Thích ứng với một thế giới đang biến động
Thế giới đang trải qua những thay đổi to lớn, nhất là về các khía cạnh kinh tế. Ba xu hướng đang tác động mạnh lên nền kinh tế các nước gồm sự chững lại của quá trình toàn cầu hóa, sự bùng nổ các ứng dụng công nghệ nay đã chín muồi như tự động hóa và sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến cố kiểu “thiên nga đen”, gây bất ngờ và xáo trộn mọi dự tính.
Nhiều cường quốc vẫn phải vật lộn để có thể tăng trưởng ổn định.
Sự chống đối toàn cầu hóa nay không còn giới hạn vào các nhóm phản đối trên đường phố, nó đã trở thành lập trường tranh cử của nhiều chính khách, thành chính sách của một số nền kinh tế và đã hiện diện trong chiến lược phát triển của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Cộng với quá trình tự động hóa sản xuất, lúc đó chi phí công nhân không còn là mối bận tâm hàng đầu, nhiều doanh nghiệp đã “tái cấu trúc” chuỗi sản xuất của họ để đưa cơ sở sản xuất về lại các nước phát triển. Dù quy mô còn nhỏ nhưng sự dịch chuyển như thế là điều chúng ta không thể bỏ qua.Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ các bộ óc hoạch định chiến lược cho quốc gia phải nhanh chóng tìm phương thức ứng xử thích hợp. Chẳng hạn, có nên tiếp tục đón nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài, rút ra khỏi những nơi nay đã không còn dễ dãi với các ràng buộc bảo vệ môi trường, đổ vào nước ta để tận dụng các “lợi thế” như giá năng lượng rẻ, chi phí xử lý môi trường không cao, được ưu đãi hết mức về thuế và các tài nguyên khác như đất đai, nguồn nước.
Rồi giả thử ngay chính những ngành thâm dụng lao động truyền thống của nước ta như dệt may, da giày cũng buộc phải sử dụng máy móc thay cho con người, thế thì số công nhân dôi dư ra sẽ đi về đâu, làm gì trong ngành thâm dụng mới nào khác?
Việc xuất hiện các biến cố bất ngờ, được mệnh danh là “thiên nga đen” có thể làm đảo lộn mọi toan tính. Số phận Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có thể gắn liền với diễn tiến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mà cuộc bầu cử này, như chúng ta đang chứng kiến, có nhiều yếu tố bất ngờ như sức khỏe ứng cử viên Hillary Clinton của Đảng Dân chủ. Biết bao kế hoạch tận dụng cơ hội từ TPP sẽ phải hồi hộp theo dõi các diễn biến khó lường này. Hoặc ít ai ngờ sản phẩm Note 7 của Samsung lại rơi vào tình trạng phải triệu hồi trên khắp thế giới, cho nên cũng chẳng ai sẽ đoán được xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu đình hưởng như thế nào trước doanh số chắc chắn sẽ sụt giảm của chiếc điện thoại di động này của Samsung.
Video đang HOT
Trong một thế giới biến động như thế, rõ ràng lẽ ra chúng ta phải bám vào thế mạnh truyền thống của nông nghiệp, thủy sản để dùng nó làm bệ chống cho sự an sinh của đại đa số người dân. Thế nhưng sự lỏng lẻo trong quản lý đã khiến ngay cả người dân trong nước vẫn còn nghỉ ngại độ an toàn của lương thực thực phẩm của chính chúng ta. Huống gì thúc đẩy chúng làm thế mạnh xuất khẩu!
Thiết nghĩ một trong những điều cấp bách, phải làm là xác định được chứng ta đang ở đâu trong thế giới đang thay đổi ngày nay. Thứ hai là mọi chiến lược phát triển đều phải lấy sự an sinh của người dân làm gốc. Sự an sinh đó bao gồm cả quyền được mưu sinh bằng chính các nghề nghiệp truyền thống, con cái họ được học hành đàng hoàng, chăm sóc y tế được bảo đảm ở mức tối thiểu…Nếu làm được các nền tảng này thì hy vọng chúng ta sẽ sáng suốt tìm được phương thức mà cha ông đã đúc kết từ lâu: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Nhiều ký kết thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt - Mỹ
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) nhận định, thời điểm chuyến công du của Tổng thống Obama sang Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng vì đây chính là thời gian Quốc hội đang chuẩn bị xem xét để phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay.
