Thi để… chạy dịch: Bỏ thi được không?
Khi dịch bệnh ập đến ngay trong đợt thi thì trường học khẩn trương tính toán tình huống, thông báo đủ mọi kênh.
Thầy cô đẩy nhanh tiến độ làm đề ngay trong đêm, học sinh bất đắc dĩ trổ tài ôn thi xuyên đêm… Một giải pháp tình thế nhưng có lẽ là duy nhất lúc này để kịp kết thúc một năm học đặc biệt nữa. Ở đó, không phải điểm số mà sự an toàn của thầy trò mới là mục tiêu cao nhất.
Hối hả thi, chủ động giảm tải kiến thức
7g30 ngày 6/5, học sinh (HS) khối 11 Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) bắt đầu kỳ thi “đặc biệt” với môn toán và sử. Bước ra khỏi phòng thi, Băng Châu, HS lớp 11A15, khoe đã làm đúng hết môn toán, nội dung nằm trong trọng tâm ôn tập như thầy cô thông báo.
Còn Tài Nguyên, HS lớp 11A14, nhận định đề sử nhẹ nhàng, nội dung nằm trong chương trình đã học, cấu trúc đề thi cũng “quen mặt” ở các kỳ kiểm tra một tiết.
Hôm nay 7/5, HS tiếp tục thi hóa, giáo dục công dân, tiếng Anh. Ngày kế tiếp thi sinh, địa, lý. Trường đã thông báo bằng tin nhắn, fanpage đến học sinh, phụ huynh ngay khi nhận thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) được giáo viên hỗ trợ tận tình trước buổi thi sáng 6/5 – Ảnh: Phúc Trần
Trong mấy ngày này, ban giám hiệu gần như “bù đầu” khi vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch vừa đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ chuyên môn. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Trên tinh thần chỉ đạo của sở, trường tiến hành điều chỉnh nội dung.
Thầy cô điều chỉnh lại cấu trúc đề, giảm độ khó và thang điểm phù hợp để HS an tâm kiểm tra đạt kết quả tốt. Trong thời khắc khó khăn, rất mong quý phụ huynh đồng hành chia sẻ. Tôi tin rằng chỉ có sự đồng hành mới giúp nhà trường hoàn tất năm học một cách trọn vẹn”.
Trường THPT Marie Curie (Q.3) chủ động tình hình ngay khi HS trở lại sau nghỉ lễ, thông báo đẩy nhanh tiến độ kiểm tra cuối học kỳ II. Theo kế hoạch ban đầu, lẽ ra phải đến ngày 10/5, các khối lớp mới kiểm tra học kỳ xong. Nhưng với tình hình dịch bệnh, trường đã họp và quyết định kết thúc kiểm tra ngay, trễ nhất là ngày 8/5 và thông báo đến HS để chuẩn bị.
Chị Phương Lê, phụ huynh lớp Ba Trường tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5), cho biết: Ban đầu, lịch kiểm tra từ ngày 17-18/5 nhưng tối 5/5 trường cấp tập thông báo lịch kiểm tra mới. Đến 21g30 mà các cô vẫn còn phải nhắn tin cập nhật cuối ngày cho phụ huynh, nhắc nhở sáng thứ Năm (ngày 6/5) lớp 3/1 thi tin học (từ 7g30 – 8g10). Nhờ phụ huynh cho HS vô lớp sớm để ôn…
Ở Trường tiểu học Mê Linh (Q.3), lịch kiểm tra khối 1, 2, 3, 4 do trường tự sắp xếp nên có thể linh động. Trường cũng đã tính đến phương án tổ chức kiểm tra trong điều kiện dịch bệnh. Theo đó, mỗi ngày tổ chức kiểm tra một khối lớp, đảm bảo giãn cách chỗ ngồi, không cho HS tiếp xúc gần nhau. Nên ngay khi nhận lệnh đôn lịch kiểm tra, trường hầu như không gặp khó khăn.
Thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Cố gắng đến hết tuần này, sau khi thi xong, các trường sẽ không phải lo lắng nữa. Mặc dù thi xong, HS vẫn còn nội dung phải học nhưng hoàn toàn có thể chuyển sang học online.
Bỏ thi, được không?
Video đang HOT
Trường tiểu học Nguyễn Văn Nở (TP.Thủ Đức) lẽ ra có lịch kiểm tra học kỳ II môn toán, tiếng Việt từ ngày 17-19/5 tùy theo khối lớp; còn các môn khoa học, sử – địa, tiếng Anh diễn ra ngày 5-7/5. Thế là trong tối 5/5, kế hoạch phải thay đổi. Phụ huynh liên tục nhận tin nhắn của giáo viên chủ nhiệm thông báo đổi lịch thi, kèm theo đó là bài học phải giải quyết.
