Thi đại học 9 điểm một môn vẫn trượt: Bố mẹ có trách nhiệm?
Các con định hướng sai, chưa được hướng nghiệp rõ ràng. Và đặc biệt là chưa có chiến lược chọn trường, chọn phương thức tuyển sinh phù hợp.
Nhiều phụ huynh, học sinh chờ đợi thâu đêm để chờ đến lượt xét tuyển vào trường Đại học Thăng Long do trước đó rất nhiều em điểm cao nhưng không đỗ Đại học. Ảnh: Vietnamnet
Năm nay có một thực trạng là nhiều thí sinh dù điểm thi rất cao 9 điểm/1 môn, trung bình 27 điểm 3 môn vẫn không đỗ đại học. Cụ thể, như 27 điểm/3 môn vẫn không đỗ Đại học Ngoại thương, Khoa Báo Chí Đại học Khoa học xã hội nhân văn, hoặc 24 – 25 điểm vẫn không vào được các trường Đại học ở tốp trung bình.
Lý do có nhiều nhưng có phần do các con định hướng sai, chưa được hướng nghiệp rõ ràng. Và đặc biệt là chưa có chiến lược chọn trường, chọn phương thức tuyển sinh phù hợp.
Cha mẹ hiện đại ngày nay có xu hướng trao toàn quyền cho con tự ra quyết định chọn ngành, chọn nghề. Nhiều bạn bè tôi chia sẻ: “Mình chẳng ép con mình học gì đâu. Chúng nó muốn học gì, làm gì là do các con tự chọn.”
Tưởng chừng đây là một phương án tốt thay cho việc ép buộc con theo định hướng của gia đình thì lúc này lại nảy sinh một vấn đề khác: Dù được bật đèn xanh, các con vẫn chẳng ra quyết định được.
Và đó là câu chuyện của đa số các bạn trẻ sinh năm 2000 (thế hệ 10X). Những bạn trẻ này có cha mẹ yêu thương, điều kiện gia đình tốt, bản thân bạn cũng là người có năng lực và học giỏi nhưng các bạn vẫn mắc kẹt trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp.
Nguyên nhân vì con bỗng chốc được trao một trách nhiệm lớn trong khi chưa chuẩn bị đủ kiến thức, kinh nghiệm cho điều đó.
Video đang HOT
Ở trường con được học rất nhiều môn nhưng thực tế chẳng có môn học nào nói cho con biết cần phải dựa trên điều gì để quyết định chọn nghề.
Nếu cha mẹ không nhận ra nguyên nhân này mà cho rằng con chưa nỗ lực hay không được như kỳ vọng của gia đình thì con trẻ lại càng áp lực vì nghĩ rằng mình phụ lại lòng tin của cha mẹ.
Trước khi chọn một con đường, đầu tiên con cần phải hiểu bản thân mình muốn gì và có khả năng gì. Hành trình hiểu mình tuy không khó nhưng cũng không dễ dàng nếu thiếu sự trợ giúp của cha mẹ – những người hỗ trợ con tốt nhất trong việc giúp con nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu thông qua những nhận xét có chứng cứ, khách quan và đầy yêu thương.
Khi đã hiểu rõ bản thân, con phải trau dồi những kiến thức và hiểu biết nhất định về thị trường đào tạo và thị trường lao động, rồi kết hợp với điều con muốn để chọn ngành học và công việc.
Sau cùng, một kế hoạch hành động cụ thể là cần thiết để giúp con rèn luyện kỹ năng và kiến thức để có thể theo học ngành mong muốn.
Ví dụ như nếu con muốn làm kiến trúc sư, con phải tham gia lớp học vẽ từ sớm. Rõ ràng hướng nghiệp không phải làm ngày một ngày hai mà là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức.
Trao quyền lựa chọn cho con không đồng nghĩa với việc cha mẹ trở thành người ngoài cuộc. Ngược lại, cha mẹ cần dõi theo mỗi ngày để có thể “nhập cuộc” kịp thời và đúng cách, nâng đỡ con bằng tình yêu thương, sự tỉnh táo và quan trọng nhất là hỗ trợ con với những phương pháp hướng nghiệp khoa học.
Hãy tìm hiểu các thông tin, bằng kinh nghiệm của mình hãy giúp con lựa chọn trường phù hợp, chọn ngành có giá trị mưu sinh và phù hợp với khả năng của con.
Con sẽ rất vui khi cha mẹ tôn trọng và cho quyền lựa chọn nhưng hơn thế nữa con còn cần có người chỉ dẫn.
Vì vậy, nếu con bạn năm nay trượt đại học hoặc không đỗ vào trường đại học con mong muốn, hãy đừng trách mắng và thất vọng, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện thi cử đặc biệt mùa Covid-19, có thể chỉ là chúng ta đã lơ là việc đồng hành cùng con mà thôi.
Chọn ngành học "dán nhãn" 4.0: "Chạy theo mốt" hay tầm nhìn dài hạn?
Khi nhiều ngành học thời 4.0 ra đời, thí sinh 2k2 đứng trước câu hỏi: việc lựa chọn các ngành này là một sự chuẩn bị tốt cho tương lai, hay chỉ là xu thế, "nóng" trong 2 - 3 năm rồi "nguội"?
