“Thí điểm chương trình đào tạo 9+5 né tránh sự quản lý của Bộ Giáo dục”

Theo chuyên gia giáo dục, Đề án thí điểm chương trình đào tạo 9 cộng 5 của Bộ Lao động thể hiện việc né tránh sự quản lý giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (gọi tắt là chương trình 9 cộng 5), với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật và dịch vụ, chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 4.000 người. Đề xuất thí điểm áp dụng trên phạm vi toàn quốc từ năm 2022 – 2028.

Đầu vào của mô hình thí điểm trên là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở loại khá trở lên; học sinh được miễn học phí.

Mô hình có cấu trúc 5 năm, chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (9 2) là trình độ sơ cấp học trong 2 năm, giai đoạn 2 (9 3) là trình độ trung cấp học 1 năm; giai đoạn 3 (9 cộng 5) là trình độ cao đẳng học 2 năm. Trong thời gian học các hệ đào tạo trên, người học được học kiến thức văn hóa trung học phổ thông song song với kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

Kết thúc giai đoạn 3, nếu đáp ứng yêu cầu, người học được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông (chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông). Người học được tham dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và được xét tốt nghiệp và cấp bằng cao đẳng. Ngoài ra, người học đủ điều kiện học liên thông lên trình độ đại học tương tự như các hình thức học tập khác ở trình độ cao đẳng.

Thí điểm chương trình đào tạo 9 5 né tránh sự quản lý của Bộ Giáo dục - Hình 1

Hình ảnh minh họa.

Chia sẻ quan điểm về dự thảo đề án thí điểm này của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tiến sỹ Lê Đông Phương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, ông nhận thấy dự thảo đề án có sự thay đổi tích cực khi Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội đưa ra khung thời gian hợp lý hơn cho hệ đào tạo này. Tuy nhiên, dự thảo đề án vẫn thể hiện xu hướng về bằng cấp, chưa hướng đến vấn đề năng lực của người lao động sau khi tốt nghiệp.

“Hạn chế lớn nhất của dự thảo đề án này đối với học sinh thì vẫn chỉ nhìn thấy câu chuyện bằng cấp, từ bằng sơ cấp, trung cấp lên đến bằng cao đẳng và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Dự thảo đề án chưa thể hiện được nội dung làm như thế nào để hình thành năng lực tốt hơn cho người lao động, giúp họ có lợi thế gì hơn trong thị trường lao động so với các bạn học các chương trình khác”, Tiến sỹ Phương chia sẻ.

Bất cập về thời gian đào tạo thí điểm

Phân tích thêm về nội dung dự thảo đề án, thầy Phương còn nhận thấy có sự bất cập trong việc phân bố thời gian học.

Cụ thể, chương trình đào tạo hệ sơ cấp với 2 năm vừa học nghề vừa kiến thức trung học phổ thông thì đã có sự khập khiễng, bởi vì theo Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện nay thì hệ sơ cấp đều dưới 12 tháng mà không cần đến 2 năm.

Đối với trình độ sơ cấp thì không đòi hỏi kiến thức bậc trung học phổ thông. Trong khi đó, chương trình đào tạo dự kiến là 5 năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở mà dành ra tới 2 năm để học sơ cấp nhưng để làm gì thì không được dự thảo nêu ra.

Video đang HOT

Thí điểm chương trình đào tạo 9 5 né tránh sự quản lý của Bộ Giáo dục - Hình 2

Tiến sỹ Lê Đông Phương (Ảnh: Tùng Dương)

Giai đoạn 2 là hệ trung cấp nhưng chỉ có 1 năm mà lại học cả kiến thức nghề và trung học phổ thông, thì học sinh khó có thể học được vì hệ trung cấp tối thiểu chương trình đào tạo cũng 1 năm.

Giai đoạn 3 là học cao đẳng và học kiến thức giáo dục thường xuyên để thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, đây cũng sẽ là bài toán khó. Bởi nếu bình thường đã học hết trung cấp và đáp ứng khối lượng kiến thức văn hóa phổ thông theo yêu cầu, thì hoàn toàn có thể lên cao đẳng, không cần phải học khối lượng kiến thức giáo dục thường xuyên.

“Vì hướng đến văn bằng nên mới sinh ra câu chuyện là học kiến thức trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên, nhưng mà đến lúc đó liệu có ổn không khi mà học sinh mất 3 năm để học sơ cấp, trung cấp, rồi học văn hóa với 7 môn. Liệu các em có tiếp thu được không, khi trong bối cảnh vừa học cao đẳng vừa học kiến thức văn hóa hệ giáo dục thường xuyên”, thầy Phương băn khoăn.

