‘Thiên đường ẩm thực’ trong hẻm ở Sài Gòn
Nằm lọt thỏm trong những con hẻm nhỏ nhưng rất nhiều khu đã trở thành ‘ thiên đường ẩm thực’ quen thuộc với người dân và địa điểm phải đến đối với du khách muốn khám phá ẩm thực đường phố Sài Gòn.
“Thiên đường ẩm thực” trong hẻm 76 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM
Hẻm 76 Hai Bà Trưng, Q.1 (TP.HCM) tập trung khoảng hơn chục quầy hàng với đủ loại thức ăn phong phú từ cơm chiên, bún riêu, bún thái, bánh mì cho đến các món ăn chơi như phá lấu, ốc, tàu hũ, chân gà…
Hẻm này được mệnh danh là “thiên đường ẩm thực giá rẻ” vì các món ăn chỉ dao động từ 15.000 – 25.000 đồng/phần. Con hẻm rộng gần 3 m, sâu chừng hơn 10 m, có bố trí một khoảng không gian phía sau để làm chỗ giữ xe và kê khoảng 5 – 6 bàn cho người ăn tại chỗ. Hẻm 76 chỉ bắt đầu mở bán từ 14 giờ 30 – 19 giờ hằng ngày nhưng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Đặc biệt, vào các giờ cao điểm, thời gian dân văn phòng quanh đây tan tầm thì cả con hẻm chật ních, không có chỗ ngồi nên chủ yếu thực khách mua mang đi.
Một con hẻm khác cũng thuộc Q.1 ở 177 Lý Tự Trọng lúc đầu bán cho dân văn phòng, sau đó do đông khách nên “nới” khung giờ bán đến 22 giờ cho những khách hàng có nhu cầu ăn đêm. Đặc sản ở đây là những món “quốc hồn quốc túy” của người Sài Gòn như: bột chiên, hủ tiếu, mì xào, gỏi khô bò…, nhưng món nổi tiếng nhất là trái cây tô 30.000 đồng/phần với đủ loại trái cây 4 mùa kết hợp cùng sữa chua và thạch rau câu nhiều vị.
Con hẻm 51 Cao Thắng (Q.3) cũng là “thiên đường ăn vặt” nổi tiếng với quán cháo Tiều “sang chảnh” hơn 70 năm tuổi. Món cháo của người Tiều (người Hoa, gốc Triều Châu) là sự kết hợp của cháo trắng với các nguyên liệu tươi sống như: tim, cật, bao tử, thịt heo xay, cá… thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến thưởng thức. Nói “sang chảnh” vì 1 tô cháo Tiều đầy đủ có giá 65.000 đồng, khá cao so với các món ăn khác bán trong hẻm như bánh bèo, súp cua, há cảo… chỉ từ 20.000 đồng/phần.
Điểm trừ chung của các “thiên đường ẩm thực” này chính là do địa hình nhỏ, chật chội, người bán thường ngồi trực tiếp dưới đất, không có bàn, quầy nên khi trời mưa thường hơi nhếch nhác, thiếu vệ sinh. Cùng với chủ trương chung của thành phố muốn dẹp hàng rong, nếu quy hoạch được các hẻm ẩm thực, chỉnh trang cho sạch sẽ, hợp vệ sinh, không chỉ giúp lập lại trật tự đô thị, cải thiện mỹ quan mà còn tạo nên điểm nhấn đặc sắc thu hút khách du lịch khi đến với TP.HCM.
Theo Thanhnien
Được xem là "thánh địa street food", Sài Gòn có những đặc sản đường phố nào khiến người ta phải nhớ mong day dứt?
Mê street food mà không muốn phải ra... "street" thì đừng lo, bởi đã có những món ăn đường phố siêu kinh điển ship tận nơi cho bạn đây.
