Thí sinh đăng ký đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non từ ngày 15 đến 30/6
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2020.
Ảnh minh họa: Internet.
Báo Hà nội mới cho biết, một trong những nội dung đáng chú ý mà thí sinh và các Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường cần lưu tâm là thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của thí sinh theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo là từ ngày 15 đến 30/6/2020. Các thí sinh trong diện được xét tuyển thẳng phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng tại Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/7/2020.
Trước ngày 7/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên và khối ngành sức khỏe. Trước ngày 8/9/2020, các trường công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng. Thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển dự kiến từ ngày 9 đến 17h ngày 16/9/2020 theo hình thức trực tuyến; hoặc từ ngày 9/9 đến 18/9/2020 theo hình thức điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển.
Các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1 trước 17h ngày 27/9/2020. Sau khi có kết quả trúng tuyển, thí sinh phải làm thủ tục xác nhận nhập học, hạn cuối vào 17h ngày 3/10/2020. Các trường còn thiếu chỉ tiêu tiếp tục tổ chức xét tuyển bổ sung các đợt tiếp theo, thời gian từ ngày 8/10 đến hết tháng 12/2020.
Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, tờ Tin tức cho hay, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường phải công bố công khai minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, các điều kiện sơ tuyển, điều kiện xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng, chính sách ưu tiên của trường gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, hướng tới mục đích lựa chọn thí sinh có học lực tốt, tâm huyết với ngành nghề để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Đối với các quy định mới có ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị đăng ký xét tuyển của thí sinh, trường cần sớm công bố và có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, tạo điều kiện cho thí sinh có đủ thời gian chuẩn bị, đáp ứng yêu cầu của trường. Các trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển các môn văn hóa, các môn thi năng khiếu và các môn thi đánh giá năng lực và các hình thức khác phải thực hiện theo quy định.
Tổ hợp xét tuyển ĐH phải có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn
Đó là một trong những điểm mới của Dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý.
Video đang HOT
Một ngành không được sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển
Về nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển, Dự thảo yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc:
Sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển.
Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành (những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là một tổ hợp).
Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định tổ hợp tuyển sinh;
Đối với các trường, ngành có thi năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất một bài thi/môn thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển.
Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Các trường đại học tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng
Về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH; ngành Giáo dục Mầm non trình độ CĐ.
Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định.
Cụ thể: căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong Đề án tuyển sinh, riêng nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ GDĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do các trường quy định phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh. Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với Bộ GDĐT và xã hội.
Quy chế tuyển sinh phải đề cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc sử dụng các bài thi KHTN và KHXH trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT là hướng tới mục tiêu đánh giá toàn diện học sinh, khắc phục tình trạng học lệch trong một bộ phận học sinh.
Bên cạnh đó, để phù hợp với mục đích của kỳ thi nghiệp THPT, ban đầu Bộ GDĐT chủ trương không tách và chấm các môn thành phần trong các bài thi KHTN và KHXH mà chỉ tính một đầu điểm của từng bài thi này.
Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của công tác tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, học sinh đã học và ôn tập theo các môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Để tạo thuận lợi cho học sinh, không gây tâm lý lo lắng cho các em và phụ huynh, Bộ GDĐT quyết định, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, bài thi KHTN và KHXH tính một đầu điểm để xét tốt nghiệp nhưng vẫn được chấm và công bố điểm các môn thi thành phần.
Quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.
Bộ trưởng Nhạ, đề nghị các Đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng cần tính toán thận trọng phương án tuyển sinh, không gây hoang mang, lo lắng cho học sinh.
"Tôi đang chỉ đạo xây dựng quy chế tuyển sinh đảm bảo tinh thần thực hiện tự chủ đại học nhưng phải đề cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch và chia sẻ với những khó khăn của học sinh, phụ huynh trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch Covid-19" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 dự kiến sẽ gồm 03 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 02 bài thi tổng hợp KHTN và bài thi tổng hợp KHXH.
Trong đó, Bài thi KHTN gồm tổ hợp của 03 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 03 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân; đối với thí sinh GDTX gồm tổ hợp của 02 môn Lịch sử, Địa lí.
Thí sinh THPT phải thi 03 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.
Thí sinh GDTX phải thi 02 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN).
Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GDĐT cung cấp.
Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 01 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây).
Tự chủ tuyển sinh ĐH 2020: Băn khoăn đo lường chất lượng Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý phương án tổ chức thi THPT năm 2020 do Bộ GDĐT trình, nhiều trường ĐH đã có thông tin về phương thức tuyển sinh. Dẫu thế, theo phân tích từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu các trường ĐH chuyển sang xét tuyển riêng, mỗi trường sẽ có phương thức tổ chức và đề thi riêng,...