Thí sinh 40 tuổi đạt 27 điểm thi, hoàn thành ước mơ vào giảng đường đại học
Chị Nguyễn Thị Thủy đỗ vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, hoàn thành ước mơ về giảng đường đại học từ 20 năm trước của mình. Nữ công nhân trăn trở, có nên nghỉ làm để đi học hay không…
Mọi thứ đều phải cân nhắc
Hoàn thành Kỳ thi THPT năm 2021, chị Nguyễn Thị Thủy (40 tuổi, là công nhân, sống và làm việc tại huyện Đông Anh, Hà Nội) nổi tiếng khi đạt được thành tích đáng nể với số điểm các môn thi lần lượt là Ngữ văn 7,25; Lịch sử 8,5; Địa lý 9; Giáo dục công dân 9,5. Sự nổi tiếng này, cả đời chị chưa dám nghĩ tới.
Tổng điểm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của chị là 27, tổng điểm của tổ hợp khối C00 (Văn, Sử, Địa) là 24,75 điểm. Tổng điểm của tổ hợp khối C19 (Văn, Sử, Giáo dục công dân) là 25,25; theo tổ hợp khối C20 (Văn, Địa, Giáo dục công dân) là 25,75.
Chị Nguyễn Thị Thủy trúng tuyển nguyện vọng 3 vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với mức điểm chuẩn là 16 (Ảnh: NVCC).
Nữ công nhân cho biết, chị đã có tên trong danh sách trúng tuyển đại học, vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Đỗ vào một trường đại học là ước mơ dang dở của chị Thủy từ 20 năm trước.
Điểm thi của nữ công nhân 40 tuổi.
Nữ công nhân cho biết, chị đang phân vân, có nên đi học đại học hay không: “Mọi thứ tôi đều phải cân nhắc, về học phí, thời gian, đi học thì sẽ phải nghỉ làm, không có thu nhập để nuôi các con, 2 con nhỏ sắp lên cấp 3.
Tôi học xong đã 45 tuổi, liệu có xin được việc không? Lương công nhân đang là 8 triệu đồng/tháng cũng ổn, liệu tôi học xong lương có được như vậy”?
Chị Thủy chia sẻ thêm, việc hoàn thành kỳ thi này giúp bản thân nhẹ nhõm hơn, vì chị đã thay người con trai kém may mắn của mình tham dự kỳ thi. Chị còn xuất sắc đỗ đại học, con trai sẽ còn tự hào hơn về mẹ.
Trong những dòng tâm sự viết tay, chị chia sẻ với chính mình: “Thời khắc biết điểm thi và được mọi người quan tâm, đáng ra phải là thời điểm vui và phấn khích. Nhưng lúc đó, trong tâm trí mình, hình ảnh bạn ấy lại ùa về, tự nhiên mọi cảm xúc mênh mang, mơ hồ không trọn vẹn.
Hơn một năm qua, chưa bao giờ mình có một giấc ngủ ngon, bao đêm chập chờn mộng mị. Quyết định tham gia kỳ thi này, mình quyết định vào ngày sinh nhật bạn ấy… Bạn ấy đã yên tâm về mẹ rồi nhé, vì mẹ đã làm được điều mẹ hứa. Cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn, tinh thần còn hỗn loạn, nhưng lòng mình an yên và bình thản hơn nhiều rồi…”.
Video đang HOT
Tiếc và bất ngờ vì điểm chuẩn tăng mạnh
Chị Thủy tâm sự, nếu tỉnh táo hơn trong điều chỉnh nguyện vọng, chị đã có thể đạt nguyện vọng đầu vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Khi vừa hoàn thành kỳ thi, chị Thủy dự kiến sẽ đặt nguyện vọng vào ngành Việt Nam học. Đến đợt điều chỉnh nguyện vọng, chị tham khảo điểm chuẩn của các năm trước, nhờ một sinh viên năm 3 của trường tư vấn.
Thẻ dự thi của chị Thủy (Ảnh: NVCC).
Với số điểm cao, chị Thủy tự tin điều chỉnh nguyện vọng 1 vào ngành sư phạm Giáo dục công dân của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tổ hợp xét tuyển C19, nguyện vọng 2 cũng ở ngành này với tổ hợp C20.
Điểm của chị Thủy ở tổ hợp C19 và C20 lần lượt đạt 25,5 và 26 (trong khi điểm trúng tuyển của năm ngoái lần lượt là 19,75 và 25,25).