Người xây dựng dự thảo đề án đã không nhìn thấy được tính logic trong từng giai đoạn trong mô hình này. Đồng thời họ cũng không chứng minh được chương trình 9 cộng 5 khác gì so với chương trình đào tạo sơ cấp, trung cấp bình thường nếu học theo chuỗi.

Nhìn kỹ lại, dự thảo đề án vẫn tập trung kích thích tâm lý về văn bằng cho người học, khi các em học xong với tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng cao đẳng thì có thể học liên thông lên đại học.

Né tránh sự quản lý của Bộ Giáo dục

Theo Tiến sỹ Lê Đông Phương, trong dự thảo đề án không nhắc đến vai trò quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo đề án chỉ căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ và Luật Giáo dục nghề nghiệp (do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội xây dựng dự thảo), còn luật cao hơn là Luật Giáo dục thì không được đưa vào. Chúng tôi thấy Bộ Giáo dục hoàn toàn không có vai trò, chức năng gì trong dự thảo đề án, chỉ có một dòng duy nhất trong dự thảo đề án nói về hướng nghiệp, định hướng cho học sinh khi học.

“Hiện nay theo quy định phần giáo dục thường xuyên phải do Bộ Giáo dục quản lý. Tôi đọc có cảm tưởng dự thảo đề án định để cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự làm phần kiến thức giáo dục trung học phổ thông, như vậy thì chất lượng sẽ như thế nào”, thầy Phương băn khoăn.

Bên cạnh đó, Đề án thí điểm dự kiến 10 nghề rất khác nhau như về dịch vụ, kỹ thuật, công nghệ nên không thể có chung 1 cách làm, 1 cách phân kì cho tất cả, như vậy không ổn.

“Liệu có ổn không khi mà học sinh mất 3 năm để học sơ cấp, trung cấp, rồi học 7 môn văn hóa? Liệu các em có tiếp thu được không, khi trong bối cảnh vừa học cao đẳng vừa học kiến thức văn hóa để thi tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên”, thầy Phương băn khoăn.

Nhận định về dự thảo đề án, thầy Phương cho rằng, việc đưa ra thí điểm mà chưa có đánh giá, nghiên cứu chi tiết vào thực tiễn, nếu có trục trặc thì hậu quả sẽ làm ảnh hưởng đến học sinh và nhà trường. Đặc biệt dự thảo đề án chưa làm rõ được những điểm vượt trội cần thiết phải đưa vào thử nghiệm.

Muốn thí điểm 9+5 thì cần làm rõ nhiều vấn đề, đừng đem con bỏ chợ

Đây là chương trình thí điểm nhưng bằng cấp mà thí sinh đạt được sẽ sử dụng trong thị trường lao động thật chứ làm gì có bằng tốt nghiệp dạng thí điểm.

Vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (gọi tắt là chương trình 9 cộng 5), với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và dịch vụ, chỉ tiêu khoảng 4.000 người.

Theo lý giải của đại diện Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), với mô hình này, các trường cao đẳng được dạy văn hóa trung học phổ thông và đào tạo nghề, học sinh tốt nghiệp được cấp 1 bằng văn hóa và nghề, được liên thông trường đại học ứng dụng cùng ngành đào tạo...

Nghiên cứu dự thảo chương trình 9 cộng 5, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và khu vực ASEAN cho rằng: "Đây là chương trình thí điểm nhưng bằng cấp mà thí sinh đạt được sẽ sử dụng trong thị trường lao động thật chứ làm gì có bằng tốt nghiệp dạng thí điểm.

Giả sử, nếu thí điểm không thành công thì ai chịu trách nhiệm bởi không thể xóa hàng loạt bằng đã cấp. Thí điểm ở lĩnh vực giáo dục không thể thích làm kiểu gì thì làm mà phải thật sự cẩn thận, có tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng cùng các điều kiện đảm bảo chất lượng mà người học cần phải đạt được".

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, trước tiên phải khẳng định quá trình đào tạo từ trung học cơ sở lên cao đẳng là mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ năng của thị trường lao động trong 5-10 năm tới, do đó trước khi xây dựng chương trình 9 cộng 5 cần phải khảo sát nhu cầu về thị trường lao động ở bậc cao đẳng ở một số nghề.

Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ- quốc gia phát triển hơn Việt Nam rất nhiều nhưng thống kê cơ cấu trình độ nhân lực của Bộ Lao động Hoa Kỳ theo việc làm năm 2018 và 2019 chỉ có 9,6% trình độ cao đẳng trong khi đó nhân lực có trình độ trung học chiếm đến 23,6%, trình độ sau trung học (không phải cao đẳng) chỉ cần một số kỹ năng đến trên 20%. Điều này cũng gần tương tự như ở hầu hết các doanh nghiệp công nghệ cao FDI ở Việt Nam người ta tuyển hàng vạn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và đào tạo một số kỹ năng tại doanh nghiệp là đi làm được ngay như Samsung, Hồng Hải...

Muốn thí điểm 9 5 thì cần làm rõ nhiều vấn đề, đừng đem con bỏ chợ - Hình 1

Biểu thống kê cơ cấu trình độ nhân lực của Bộ Lao động Hoa Kỳ theo việc làm năm 2018 và 2019 (ảnh: Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cung cấp)

Như vậy, theo ông Vinh, Thủ tướng trước khi phê duyệt Đề án thí điểm nên yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích rõ chương trình phân luồng 9 cộng 5 vì mục tiêu bằng cấp (mục tiêu tự thân) hay mục tiêu để cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực có trình độ cao đẳng đích thực cũng như xác định phạm vi và lộ trình thực hiện Đề án.

Vấn đề thứ hai cần làm rõ về chương trình cụ thể ra sao nội dung các môn học (hoặc module) nào, cấu trúc chương trình theo hướng từng môn học hay module tách biệt hoặc tích hợp. Kinh nghiệm chương trình tích hợp giữa kiến thức các môn văn hóa, khoa học tích hợp với các môn học nghề sẽ vừa rút ngắn thời gian và tạo động lực cho người học không cảm thấy chán và bỏ học.

Hơn nữa việc tổ chức thực hiện chương trình cần làm rõ mô hình tổ chức đào tạo phải có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp có thời lượng đủ lớn (như Nhật Bản hoặc Đài Loan, Trung Quốc..) mới hy vọng có được chất lượng tốt. Vì là thí điểm nhưng văn bằng có giá trị sử dụng nên chương trình đào tạo cùng các điều kiện đảm bảo chất lượng cũng phải tính đến.

Cần lấy lợi ích của người học làm trung tâm chính sách

Ông Vinh cho rằng, một điểm nữa cần lưu ý là theo quy định hiện hành của Luật Giáo dục nghề nghiệp không có quy định đầu vào đào tạo trình độ cao đẳng đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở cũng như Quyết định 1982 về Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì yêu cầu học sinh cần hoàn thành chương trình các môn học văn hóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Do đó trước khi được phép thí điểm cần có ý kiến của Quốc hội để người học xong chương trình này không bị thiệt thòi. Chỗ này cần cởi trói về "cơ chế".

Vì Luật Giáo dục nghề nghiệp có quá nhiều hạn chế như đào tạo trung cấp sau lớp 9 chỉ có 1 hoặc 2 năm dẫn đến thời gian không đủ để người học có thể lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng và thực chất không thể thiết kế được chương trình đào tạo cho ra loại trình độ ấy. Quy định như thế này là không ổn trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, cần được sửa Luật này sớm.

Trong quá trình làm chính sách rất cần lấy lợi ích của người học làm trung tâm chính sách. Nếu chạy theo thị hiếu cũng như thói quen coi thường giáo dục nghề nghiệp mà chạy theo bằng cấp sẽ làm méo mó một mô hình mà ở một số quốc gia người ta làm tốt.

Trước nhu cầu khó khăn tuyển sinh và hạn chế về tài chính, cần nhìn giáo dục nghề nghiệp ở một tầm xa hơn nên tránh mang bằng cấp ra "nhử" người học. Cũng rất thận trọng làm chính sách với khẩu hiệu "phân luồng" không phải vì mục đích tự thân hay vì sự tồn vong của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà ảnh hưởng đến người học trong trung hạn và dài hạn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực mà 10-20 năm sau con cháu sẽ trách cứ chúng ta. Điều này làm cho giáo dục nghề nghiệp khó hiện đại hóa và khó phát triển bền vững", ông Vinh nhấn mạnh.

Muốn thí điểm 9 5 thì cần làm rõ nhiều vấn đề, đừng đem con bỏ chợ - Hình 2

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (ảnh: NVCC)

Về ưu điểm của chương trình 9 cộng 5 đào tạo cao đẳng và chia làm 3 giai đoạn cho thấy phản ánh rất đúng về bản chất giáo dục nghề nghiệp là linh hoạt, mềm dẻo, tạo nhiều điểm vào và điểm ra học nghề cho người lao động. Một số người cho rằng đào tạo 5 năm là quá dài học sinh sẽ chán và bỏ học.