Chị Thanh Phượng, phụ huynh lớp Năm, kể: “Ngay ngày 6/5, HS kiểm tra môn khoa học, tiếng Việt (đọc thành tiếng); thứ Sáu kiểm tra lịch sử – địa lý, thứ Bảy học cả ngày. Lịch kiểm tra chi tiết toán, tiếng Việt sẽ thông báo sau. Lịch thi đôn lên và phải học liên tục không ra chơi, học cả thứ Bảy cho kịp… Thương con, thương cô, chỉ mong hết dịch. Với tôi, con thi bao nhiêu điểm cũng được nên không gây áp lực cho cả cô và trò. Học là một quá trình, không chỉ ngày một ngày hai”.
Học sinh học bài hối hả trong đêm để thi…chạy dịch
Có nhiều ý kiến cho rằng, dịch ập đến sao vẫn phải kiểm tra học kỳ một cách cập rập, nên kết thúc năm học luôn. Theo các nhà quản lý giáo dục thì không thể bỏ hẳn kiểm tra kết thúc năm học bởi HS cần có đủ các tiêu chí đánh giá, xếp loại theo quy định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hồ sơ của người học sau này. Không thể bỏ kiểm tra, thay vào đó ngành giáo dục tìm giải pháp ứng phó trong tình huống đặc thù. Việc đẩy lịch thi, người học khó một thì ngành khó mười.
Anh Nguyễn Tiến Đạt, phụ huynh ở TP.Thủ Đức đồng tình: “Ai đi học cũng phải trải qua thi cử. Các kỳ thi như cột mốc đối chứng để biết người học có tiến bộ hay không. Vậy học có nên thi hay không? Tôi nghĩ có, quan trọng là thi như thế nào cho hợp lý. Trong tình hình cấp bách, chỉ cần kiểm tra các môn toán, tiếng Việt (từ bậc THCS là ngữ văn), ngoại ngữ là đủ. Một ngày bắt HS phải thi năm môn thì không khoa học”.
Thực tế, việc phải hoàn tất kiểm tra học kỳ II trước ngày 9/5 là đối với hình thức kiểm tra trực tiếp trên lớp, thường là các môn bắt buộc phải có điểm để làm căn cứ tuyển sinh vào các bậc học cao hơn. Những môn “phụ” vẫn được thay thế bằng các hình thức phù hợp trong điều kiện dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông điều chỉnh kế hoạch và kết thúc kiểm tra định kỳ học kỳ II với hình thức bài kiểm tra trực tiếp trên lớp, tại trường trước ngày 9/5. Song song đó, nhà trường cần căn cứ vào Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT của Bộ GD-ĐT để áp dụng thêm các hình thức kiểm tra định kỳ như bài thực hành, dự án học tập (nếu có) để thay thế, giảm áp lực cho HS do điều chỉnh thời hạn hoàn thành kiểm tra đánh giá trước ngày 15/5.
Nhà giáo - người truyền cảm hứng
Yêu thương, tận tâm với học trò, sáng tạo và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều thầy cô đã "đốn tim" học sinh, tiếp thêm niềm đam mê học hành và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống cho các em
Hình ảnh người thầy giản dị, có nước da ngăm đen, tóc đã bạc đều đặn mỗi sáng đúng 6 giờ 45 phút nở nụ cười tươi đứng đón học sinh (HS) trước cổng trường có lẽ không còn xa lạ gì với biết bao thế hệ HS và phụ huynh Trường Tiểu học Mê Linh (quận 3, TP HCM).
"Thầy chào con", "Con ăn sáng gì rồi?"...
Đó là thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mê Linh. Hơn 7 năm chuyển công tác về trường là chừng ấy năm, thầy đứng đón từng HS mỗi sáng.
"Con chào mẹ đi", "Con ăn sáng gì rồi?"... là những câu hỏi giản dị của thầy Hùng mỗi sáng khi HS vừa bước chân vào cổng trường. Ngay cả khi HS chưa kịp chào thì thầy đã trìu mến: "Thầy chào con". Hình ảnh thật "lạ" nhưng lâu dần, phụ huynh và HS của trường lại thấy thân quen.
Thổi linh hồn vào ngôi trường là câu nói ví von của nhiều thế hệ HS khi nhắc đến thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng. Mỗi sáng đầu tuần, thầy đều tham gia sinh hoạt với HS, căn dặn các em không xả rác bừa bãi, đi đường nhớ đội nón bảo hiểm; biết yêu thương mọi người; phòng chống tai nạn, bệnh tật; tự chăm sóc bản thân... thông qua việc lồng ghép, kể những câu chuyện. Thầy hiệu trưởng còn quy định khi muốn gặp thầy, HS chỉ cần đến phòng gõ cửa 3 tiếng sẽ được đón vào và có thể trò chuyện bất cứ vấn đề gì. Phòng thầy hiệu trưởng cũng là phòng đọc sách nên HS ra vào rất thoải mái.