Đã từ lâu, Sài Gòn với không khí nhộn nhịp và sự đa dạng về văn hoá đã khiến nhiều người trên khắp mọi miền đất nước đổ xô về đây, từ đó tạo nên nền ẩm thực phong phú mà trong số đó, không thể không kể đến ẩm thực đường phố rực rỡ nơi đây. Nói nào ngay, đến cả Netflix khi muốn quay phóng sự về ẩm thực đường phố Việt Nam cũng chọn Sài Gòn làm "cứ điểm", song những món ăn mà họ quay lại có phần ít ỏi và chẳng mấy mới mẻ như phở, cơm tấm...
Trong khi những món này rất phổ biến, chúng lại không thuộc phạm trù những món ăn đường phố nổi tiếng khiến giới trẻ phải nhớ thương day dứt trong những năm gần đây. Hãy cùng tụi mình điểm qua bộ sưu tẩm những món street food Sài Gòn "hót hòn họt" sau đây nhé:
Phá lấu
Video đang HOT
Nhắc đến ẩm thực đường phố Sài Gòn mà không nhắc đến phá lấu thì quả thật là một thiếu sót. Đã từ lâu, phá lấu là một trong những món ăn mang nét đặc sắc và đặc biệt gắn liền với giới học sinh, sinh viên Sài Gòn. Có thể nói, nấu phá lấu là cả một "nghệ thuật" khi mà chỉ từ những phần chẳng mấy ai ăn bình thường như lá sách, dồi, cật... lại được biến hoá tài tình thành một món ăn hấp dẫn thu hút biết bao thế hệ người Sài Thành. Đã từ lâu, nồi phá lấu với phần nước dùng màu cam sủi tăm nhè nhẹ trên bếp than, cùng tất tần tật các loại "topping" hấp dẫn và mùi hương các vị thuốc bắc như quế, hồi thơm lừng đã trở thành một hình ảnh thuộc hàng tiêu biểu trong ẩm thực đường phố Sài Gòn. Phá lấu có thể chấm bánh mì, cũng có thể ăn với mì gói, như thế nào cũng ngon lành.
Dạo này trời Sài Gòn mưa nắng thất thường quá, muốn ăn phá lấu nhưng sợ "cực thân" thì hãy ghi lại những địa chỉ có phá lấu ship tận nơi sau đây nhé!
Địa chỉ: Phá lấu rubi, phá lấu Lì
Giá cả: 22k - 30k.
Bánh tráng
Khỏi phải nói là dân mê street food sẽ thất vọng bao nhiêu khi trong list món ăn đường phố của Netflix lại thiếu mất món bánh tráng vạn người mê này. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng bánh tráng đã nhanh chóng phát triển thành cả một "đế chế" và đến hiện tại vẫn phủ sóng với mật độ cao trên khắp phố phường Sài Gòn. Bánh tráng có các loại bánh tráng cho bạn tha hồ chọn, một tuần bảy ngày ăn một loại cũng chưa chắc đã hết như bánh tráng trộn, bánh tráng bơ, bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng, bánh tráng chiên...
Tham khảo các hàng bánh tráng có ship tận nơi ở Sài Gòn sau đây nhé!
Địa chỉ: Bánh tráng trộn chú Viên, Cô Ba Bánh Tráng Trộn & Bánh Tráng Cuốn, Bánh tráng trộn sạch cô Thảo...
Giá cả: 20k - 25k.
Bánh mì
Bánh mì nổi tiếng khắp nơi trên dải đất hình chữ S, và dường như vùng nào, miền nào cũng có một vài phiên bản bánh mì vô cùng nổi tiếng với du khách nước ngoài. Bánh mì đã bao lần được liệt vào danh sách ẩm thực danh tiếng thế giới, đồng thời được từ điển Oxford dành hẳn một "slot" giải nghĩa từ bánh mì. Vậy thì hiển nhiên, nhắc đến streetfood Sài Gòn mà thiếu bánh mì thì không còn gì sai trái hơn. Bánh mì Sài Gòn có nhiều hàng với thâm niên đến hơn vài thập kỷ như bánh mì Như Lan, bánh mì Huỳnh Hoa luôn luôn đông nghịt khách bản xứ cũng như khách nước ngoài. Những chiếc bánh mì Sài giòn tan, ruột rỗng, kết hợp với pate gan nhà làm cùng các loại rau chua, các món thịt, chả lụa đậm chất Việt Nam chưa bao giờ là "cũ" với người Sài Gòn.