Ông Vinh cho rằng thời gian 5 năm là tương thích với thời lượng đào tạo của các quốc gia khác. Trong khi phải thừa nhận ở các nước đang có mô hình này đội ngũ giảng viên của người ta trình độ rất cao, hợp tác nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo là văn hóa phổ biến, tài chính trên đầu người học cao hơn mà người ta mất 5 năm còn mình thì đào tạo 3,5 -4 năm như một số ý kiến là khó chấp nhận. Khi đó thí sinh tốt nghiệp gọi là bằng cao đẳng của trường ấy thôi chứ không ai thừa nhận trên thị trường trong nước và khu vực ASEAN.

Mặt khác, mô hình này phù hợp đào tạo cho nhiều đối tượng học nghề khác nhau.

Các nhà làm chính sách đừng chỉ nghĩ hẹp đến lứa học sinh chuẩn bị tốt nghiệp trung học cơ sở mà còn hàng triệu lao động tốt nghiệp trung học cơ sở cách đây từ vài năm đến hàng chục năm nay muốn theo học thì hoàn toàn đăng ký để học theo chương trình này.

Người học có điều kiện về học vấn và kinh tế có thể học suốt 5 năm, những với những người không đủ điều kiện thì người ta có thể học theo từng giai đoạn rồi có chứng chỉ nghề tích lũy và ra thị trường lao động thì cũng coi là phân luồng.

Nếu Đề án này giải quyết được một số vấn đề nêu trên và được phê duyệt sẽ chấn chỉnh việc đào tạo tràn lan hệ 9 cộng 4 ra cao đẳng trái với luật định cũng như các quy định hiện hành.

Nói tóm lại theo đánh giá của Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, Đề án được chuẩn bị khá công phu có tham khảo một số mô hình đào tạo của nước ngoài để rút ra kinh nghiệm trong việc xây dựng đề án.

Tuy nhiên, để có thể đảm bảo tính khả thi của Đề án cần làm cho xã hội hiểu vì mục tiêu của đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động vì lợi ích của người học mà tránh đi ngộ nhận "phân luồng" vì mục tiêu bằng cấp.

Hơn nữa, Chính phủ và các nhà làm chính sách cũng như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên tham khảo các chương trình cao đẳng của nước ngoài để hiểu đào tạo trình độ cao đẳng không phải, chưa bao giờ trên thế giới là phép cộng các môn học văn hóa trung học phổ thông và môn học nghề.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐTVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐT
10:03:14 06/05/2025
Vụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạnVụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạn
11:19:15 06/05/2025
Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?Mẹ nữ sinh Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?
14:47:02 06/05/2025
Diễm My "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn: Tiếp tục truy tìm, GĐ nghi bị giấuDiễm My "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn: Tiếp tục truy tìm, GĐ nghi bị giấu
09:58:04 06/05/2025
Hoà Minzy "xía" vô chuyện của Võ Hạ Trâm và Duyên Quỳnh, nói câu sốcHoà Minzy "xía" vô chuyện của Võ Hạ Trâm và Duyên Quỳnh, nói câu sốc
11:10:04 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việcVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
13:03:05 06/05/2025
Khởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vongKhởi tố tài xế xe rác gây tai nạn khiến 4 người tử vong
14:32:20 06/05/2025
MC Mai Ngọc ở cữ: Đưa ra 1 quy tắc mẹ ruột cũng không làm trái, dính vào tranh cãi vì việc làm nàyMC Mai Ngọc ở cữ: Đưa ra 1 quy tắc mẹ ruột cũng không làm trái, dính vào tranh cãi vì việc làm này
11:24:01 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?

Lê Hoàng Hiệp duy trì chuỗi bất bại, lộ quá khứ sơ mi trắng, fan girl 'lo lắng'?