Chị Thủy đặt nguyện vọng 3 vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, mà không đặt thêm ngành Việt Nam học của ĐH Sư phạm Hà Nội như dự tính ban đầu. Tuy nhiên, chị Thủy đã không may mắn vì năm nay, điểm chuẩn của ngành Giáo dục công dân bỗng dưng tăng mạnh so với năm ngoái.
Ở 2 tổ hợp xét tuyển C19 và C20, điểm chuẩn của ngành này lần lượt là 26,5 (tăng 6,75 điểm) và 27,75 (tăng 2,5 điểm). Chị Thủy đã lỡ mất cơ hội vào cánh cổng sư phạm.
Nếu đăng ký ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bằng tổ hợp khối C00 như dự tính ban đầu, chị đã thừa điểm trúng tuyển vào trường. Tổng điểm khối C00 của chị là 24,75 điểm, điểm chuẩn ngành này năm nay là 23,25.
“Do tôi tự tin nên không cho ngành Việt Nam học vào. Tôi rất yên tâm vì nếu như năm ngoái thì tôi thừa 5,75 điểm so với điểm chuẩn nhưng năm nay tăng tới gần 7 điểm. Tôi bất ngờ lắm và hơi tiếc vì không đỗ ĐH Sư phạm. Nếu tỉnh táo hơn, tôi đã đặt nguyện vọng 3 ngành Việt Nam học.
Bạn sinh viên tư vấn cho tôi cũng nhắn tin xin lỗi tôi, bạn ấy áy náy lắm. Nhưng tôi động viên là cô không buồn đâu, vì cuộc sống của cô còn nhiều thứ phải lo, không như nhiều bạn trẻ khác có điểm cao mà không may bị trượt, đó là hy vọng tương lai của các bạn ấy. Tôi đã từng trải qua nên tôi rất hiểu cảm giác ấy”, chị Thủy tâm sự.
Nữ sinh nghèo có nguy cơ bỏ dở ước mơ vào giảng đường đại học
Gia cảnh nghèo khó, bố mất sớm, ngày biết kết quả thi THPT cũng là lúc hai mẹ con Lập nhìn nhau nghẹn ngào nghĩ về những khó khăn phía trước.
Cô nữ sinh hiếu học có nguy cơ phải bỏ dở giấc mơ vào đại học.
Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi tìm về với gia đình em Trần Thị Đức Lập (SN 2003) trú tại tổ dân phố Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Ngôi nhà nhỏ nằm dưới chân đồi đã nhuốm màu thời gian với nhiều hư hỏng. Trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá ngoài đống sách, vở của Lập.
Ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp là nơi tá túc của 2 mẹ con Đức Lập.
Tâm sự cùng PV, bà Trần Thị Công (SN 1962, mẹ của Lập cho biết), bản thân sinh ra trong gia đình nghèo khó, cuộc sống từ bé đã gặp nhiều buồn đau. Khi trưởng thành, lập gia đình rồi cũng không có được hạnh phúc. Đức Lập ra đời đã mồ côi cha, từ đó hai mẹ con cùng bà ngoại già yếu nương tựa nhau sinh sống.
Sống nơi miền quê nghèo, đất cằn đá sỏi, sức khỏe yếu ớt nên cuộc sống của 3 người quanh năm chỉ dựa vào 2 sào ruộng cùng việc bán được một ít rau, quả trong vườn nhà. Cuộc sống thiếu thốn nhưng với tình yêu thương giành cho con gái, bà Công vẫn cố gắng làm lụng, chạy vạy để phụng dưỡng mẹ già và cho con được đến trường.
Rồi một ngày cách đây 6 năm, người bà mà Đức Lập vô cùng yêu thương đã mất đi. Cùng lúc đó, bà Công được bác sĩ thông báo mình bị mắc hội chứng ống cổ tay 2 bên (khi bị hội chứng này, bàn tay trở nên "ngờ nghệch" vô cùng vì đến cả việc đơn giản như cài cúc áo cũng không thể thực hiện một cách gọn gàng) nên phải tiến hành phẫu thuật.
Gia cảnh nghèo khó, Đức Lập luôn cố gắng học tập và đỡ đần mẹ.
Cuộc sống khốn khó dường như đẩy hai mẹ con tội nghiệp vào bước đường cùng. Nhưng rồi nhờ sự động viên, giúp đỡ của họ hàng, xóm giềng cùng số tiền vay mượn, cuộc phẫu thuật đã được tiến hành. Sức khỏe bà Công thường ngày đã yếu với các chứng đau vai gáy, thoái hóa cột sống... nay lại thêm yếu. Việc chăm lo cuộc sống cho con gái càng khó khăn hơn.