Cho dù là ăn nhẹ, ăn sáng hay làm bữa ăn chính, bánh mì vẫn ngự trị vững vàng trong trái tim của thực khách nhiều thế hệ.
Địa chỉ: Bánh mì Huỳnh Hoa, bánh mì Bảy Hổ...
Giá cả: 15k - 50k.
Súp cua
Không biết từ bao giờ, súp cua lại trở thành một trong những món ăn đường phố phổ biến trên khắp các ngõ ngách Sài Thành. Từ quận trung tâm đến các quận hơi xa xôi một chút, dường như chỗ nào cũng có một hàng súp cua nổi tiếng như súp cua Nhà Thờ Đức Bà (Q1), Súp cua Thảo (Q10), Súp cua cô Bông chợ Thiếc (Q11)... Thuở mới xuất hiện, súp cua gây ấn tượng với người Sài Gòn bởi "cua" trong quan niệm trước giờ là món gì đó rất đắt, thế nhưng những hàng súp cua bình thường chỉ bán với giá 10 - 15k (giờ thì khoảng 20k) khiến người ta tò mò. Song rất nhanh, nhiều người nhận ra tuy giá rẻ nhưng chất lượng không hề thấp, cho dù không có thịt cua cả chiếc càng đi nữa thì người ta vẫn cảm nhận được thớ thịt cua, vị ngọt ngào, kết hợp với thịt bằm, thịt gà, trứng cút, trứng bách thảo vô cùng "chất".
Súp cua có thể là món ăn được ăn trong những chiếc ly nhựa với giá mười mấy nghìn đồng được các cô cậu học sinh yêu thích, cũng có thể được ăn trong tô, nơi quán vỉa hè bàn ghế nhựa, có dân công sở, sinh viên ngồi xì xụp bất kể thời gian. Như vậy, súp cua có thể xứng danh một trong những món ăn đường phố thuộc hàng kinh điển của Sài Gòn chứ nhỉ?
Địa chỉ: Súp cua Hạnh, Súp cua Trần Văn Ơn, Súp cua cô Bông Chợ Thiếc...
Giá cả: 20k - 25k.
Dimsum
Không thể không thừa nhận, cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn đã góp phần làm cho ẩm thực thành phố này phong phú hơn rất nhiều. Có biết bao nhiêu món ngon quen thuộc với dân Sài Thành đều được đồng bào người Hoa mang vào như mì xá xíu, mì hoành thánh, dimsum... Trong đó, dimsum chắc chắn là một trong số những món ăn đường phố nổi tiếng nhất nhì. Dimsum bao gồm các món há cảo, hoành thánh, bánh xếp và ti tỉ những món khác khó có thể kể hết tên được. Dimsum đa dạng, mỗi nơi, mỗi hàng đều có các loại dimsum khác nhau từ nhân, vỏ đến nước chấm. Dimsum hầu như có mặt ở khắp nơi trên các quận Sài Gòn, không chỗ nào không có (dù người ta vẫn thích ăn dimsum gốc Hoa ở các quận 5, quận 10, 11 hơn).
Sài Gòn trời dạo này hay mưa, trong cơn mưa tầm tã mà ngồi nhấm nháp những viên dimsum nóng hổi, thơm lừng thì còn gì bằng.
Địa chỉ: Mr Hào, Dimsum ToGo...
Giá cả: 6k - 8k/viên.
Theo TTVN
Phá lấu 'dì Tư vui vẻ' 32 năm không đổi vị giữa Sài Gòn Xe phá lấu của 'dì Tư vui vẻ' trước cổng trường tiểu học Lê Thị Riêng (Q.10, TP.HCM) đã trở thành 'huyền thoại' của nhiều thế hệ học sinh mà đến giờ khi nhắc lại người ta thấy cả bầu trời tuổi thơ bỗng ùa về. Bà Hồng, mà khách quen gọi là dì Tư, đã gắn bó với xe phá lấu 32...