Nghi ngại có lẽ là tâm lý chung của các bậc phụ huynh và học sinh khi nghe tư vấn về các ngành học mới. "Mới" nghĩa là chưa từng có trước đó, không có gì làm bằng chứng về chất lượng đào tạo hay tỉ lệ có việc làm của sinh viên. Chương trình học hay giáo trình cũng vừa được đưa vào sử dụng. Và tâm lý chung là "không ai muốn thành chuột bạch".
Có con thi đại học năm nay, cô Nguyễn Thị Nhàn (Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết: "Đưa con đi mấy chương trình hướng nghiệp thì cũng được giới thiệu ngành học này, ngành học kia mới lắm, là ngành học của tương lai. Nghe cũng hay nhưng vì mới quá, chưa có gì nên gia đình cũng chưa dám quyết định. Chuyện của cả tương lai con mình nên không thể thấy vui tai là chọn ngay được".
Quả thực, với việc đây là ngành học mà các em sẽ theo đuổi trong 4 năm đại học, đồng thời cũng là lĩnh vực các em phải làm việc cả đời, mọi quyết định của phụ huynh và thí sinh đều phải cân nhắc trên rất nhiều yếu tố.
Vậy đâu là những điều mà phụ huynh và thí sinh cần lưu ý trong quá trình lựa chọn ngành học?
Thứ nhất, uy tín và danh tiếng của cơ sở đào tạo là tiêu chí phải quan tâm đầu tiên. Đây chính là những yếu tố đáng tin cậy nhất đảm bảo cho chất lượng đào tạo mà sinh viên sẽ trải nghiệm trong suốt 4 năm đại học.
Trường ĐH FPT có tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 98%, chất lượng đào tạo được các tổ chức quốc tế công nhận
Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn 3 sao theo đánh giá của QS Ranking - bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới, Trường ĐH FPT có tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt 98%. Đặc biệt, có đến 19% sinh viên FPT hiện đang làm việc tại nước ngoài. Do đó, các ngành học mới ở đây (Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Hệ thống ô tô và điều khiển...) xứng đáng được tin tưởng về chất lượng đào tạo. Các bạn khi theo học ngôi trường này cũng không cần quá lo lắng về môi trường học tập khi các lớp đều có sĩ số nhỏ không quá 30 sinh viên/lớp, giúp giảng viên có thể trực tiếp trao đổi và giúp đỡ từng sinh viên.
Thứ hai phải kể đến nhu cầu nhân lực thực sự của ngành học. Hiện nay, với môi trường internet mở, phụ huynh và thí sinh có thể tìm kiếm vô vàn các thông tin xoay quanh ngành học như triển vọng việc làm, thu nhập, cơ hội xin học bổng du học hay môi trường làm việc. Theo các chuyên gia, những ngành nghề có triển vọng cao trong ít nhất là 20 năm tới sẽ là Digital Marketing, truyền thông đa phương tiện, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, an ninh mạng...
Thứ ba, đó là sự phù hợp của chính bản thân bạn với các ngành học. Điều này áp dụng không chỉ với những ngành học mới, "dán nhãn" 4.0 mà là cho tất cả. Nếu chọn sai ngành học thì dù lựa chọn đó là gì, sinh viên vẫn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục. Như vậy vừa tốn thời gian, tiền bạc, vừa đồng thời làm mất đi cơ hội của những bạn trẻ khác phù hợp hơn.
Điển hình như một ngành học đang rất "hot" trong thời gian gần đây: Công nghệ thông tin. Nói về xu hướng thí sinh đang "đổ xô" vào ngành này, Đỗ Thành Đạt (sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm, Trường ĐH FPT) - chủ nhân của Huy chương Bạc cuộc thi Lập trình quốc gia ICPC cho biết: "Người ta nhìn vào sẽ nói đây là một ngành hot, ngành xịn xò nhất hiện nay nên nhà nhà cho con học công nghệ. Nhưng những điều đó chỉ đúng nếu bạn thực sự đam mê, thực sự có khả năng và đồng thời đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm. Bản thân mình đã chứng kiến nhiều bạn vì "cái tiếng" mà đăng ký học CNTT, nhưng rồi không phù hợp nên đành phải chuyển qua ngành khác. Đó là một điều đáng tiếc".
Đỗ Thành Đạt trong một giờ nghiên cứu tại phòng Lab của ĐH FPT
Không thể phủ nhận sự thức thời của các trường trong việc mở các ngành học mới, nhằm đi trước một bước trong quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai. Tuy nhiên, lựa chọn ra sao luôn phụ thuộc vào chính các thí sinh. Các em sẽ là người quyết định mình có sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động của tương lai hay không.
Hải Nguyễn - Trường Thịnh
Lý giải sức hút của ngành dược tại Hutech Là ngành đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe con người, dược luôn nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh thi đại học nhiều năm qua. Ở khu vực phía nam, Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) là địa chỉ được nhiều thí sinh yêu thích ngành học này lựa chọn. Bên cạnh sức hút vốn...