Trước khi về Trường Tiểu học Mê Linh, thầy Nguyễn Văn Hùng có thời gian công tác ở Trường Tiểu học Nguyễn Thiện Thuật với hơn 12 năm trong vai trò hiệu trưởng ngay khi ngôi trường này bắt đầu nhận dạy trẻ khuyết tật hòa nhập. Thời điểm mới tiếp xúc trẻ hòa nhập, thầy Hùng nhận ra có nhiều em "khuyết tật" là do sang chấn tâm lý từ chính cuộc sống, do cha mẹ ít quan tâm. Thầy tâm niệm tình yêu thương của người thầy có thể có sức mạnh hơn bất kỳ liều thuốc trị liệu nào, trở thành điểm tựa để trẻ khuyết tật hòa nhập cuộc sống.
Thầy Nguyễn Văn Hùng trìu mến đón học trò mỗi sáng Ảnh: ĐẶNG TRINH
Thầy Hùng tâm sự, khi mới về Trường Tiểu học Mê Linh, sau khi ổn định tổ chức và cải thiện một phần về cơ sở vật chất, thầy nghĩ ngay đến việc sẽ đón HS ở cổng để tình thầy trò thêm gắn kết, quan trọng hơn là để các em cảm nhận được niềm vui khi mỗi buổi sáng đặt chân đến ngôi trường mình học. "Mỗi ngày các con đặt chân đến ngôi trường với niềm hứng khởi, được đón nhận những điều tốt đẹp nhất, bắt đầu bằng những việc như được thầy cô ra chào hỏi, đón vào trường" - thầy chia sẻ.
Được vị hiệu trưởng truyền cảm hứng, nhiều giáo viên Trường Tiểu học Mê Linh đã có những thay đổi tích cực. Mỗi buổi sáng, họ cùng nhau ra sân trường chào HS.
Vì sự cống hiến không mệt mỏi cho giáo dục, thầy Nguyễn Văn Hùng vừa được trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2020 - giải thưởng tôn vinh những nhà giáo cống hiến và nỗ lực.
Đánh thức đam mê học ngoại ngữ
Cô giáo Lê Hoàng Anh ở Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) là một giáo viên trẻ (SN 1987) truyền đam mê yêu thích tiếng Anh cho các thế hệ HS với phương pháp dạy học độc đáo. Chọn nghề giáo là cái duyên như được định trước, cô Hoàng Anh cho biết rất ngưỡng mộ hình ảnh những thầy cô tiếng Anh của mình từ thời phổ thông. Cô quyết tâm sẽ có ngày mình cũng sẽ đứng trên bục giảng "truyền lửa" niềm đam mê tiếng Anh như vậy.
Với nhiều thành tích giảng dạy nổi bật, cô Hoàng Anh cũng là giáo viên có phương pháp dạy học độc đáo. Chẳng hạn, đối với những cụm động từ tiếng Anh (phrasal verbs) hoặc những từ khó, cô thường chia sẻ với học trò là làm những lá thăm - một mặt là từ cần học, một mặt là giải thích. Khi HS bốc lá thăm nào thì nhìn mặt này và nêu nội dung mặt còn lại, như vậy các em sẽ thuộc và nhớ rất lâu những cụm từ cần học.
Cô Hoàng Anh đào tạo được rất nhiều học sinh giỏi với nhiều giải thưởng môn tiếng Anh Ảnh: ĐẶNG TRINH
"Tiết dạy của các thầy cô khi còn học ở phổ thông đã đánh thức lòng đam mê tiếng Anh trong tôi. Do đó, tôi ấp ủ ước muốn được như những thầy cô của mình, truyền ngọn lửa yêu thích tiếng Anh cho các thế hệ tiếp theo" - cô Hoàng Anh tâm sự. Cô cũng đưa ra lời khuyên muốn học tốt tiếng Anh thì hãy kiên nhẫn, bền bỉ và đừng bao giờ nóng vội.
Cô Hoàng Anh vừa qua đã xuất sắc cùng 6 giáo viên khác giành học bổng Fulbright Teaching Excellence and Achievement Program (Fulbright TEA). Đây là học bổng danh giá của chính phủ Mỹ.
