Thi nghiên cứu khoa học ‘không nên gộp cấp 2 và cấp 3′
Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học 2018 đã bước sang năm thứ 6. Ngày càng nhiều học sinh quan tâm hơn đến hoạt động nghiên cứu khoa học từ cuộc thi này.
ảnh minh họa
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cuộc thi vẫn còn một số hạn chế.
Cụ thể, hiệu trưởng một trường THCS cho biết cuộc thi gộp chung hai đối tượng THPT và THCS là chưa hợp lý.
Theo ông, học sinh THCS hạn chế hơn học sinh THPT rất nhiều về sự trưởng thành, kiến thức giáo khoa nên việc tìm ý tưởng và vận dụng kiến thức giáo khoa vào thực tế sẽ khó khăn hơn. Do đó, cần tách bạch hai đối tượng này để việc đánh giá chính xác hơn theo lứa tuổi.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của các trường THPT mới chỉ ở mức cơ bản phục vụ việc dạy và học, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khoa học của học sinh.
Ông Nguyễn Văn Dũng – hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong (Di Linh, Lâm Đồng) – cho biết phòng thí nghiệm của trường, phương tiện và hóa chất chưa thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của học sinh.
Video đang HOT
“Các mẫu thí nghiệm chuyên sâu chúng tôi phải gửi về Trường ĐH Đà Lạt để phân tích. Trong khi kinh phí phục vụ nghiên cứu rất hạn chế. Ngoài ngân sách của trường, chúng tôi phải vận động thêm từ phụ huynh. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng có điều kiện để xã hội hóa như vậy” – ông Dũng nói.
Còn phó giám đốc một sở GD-ĐT cho biết cuộc thi học sinh giỏi quốc gia có quy chế rõ ràng về tài chính, giáo viên bồi dưỡng được tính thừa giờ, học sinh cũng được hưởng chế độ.
Trong khi đó cuộc thi khoa học kỹ thuật có một số quy định chưa rõ ràng, phần tài chính giao cho địa phương tự chủ nhưng không quy định chi tiết (về tính thừa giờ cho giáo viên và chế độ cho học sinh) nên địa phương không dám vận dụng.
Đáng lưu ý, cán bộ trưởng phòng của một sở GD-ĐT cũng nói: “Chương trình và phương pháp dạy hiện nay vẫn chú trọng kiến thức giáo khoa, nên giáo viên và học sinh chưa quen với việc nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
Nhiều nơi vì muốn có kết quả ngay nên giáo viên đã làm thay học sinh quá nhiều, từ ý tưởng đến thực hiện”.
Theo TTO
Cân nhắc khi chọn bài thi, ngành học
Từ ngày 1-4, học sinh THPT bắt đầu làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia đồng thời với việc đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018. Cách thức đăng ký này buộc học sinh phải quyết định lựa chọn trường/ngành ngay từ bây giờ thay vì chờ đến khi có kết quả thi như nhiều năm trước. Việc tìm hiểu kỹ về cách thức đăng ký và lựa chọn trường/ngành phù hợp là đòi hỏi cần thiết đối với học sinh.
Tìm hiểu kỹ về cách thức đăng ký và lựa chọn trường, ngành phù hợp là cần thiết với mỗi học sinh. Ảnh: Viết Thành
Lưu ý khi chọn cả hai bài tổ hợp
Từ năm 2017, học sinh (HS) tham dự kỳ thi THPT quốc gia phải thi theo bài thi chứ không theo môn thi như trước. Các môn thi được tổ chức thành 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên (gồm môn vật lý, hóa học, sinh học) và khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).
Để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, HS phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường đại học, cao đẳng. Để tăng cơ hội trúng tuyển, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cho phép HS được đăng ký chọn cả 2 bài thi tổ hợp.
Qua kỳ khảo sát chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Nội vừa qua cho thấy, nhiều HS rất băn khoăn trong việc lựa chọn bài thi tổ hợp nào để vừa phù hợp với năng lực, không bị quá tải, vừa tăng cơ hội trúng tuyển đại học, cao đẳng. "Em dự định sẽ đăng ký cả hai bài tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới để có thêm cơ hội xét và trúng tuyển đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, thời gian từ nay tới kỳ thi không nhiều, em lo lắng vì khối lượng kiến thức nhiều quá, lại có cả nội dung kiến thức lớp 11 nữa" - em Nguyễn Hùng Mạnh (Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên) .
