơm nức.
Kế bên bếp là mâm đồ lòng với nhiều món khác nhau như tim, dồi, gan... giống như bao hàng cháo lòng khác.
Cháo được múc xong sẽ chuyền cho một người ngồi kế bên để thêm chút tiêu xay, rau răm trước khi bưng ra cho thực khách.
Tô cháo ở địa chỉ này được đánh giá là đầy đặn. Hạt cháo được rang qua trước khi nấu để nở bung nhưng không bị nát, khi ăn có mùi thơm. Một tô thập cẩm với đầy đủ thành phần lòng heo có giá 40.000 đồng. Nếu ngại ăn một số thành phần, bạn có thể dặn chủ hàng lúc gọi.
Riêng đồ lòng, cô Út cho biết chỉ chọn loại tươi, không lấy hàng đông lạnh. Các công đoạn từ đi chợ chọn nguyên liệu cho đến sơ chế, nấu nướng bắt đầu từ khoảng 1h sáng.
Nhân viên phục vụ sẽ hỏi bạn có ăn kèm quẩy hay không. Quẩy ăn kèm giá 5.000 đồng một phần.
Quán còn phục vụ giá sống riêng cho người có nhu cầu.
Anh Trần Quân (quận 8, TP HCM) lần đầu đến quán chia sẻ: "Tôi đến đây theo lời giới thiệu của người bạn. Vị cháo hơi nhạt nhưng lòng nấu mềm và không có mùi".
Còn chú Hai là thực khách quen của quán đã nhiều năm cho biết. "Tuần nào tôi cũng ăn sáng tại đây ít nhất một lần. Ăn riết rồi quen, không ăn cháo lòng ở chỗ nào khác được", chú Hai nói.
Ngoài ra, suất ăn còn đi kèm một chén nước mắm pha chua ngọt để ăn cùng đồ lòng. Người ăn cay có thể cho thêm ớt được để sẵn trên bàn.
Quán mở từ 6h đến khoảng 14h. Chỗ đậu xe nằm ở kế bên, có người trông. Khách đến quán ăn cháo trên bàn ghế inox bên trong. Gian nhà nhỏ, hơi chật và nóng. Quán thường đông khách vào sáng sớm.
Ghé 5 quán ăn ở Sài Gòn nổi danh từ gánh hàng rong Bún thịt nướng chị Tuyền hay mì Thiệu Ký không chỉ là địa chỉ ẩm thực quen thuộc của người Sài Gòn mà còn được nhiều du khách tìm đến. Lương Gia Mỳ Ký Đây là một quán ăn gốc Hoa, mở từ những năm 90 của thế kỷ trước, đã thay đổi địa điểm 3 lần trước khi mở tiệm tại ngã...