Nâng đỡ trẻ thiệt thòi bằng sự yêu thương
Sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP HCM, cô Hoàng Thị Lương, quê Quảng Trị, tham gia giảng dạy ở trường mầm non tư thục thuộc huyện Bình Chánh. Năm 2005, khi mới 25 tuổi, cô nhận lời mời của người bạn và chuyển sang dạy tại Trường Phổ thông đặc biệt (PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu (quận 10, TP HCM).
7 giờ sáng mỗi ngày, lớp dạy kỹ năng cho HS từ 1 tuổi đến 8 tuổi của Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu mở cửa, cô Hoàng Thị Lương ra trước lớp đón từng em. HS đông đủ, cô Lương bắt đầu cho các em tập thể dục buổi sáng, điểm danh, trò chuyện để phát triển ngôn ngữ.
Cô Hoàng Thị Lương kiên trì dạy trẻ khuyết tật Ảnh: ĐẶNG TRINH
Khác với lớp dành cho HS bình thường, mỗi em ở đây đều khiếm thị và mang thêm nhiều khiếm khuyết: bại não, câm, khiếm thính, khuyết tật vận động, rối loạn tinh thần... Tất cả đều không có kỹ năng tự phục vụ những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như lau mặt, uống nước, đi vệ sinh, mặc đồ... Để dạy được những học trò đặc biệt này, cô Lương phải hiểu thói quen, yêu cầu của từng em.
"Chính nụ cười lạc quan của trẻ làm tôi có động lực gắn bó lâu dài với nghề này, rồi yêu nghề lúc nào không hay. Tôi đến với trẻ khuyết tật là duyên nợ, sự đồng cảm giữa những khó khăn của đời người, không phải vì thương hại, vì vật chất" - cô Lương bộc bạch.
Cô Lương cho biết lúc mới về trường, cô phải tự mày mò học chữ Braille (chữ nổi dành cho người khiếm thị) suốt vài tháng, rồi học định hướng đường đi. Những ngày đầu đứng lớp, cô đã bối rối, không thể kiểm soát lớp. Có ngày đi làm về hai tay bầm tím do các em thiếu kiểm soát cào cấu nhưng với sự kiên trì và quyết tâm, cô Lương đã giúp HS tiến bộ rất nhiều, có thể tham gia các hoạt động nhóm... Nhiều phụ huynh cảm động khi nhắc tới cô Lương vì sự tận tâm và yêu thương học trò của cô.
Với những đóng góp âm thầm, bền bỉ với HS, cô Hoàng Thị Lương vinh dự được nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2020 và bằng khen của UBND TP HCM.
Gieo ý chí, nghị lực vươn lên
Dành trọn tâm huyết với công việc sau khi được phân công về dạy môn toán, dù chân bước đi không vững (bị teo cơ, gân yếu do ảnh hưởng chất độc màu da cam từ người cha tham gia chiến trường), thầy Nguyễn Đức Trường - Tổ trưởng Tổ Khoa học Tự nhiên, Trường THCS Đa Tốn (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) - vẫn luôn nở nụ cươi tươi mỗi khi vào lớp, truyền cảm hứng học tập cho biết bao thế hệ học trò.
"Tìm tòi, chăm chỉ và luôn đầy ý chí vươn lên, thầy Trường không chỉ mang đến cho các học trò kiến thức mà còn rất nhiều bài học cuộc sống. Đó là tinh thần tự chủ, ý chí vươn lên, không khuất phục trước khó khăn" - thầy Nguyễn Đức Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Đa Tốn, nhận xét về đồng nghiệp.
Thầy Nguyễn Đức Trường trên bục giảng Ảnh: LAN ANH
Miệt mài tìm hiểu các phương pháp giải toán nhanh, gọn, bổ ích cho các HS, thầy Trường được đánh giá là một trong những giáo viên dạy giỏi, đứng đầu đội ngũ giáo viên của huyện Gia Lâm. Ở Trường THCS Đa Tốn, nhiều em được thầy Trường bồi dưỡng đã đoạt giải HS giỏi cấp huyện, cấp quốc gia và trong khu vực.
Nhiều năm liên tục, thầy Trường luôn đi đầu trong việc vận dụng sáng tạo phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục, được các cấp công nhận: 24 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, 13 sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố được xếp loại. Thầy còn biên soạn khoảng 30 cuốn sách về toán học nổi tiếng, là nền tảng kiến thức bổ ích, đồng hành với các em HS trong chương trình học.
Với sự nỗ lực của mình, thầy Nguyễn Đức Trường nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng, mới đây nhất là Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" và danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2020.
Chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới Theo lộ trình, năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới tiếp tục được triển khai ở lớp 2 và lớp 6. Hiện nay, ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cho năm học tới. Chủ động chuẩn bị Buổi sinh...