Nhân chuyến công du của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam, chiều ngày 23.5, AmCham và VCCI đồng tổ chức sự kiện tiếp xúc doanh nghiệp tại Hà Nội. Tại sự kiện này cũng sẽ diễn ra lễ ký kết thoả thuận giữa một số doanh nghiệp hội viên của AmCham với các đối tác Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama duyệt đội danh dự.
Ông Adam Sitkoff nhận định chuyến công du của Tổng thống Obama sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trên nhiều các lĩnh vực, trong đó có kinh tế, tình hữu nghị giữa hai dân tộc, an ninh, nhân quyền và các vấn đề toàn cầu cũng như khu vực mà các bên cùng quan tâm.
"Thời điểm chuyến công du của Tổng thống Obama sang Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng vì đây chính là thời gian Quốc hội đang chuẩn bị xem xét để phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay", ông Adam Sitkoff nhận định.
AmCham tin tưởng rằng TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các công ty, nhà đầu tư, người lao động, nông dân và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Mỹ.
"Khi được triển khai đầy đủ, TPP sẽ mở đường cho nền kinh tế số, tăng cường sức mạnh cho các ngành công nghiệp sáng tạo và đổi mới; góp phần tạo nên sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư", ông Adam Sitkoff nói.
Ngoài ra, AmCham cũng nhận thức rằng TPP là một nhân tố tạo thay đổi cho Việt Nam và cho các doanh nghiệp hội viên của AmCham đang hoạt động ở Việt Nam. TPP sẽ đem đến nhiều chuyển biến quan trọng cho môi trường kinh doanh và mở ra nhiều cơ hội mới giúp Việt Nam tăng tốc trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa.
"Hiệp định này sẽ giúp khu vực tư nhân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường quan trọng, kích thích cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chuỗi cung ứng; từ đó tạo ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Việt Nam. AmCham chia sẻ sự ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống Obama đối với Hiệp định thương mại mang tính lịch sử này", ông Adam Sitkoff nhận định.
Để chúc mừng sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của mối quan hệ hợp tác song phương về thương mại đầu tư giữa hai nước, AmCham và VCCI đồng tổ chức sự kiện tiếp xúc doanh nghiệp với nội dung sẽ tập trung thảo luận vào các vấn đề quan trọng như TPP, biến đổi khí hậu và năng lượng sạch cùng nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, sự kiện này cũng là lễ ký kết thoả thuận giữa một số doanh nghiệp hội viên của AmCham với các đối tác Việt Nam. Cụ thể là lễ ký kết các hiệp ước về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch; và lễ ký kết các dự án đầu tư tương lai.
Trong đó, lễ ký kết các hiệp ước về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch gồm có: Biên bản ghi nhớ về Thay đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long; Hợp tác nghiên cứu hạ lưu sông Mê Kông; Biên bản ghi nhớ GE về phát triển 1.000MW điện gió; Thỏa thuận hợp tác dự án năng lượng mặt trời giữa First Solar và Thiên Tân; Hợp tác Chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Honeywell; Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và công ty dầu Murphy; Biên bản ghi nhớ về Nhà máy Biomass Minnesota; Thỏa thuận Đào tạo An toàn Hạt nhân.
Lễ ký kết các dự án đầu tư tương lai gồm có: Biên bản ghi nhớ The Grand Hồ Tràm Strip phát triển tháp khách sạn thứ 2; Biên bản ghi nhớ về Chương trình An toàn Giao thông.
Theo Danviet
Tổng thống Obama thăm Việt Nam từ 22.5 Tối 10.5, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 - 25.5.2016. Ông Daniel Russel tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 10.5 tại Hà Nội T.Sơn Theo tin từ Nhà Trắng cùng ngày, Tổng thống Obama dự kiến hội đàm với các lãnh đạo...