Netizen

15:34:28 06/05/2025
Dù đã hết concert quốc gia nhưng cơn sốt về đồng chí Lê Hoàng Hiệp vẫn chưa suy giảm. Lộ diện tấm ảnh anh mặc sơ mi trắng dù chỉ là phong cách ăn mặc đơn giản chàng trai ấy vẫn khiến chị em cõi mạng điên đảo vì độ điển trai của anh.
Mối quan hệ ít ai biết của Võ Hạ Trâm và nữ ca sĩ hát bản gốc hit 4 tỷ view

Mối quan hệ ít ai biết của Võ Hạ Trâm và nữ ca sĩ hát bản gốc hit 4 tỷ view

Nhạc việt

15:33:00 06/05/2025
Ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình bất ngờ gây sốt dịp lễ 30/4 với hơn 4 tỷ lượt xem, kéo theo những tranh luận trái chiều về hai ca sĩ thể hiện bài hát này là Võ Hạ Trâm và Duyên Quỳnh.
Bắt đầu xét xử ông trùm nhạc rap Diddy, 190 người nổi tiếng có liên quan

Bắt đầu xét xử ông trùm nhạc rap Diddy, 190 người nổi tiếng có liên quan

Sao âu mỹ

15:30:02 06/05/2025
Ngày 5/5 (giờ Mỹ), phiên tòa xét xử rapper Diddy về tội buôn bán tình dục và lừa đảo sẽ diễn ra tại New York (Mỹ).
2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

Tin nổi bật

15:28:55 06/05/2025
Cơ quan công an đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy trên cầu Thanh Trì (Hà Nội), khiến 2 người tử vong tại chỗ.
Hành trình truy bắt hai anh em ruột cướp tiệm vàng ở Hóc Môn

Hành trình truy bắt hai anh em ruột cướp tiệm vàng ở Hóc Môn

Pháp luật

15:26:40 06/05/2025
Cướp tiệm vàng xong, tụi em không dám về nhà, biết là sẽ bị bắt nên anh em đã chuẩn bị tinh thần rồi , Lê Duy Đông khai nhận với cán bộ điều tra.
Chị em Blackpink tương tàn ở Met Gala, Jennie vẫn như nấm lùn, lại bị dìm

Chị em Blackpink tương tàn ở Met Gala, Jennie vẫn như nấm lùn, lại bị dìm

Sao châu á

15:19:13 06/05/2025
Sau bao nhiêu ngày chờ đợi, đại tiệc thời trang lớn nhất hành tinh Met Gala 2025 đã chính thức diễn ra vào rạng sáng ngày 6/5 (theo giờ Việt Nam) tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York (Mỹ).
Hoa hậu Thanh Thuỷ: "Tôi không phải là người bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích"

Hoa hậu Thanh Thuỷ: "Tôi không phải là người bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích"

Sao việt

15:14:36 06/05/2025
Tôi không phải là người bất chấp mọi thứ để đạt được mục tiêu theo ý nghĩa cực đoan. Tôi tiến về mục tiêu nhưng luôn giữ được sự bình tĩnh, khiêm tốn và làm mọi thứ từ năng lực của mình.
Drama lớn nhất Baeksang 2025: 1 mỹ nhân khiến 10 triệu người phẫn nộ "giải thưởng này không công bằng"

Drama lớn nhất Baeksang 2025: 1 mỹ nhân khiến 10 triệu người phẫn nộ "giải thưởng này không công bằng"

Hậu trường phim

15:01:58 06/05/2025
Khán giả đánh giá Good Partnerhoàn hảo cả về diễn xuất, kịch bản lẫn sức ảnh hưởng truyền thông, vì vậy việc Jang Nara thua gây tiếc nuối
Công cụ chuyển đổi giọng nói hơn 50 ngôn ngữ của Google, có tiếng Việt

Công cụ chuyển đổi giọng nói hơn 50 ngôn ngữ của Google, có tiếng Việt

Thế giới số

14:53:38 06/05/2025
Cuối năm ngoái, tính năng Audio Overviews (Tổng quan bằng âm thanh) của NotebookLM đã lập tức tạo được hiệu ứng tốt đối với người dùng nhờ khả năng biến các nguồn tài liệu của người dùng thành những cuộc hội thoại hấp dẫn giống như podc...
Pakistan liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ

Pakistan liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ

Thế giới

14:48:24 06/05/2025
Quân đội Pakistan đã phóng thử tên lửa trong ngày thứ hai liên tiếp giữa thời điểm căng thẳng với Ấn Độ sau vụ tấn công tại Kashmir.
Nam nghệ sĩ Hàn Quốc bị truyền thông quốc tế la ó, thờ ơ tại Met Gala 2025 là ai?

Nam nghệ sĩ Hàn Quốc bị truyền thông quốc tế la ó, thờ ơ tại Met Gala 2025 là ai?

Nhạc quốc tế

14:24:42 06/05/2025
Trên thảm xanh, loạt ảnh ghi lại biểu cảm thờ ơ của các phóng viên ảnh đứng sau S.Coups đang gây xôn xao mạng xã hội. Thậm chí còn có cả khung hình lọt vào biểu cảm la ó, khó chịu của 1 phóng viên.