Theo Tiến sĩ Trần Văn Nghĩa (Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo), HS nên cân nhắc kỹ khi chọn cả hai bài tổ hợp. Nếu đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp có nghĩa các em phải học và thi tới 9 môn, nhiều hơn 3 môn so với HS đăng ký 1 bài tổ hợp. Áp lực về thời gian và khối lượng kiến thức có thể khiến các em bị quá tải, ảnh hưởng đến kết quả thi. Bởi vậy, HS nên chọn học và đăng ký có trọng tâm vào một bài thi để tránh tình trạng học quá nhiều môn mà không đem lại hiệu quả cao.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, số HS chọn cả hai bài tổ hợp là gần 70 nghìn em (chiếm gần 10% tổng số HS thi), song kết quả của những HS này không cao so với những em chỉ làm một bài tổ hợp. Điểm bình quân của HS chỉ làm bài tổ hợp khoa học tự nhiên là 5,47 điểm, bài khoa học xã hội là 6,59 điểm; điểm bình quân các bài thi tương ứng của HS thi cả hai bài tổ hợp chỉ là 4,0 điểm và 5,99 điểm.
Tăng ngành mới, giảm chỉ tiêu khối quân đội
Năm 2018 ghi dấu sự biến động mạnh mẽ về số lượng ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động như dinh dưỡng, du lịch, đô thị học, khoa học xã hội và hành vi... Trong đó, riêng ở danh mục đào tạo trình độ đại học hiện đã có thêm hơn 100 ngành mới, tăng gần 40% so với danh mục ban hành năm 2010, nâng tổng số ngành đào tạo trình độ đại học lên 360 ngành. Đây là cơ hội lớn đối với HS, song cũng đòi hỏi các em phải tìm hiểu kỹ về ngành nghề định theo đuổi, đối chiếu với năng lực và điều kiện của bản thân để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Trước những băn khoăn của HS về việc chọn ngành nào, trường nào để có cơ hội việc làm tốt nhất, PGS.TS Bùi Đức Triệu (Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) nhận định: "Các em đừng lo thiếu cơ hội việc làm mà hãy lo học thật tốt. Nếu học tốt thì nơi nào cũng cần, nơi nào cũng thiếu".
Minh chứng cho điều này, Tiến sĩ Nguyễn Đào Tùng (Trưởng ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính) thông tin: "Theo khảo sát của Học viện đối với sinh viên ra trường năm 2017, 70% số sinh viên có việc làm sau 3 tháng ra trường, tỷ lệ này sau 1 năm ra trường đạt gần 98%. Chất lượng học tập là yếu tố quyết định. Các em cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi đặt bút quyết định đăng ký ngành mà mình yêu thích nhất, có sở trường nhất để gắn bó lâu dài".
Các trường khối quân đội năm nay có nhiều điều chỉnh trong tuyển sinh. Hầu hết đều xét tuyển 2 tổ hợp là A00 (toán, vật lý, hóa học) và A01 (toán, vật lý, tiếng Anh). Đây là năm đầu tiên một số trường như Học viện Khoa học quân sự, Trường Sĩ quan không quân... áp dụng quy định thống nhất một điểm chuẩn xét tuyển chung cho HS cả nước ở một số ngành thay vì quy định điểm chuẩn riêng cho HS miền Nam, miền Bắc.
Ngoài ra, để thu hút HS nữ có nguyện vọng học tập trong môi trường quân đội, Ban Tuyển sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) đã quy định cụ thể về số lượng tối thiểu thí sinh nữ đối với mỗi ngành được giao chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ là 2 người.
Ngoài ra, HS cũng cần lưu ý, năm nay, chỉ tiêu hệ dân sự của khối trường quân đội sẽ giảm tới 50% so với năm trước, đồng thời quy định trong đăng ký xét tuyển được siết chặt. Các trường khối quân sự chỉ nhận xét tuyển đối với nguyện vọng 1. HS sơ tuyển vào trường nào làm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường đó. Các nguyện vọng tiếp theo, HS có thể đăng ký vào hệ dân sự của trường quân đội hoặc trường không thuộc khối quân đội. Thời gian sơ tuyển tại các địa phương, đơn vị được ấn định thống nhất trên cả nước là từ ngày 1-3 đến ngày 25-4-2018.
Theo Hanoimoi.com
Nghị lực vượt khó của cô học trò nghèo khuyết tật Vượt lên hoàn cảnh, Huỳnh Thị Ngọc Huyền học sinh lớp 10A Trường THPT Lê Hồng Phong, Châu Thành (Bến Tre) là tấm gương vượt khó học tập. Ngọc Huyền luôn được thầy cô quý mến, bạn bè tin yêu và khâm phục. ảnh minh họa Số phận Ngọc Huyền không được may mắn như những bạn bè cùng trang lứa khi sinh...