Thi Olympic quốc tế: Giáo dục để lan tỏa tình yêu toán đến mọi học sinh
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều nhà toán học.
Cả 6 thí sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế 2021 đều giành huy chương.
Tuy nhiên, GS.TSKH Trần Văn Tấn – Trưởng bộ môn Hình học, Khoa Toán – Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên Hội đồng Khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán – cho rằng, tuyệt đối tránh: Vì sức ép thành tích tại các kỳ thi Olympic mà “đi tắt”, quy rút quá trình đào tạo, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, quan tâm hơn tới giáo dục toán học toàn diện cho học sinh.
Thành tích ấn tượng
- Giáo sư đánh giá như thế nào về thành tích môn Toán của đoàn học sinh Việt Nam tại các đấu trường quốc tế trong những năm gần đây, nhất là năm 2021?
- Tôi chỉ đề cập tới kỳ thi được quan tâm nhất, đó là Olympic Toán học Quốc tế (IMO). Đây là kỳ thi đỉnh cao trí tuệ nhất dành cho học sinh trên toàn thế giới về môn Toán. Từ năm 1959, kỳ thi được tổ chức thường niên, liên tục (trừ năm 1980). Hiện IMO thu hút được sự tham gia của hơn 100 nước. IMO trao giải cá nhân, tuy vậy, nếu xét trên tổng số điểm đạt được của cả 6 thí sinh tham dự, trong 10 năm qua, đoàn Việt Nam luôn nằm trong nhóm 20 nước có số điểm cao nhất.
Có thể có người kỳ vọng về một thành tích cao hơn; chẳng hạn, nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu (như nhiều lần chúng ta đã đạt được). Song, theo tôi, thành tích như trên đã là rất cao. Nếu tham vọng quá sẽ gây sức ép lên quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và dễ làm nó biến dạng, quy rút đơn thuần về luyện thi học sinh giỏi.
- GS đánh giá như thế nào về công tác bồi dưỡng – một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của đoàn học sinh Việt Nam?
- Nghiên cứu cho thấy, một hệ thống tinh hoa là hệ thống giáo dục cho khoảng từ 5 đến 10% của nhóm lứa tuổi thích hợp. Ở nước ta, ngay từ năm 1965, Chính phủ có quyết định về việc mở các lớp cấp 3 phổ thông (THPT) dạy học sinh có năng khiếu về Toán. Ngày nay, trường chuyên (trong đó có lớp chuyên Toán) được thiết lập ở tất cả tỉnh thành và một số trường đại học.
Để có được những thành tích tốt, theo tôi có thể kể tới một số yếu tố sau: Thứ nhất, tinh thần hiếu học, sự quan tâm, đánh giá cao của toàn xã hội đối với việc học và thành tích học tập. Thứ hai, sự quan tâm với những quyết định, chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo từ cấp quốc gia đến các địa phương đã giúp cho công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu gặp nhiều thuận lợi. Có thể lấy cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với những chỉ đạo sâu sát, có tầm chiến lược từ những năm 1960 về vấn đề này để làm tấm gương.
Thứ ba, các thầy cô giáo giảng dạy ở các lớp chuyên – những người mang trong mình chất lửa chuyên toán đã ngày đêm khơi dậy niềm ham thích học tập và dạy dỗ cho các em học sinh.
Video đang HOT
Thứ tư, nhiều nhà toán học đã quan tâm, dành công sức tới việc bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu toán. Đặc biệt, tôi được biết, mặc dù là một nhà toán học hàng đầu thế giới, rất bận rộn, nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn dành thời gian cho công tác bồi dưỡng; thậm chí, có những thời điểm, ông không chỉ dừng ở các bài giảng mang tính truyền cảm hứng, mà đi vào chi tiết hơn.
GS.TSKH Trần Văn Tấn. Ảnh: NVCC
Chú trọng công tác bồi dưỡng
- Giáo sư có đề xuất gì về phát triển giáo dục “mũi nhọn”?
- Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng, thành tích đạt được tại các kỳ thi học sinh giỏi là quan trọng, nhưng nó chỉ phản ánh một phần chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán. Sự nghiệp này là rộng cả về đối tượng thụ hưởng (không chỉ dành cho một số ít em tham gia các đội tuyển) và nội dung giảng dạy (không chỉ dừng ở việc làm thế nào để học sinh giải được một số loại bài toán Olympic).
Tôi mong lãnh đạo các cấp, xã hội, phụ huynh và nhà trường quan tâm hơn tới giáo dục toán học toàn diện cho học sinh. Tuyệt đối tránh xảy ra tình trạng, vì sức ép thành tích tại các kỳ thi Olympic mà “đi tắt”, quy rút quá trình đào tạo, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán về việc tập trung luyện cho các em giải một số dạng toán.
- Giáo sư nhìn nhận như thế nào về sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà nghiên cứu Toán học với giáo dục Toán học ở bậc phổ thông?
- Như tôi đã đề cập ở trên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi toán nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều nhà toán học; thậm chí, các nhà toán học hàng đầu. Đặc biệt, thông qua chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng cho học sinh và cho giáo viên chuyên toán trên phạm vi toàn quốc.
Tổ chức ngày hội toán học mở, bồi dưỡng cho giáo viên về chương trình, sách giáo khoa tại một số tỉnh thành. Thông qua bài giảng, giao lưu, gặp gỡ, các nhà toán học sẽ giúp giáo viên và học sinh tăng viễn kiến toán học, góp phần làm cho giáo dục toán học nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán nói riêng đi đúng hướng.