"Khoản nợ của cuộc phẫu thuật hơn 6 năm trước mới trả được phân nửa. Tôi cũng muốn sớm trả nợ nhưng sức lực không có để mà làm thuê, làm mướn nữa. Mọi người cũng hiểu cho nên không ai đòi nợ", bà Công chia sẻ.
Suốt những năm tháng học sinh, năm nào Đức Lập cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi.
Thương mẹ tảo tần, từ tấm bé, Đức Lập đã hiểu chuyện. Em chăm ngoan, học giỏi, biết phụ giúp mẹ những việc phù hợp. Suốt quãng thời gian học sinh, năm nào Đức lập cũng nhận danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Thương mẹ nhiều, em lại giấu kín mẹ mong ước bước tới giảng đường đại học. Bởi Đức Lập sợ nếu em đi học, mẹ sẽ phải vất vả nhiều thêm. Sức khỏe mẹ đã yếu, nếu lao lực sẽ không chịu đựng được.
"Từ nhỏ em đã muốn trở thành cô giáo, nhưng nhà nghèo quá, có mỗi 2 mẹ con nên em giấu mẹ ước mơ của mình và nói học xong cấp 3 sẽ đi làm thuê kiếm tiền nuôi mẹ. Mẹ thương, muốn em đi học nhưng em sợ mẹ ốm yếu lao lực quá không chịu nổi nên nói dối mẹ là không thích học. Nhưng nếu có cơ hội, em sẽ đi học để tương lai sáng hơn". Đức Lập cho biết thêm, nếu có cơ hội em sẽ theo học ngành Sư phạm tiểu học tại Trường Đại học Vinh.
Người mẹ nghèo bị bệnh tật thường xuyên dày vò.
Chia sẻ với PV, cô giáo Trần Thị Bích Thùy (giáo viên có 3 năm gắn bó cùng Đức Lập) cho biết, cô cùng tập thể cán bộ, giáo viên của Trường THPT Đồng Lộc luôn quan tâm, động viên với hoàn cảnh khó khăn của người học trò giỏi. Khi biết Đức Lập có ý định sẽ không thi đại học mà tính đi làm thuê sau khi học xong cấp 3, cô Thùy cùng các thầy cô, bạn bè của Lập đã phân tích và động viên em cố gắng vì một tương lai tươi sáng hơn.
Với sự thông minh và siêng năng, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021, Đức Lập đã đạt kết quả cao với số điểm 27,5 ở tổ hợp C20. Từ khi biết điểm số, ai cũng mừng cho Lập, nhưng nhìn vào gia cảnh của em thì ước mơ giảng đường có lẽ sẽ vụt tắt nếu không nhận được sự giúp đỡ từ xã hội.
"Đức Lập tuy có gia cảnh khó khăn nhưng luôn chăm ngoan, học giỏi. Khi biết Lập có ý định không thi đại học, hai cô trò đã tâm sự. Biết em vì gia cảnh nghèo và thương người mẹ ốm yếu mà không dám nghĩ tới việc học đại học, hai cô trò đã ôm nhau khóc. Với sự động viên của mọi người, Lập đã quyết tâm ôn thi và đạt kết quả cao. Bây giờ chỉ mong em có đủ kinh phí để có thể thực hiện ước mơ bước tới giảng đường", cô Bích Thùy cho biết.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Tặng, Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Lộc cho biết: "Hoàn cảnh nhà cháu Lập thuộc diện khó khăn của địa phương. Sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương cũng chưa được nhiều vì trên địa bàn có nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Trong kỳ thi đại học vừa rồi cháu Lập đạt kết quả cao, mong các mạnh thường quân quan tâm, giúp đỡ để cháu có đủ kinh phí thực hiện ước mơ học đại học".
Mọi sự giúp đỡ gia đình em Đức Lập - Mã số 688 xin gửi về:
1. Em Trần Thị Đức Lập ở tổ dân phố Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 688
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 688
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0379 057 027
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Đề gửi Mã Số 688
TNG Holdings Vietnam tiếp sức cho học sinh nghèo Nhiều năm qua, chương trình "TNG Cùng em đến trường" do Tập đoàn TNG Holdings Vietnam triển khai đã tiếp sức cho rất nhiều học sinh nghèo trên khắp mọi miền đất nước. Mới đây, chương trình đã tặng 1 tỷ đồng vào Quỹ "Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học" của tỉnh...