Trên thực tế, trong một thời gian dài, các lớp chuyên toán của Bộ GD&ĐT được đặt tại khoa Toán của một số trường đại học như: Trường ĐH Tổng hợp (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội); Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Vì vậy, lúc bấy giờ, việc giảng dạy ở các lớp chuyên này được hỗ trợ rất nhiều từ các giảng viên đại học. Cùng với quá trình mở rộng về quy mô, trường chuyên trong trường đại học đã dần thoát li khỏi khoa Toán, và sự gắn kết về chuyên môn giảm hẳn. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét để có hướng giải quyết phù hợp với thực tế và mục đích của trường chuyên.
- Xin cảm ơn GS.TSKH Trần Văn Tấn!
“Nằm trong chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học, những năm qua, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã mở nhiều khóa bồi dưỡng cho học sinh và giáo viên chuyên Toán trên toàn quốc, với sự tham gia giảng bài của nhiều nhà toán học” – GS.TSKH Trần Văn Tấn.
Thi Olympic quốc tế: Dấu ấn 5 năm ở 'sân chơi' trí tuệ khu vực, quốc tế
Trong 5 năm gần đây (2017 - 2021), các đội tuyển học sinh Việt Nam thi Olympic khu vực và quốc tế đều đạt kết quả cao, ghi dấu ấn đáng tự hào trên bản đồ giáo dục thế giới.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trao thưởng cho học sinh có thành tích xuất sắc tại Lễ tuyên dương học sinh THPT đoạt giải Olympic quốc tế năm 2020. Ảnh: Tư liệu
Chuyển biến tích cực
Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Bộ GD&ĐT tập trung đổi mới thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, tổ chức các đoàn học sinh giỏi Việt Nam tham dự các Olympic quốc tế và khu vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, góp phần tích cực nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết: Trong 5 năm gần đây, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tổ chức hằng năm và được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; kết quả thi phản ánh sát đúng chất lượng thực tế về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các địa phương, đơn vị trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao thành tích của các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế.
Công tác tổ chức thi và kết quả đạt được đã tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của các nhà trường phổ thông, nhất là trường trung học phổ thông chuyên, góp phần quan trọng thực hiện Đề án trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 và mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục có những chuyển biến, tiến bộ theo hướng năm sau cao hơn năm trước.
Đặc biệt, năm 2017, có 34/37 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển tham dự Olympic khu vực và quốc tế đoạt giải đạt thành tích cao nhất so với các năm trước đó, nhất là ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Các thầy cô huấn luyện và Ban tổ chức chúc mừng đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế năm 2021.
Đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi
Thành tích của học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế do nhiều nguyên nhân. Song Bộ GD&ĐT cho rằng, về cơ bản có thể kể đến các yếu tố sau đây:
Những đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn các đội tuyển của Bộ GD&ĐT như: Tổ chức sớm kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia để tăng thời gian tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế và khu vực; có kế hoạch, chương trình tập huấn cụ thể; tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế; trong kỳ thi chọn đội tuyển Olympic đối với môn Tin học triển khai áp dụng thi, chấm trực tiếp như hình thức tổ chức thi của quốc tế.
Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác coi thi, chấm thi các vòng chọn học sinh giỏi đảm bảo khách quan, trung thực, đánh giá đúng trình độ học sinh để chọn được những học sinh giỏi nhất tham dự các đoàn học sinh giỏi khu vực và quốc tế.
Tiếp tục duy trì, bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia và ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.
Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia hiện hành cho các năm tiếp theo đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục một số hạn chế bất cập: Điều động cán bộ coi thi bảo đảm nguyên tắc tăng cường giám sát lẫn nhau giữa các đơn vị dự thi; tăng cường thanh tra, giám sát các khâu của kỳ thi nhất là khâu coi thi tại Hội đồng thi của các địa phương để đảm bảo tính khách quan, trung thực.
Tăng cường huy động cán bộ, giáo viên giỏi toàn quốc giới thiệu đề phục vụ cho việc ra đề thi nhằm nâng cao chất lượng đề thi của kỳ thi. Tiếp tục mở rộng phạm vi tham gia các hoạt động chuyên môn của kỳ thi, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để nâng cao hiệu quả tổ chức thi, tập huấn các đội tuyển Olympic. Phát huy những điều chỉnh ở năm các năm 2017, 2018, thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với lãnh đạo phụ trách từng khâu của kỳ thi để đảm bảo tính độc lập, chủ động và nghiêm túc, khách quan trong chỉ đạo tổ chức thi.
Theo TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam (CHLB Đức), kết quả thi Olympic quốc tế của học sinh Việt Nam là niềm tự hào của ngành Giáo dục; góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Cùng với đó, bảo đảm việc bồi dưỡng năng khiếu dựa trên nền tảng giáo dục toàn diện và phát triển hài hòa nhân cách học sinh. Bồi dưỡng năng khiếu chú trọng phát triển năng lực khoa học, kết hợp giáo dục phương pháp tư duy, làm việc khoa học và rèn luyện kỹ năng giải quyết các dạng vấn đề, bài tập; chú trọng kết nối tri thức khoa học với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT giai đoạn 2017 - 2021:
Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế 2017 - 2021:
Học sinh Việt Nam đoạt 5 huy chương kỳ thi Olympic quốc tế IOAA 2021 Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý Thiên văn 2021 (IOAA) và đã đạt thành tích xuất sắc với 5 huy chương. Đây là thành tích cao nhất trong các lần dự thi IOAA của Việt Nam. Kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý Thiên văn...