Thêm quan chức Mỹ từ chức để phản đối chính sách của Washington với cuộc chiến Israel – Hamas
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có nguy cơ mất đi sự ủng hộ của một số thành viên trong chính quyền và cử tri trong cuộc tái tranh cử liên quan đến xung đột Israel – Hamas ở Dải Gaza.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, một quan chức cấp cao của Bộ Giáo dục Mỹ đã từ chức ngày 3/1, với lý do không đồng ý với cách Tổng thống Joe Biden xử lý cuộc xung đột ở Gaza. Đây được coi là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự bất đồng quan điểm trong chính quyền khi số người chết tiếp tục gia tăng trong giao tranh giữa Israel và Hamas.
Trong một lá thư gửi Bộ trưởng Giáo dục Miguel Cardona, Tariq Habash, trợ lý đặc biệt tại Văn phòng Kế hoạch, Đánh giá và Phát triển Chính sách của Bộ Giáo dục Mỹ nêu rõ: “Tôi không thể giữ im lặng khi chính quyền này nhắm mắt làm ngơ trước những hành động hủy diệt đối với sinh mạng người Palestine vô tội”.
Video đang HOT
Vào tháng 10 năm ngoái, Josh Paul, khi đó là quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chức để phản đối điều mà ông gọi là “sự ủng hộ mù quáng” của Washington đối với Israel.
Cũng trong ngày 3/1, 17 nhân viên chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden đã đưa ra cảnh báo trong một lá thư rằng ông có thể mất cử tri vì vấn đề này. Nhóm này cũng đề nghị Tổng thống Biden kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.
Bức thư có đoạn viết: “Nhóm vận động tái tranh cử của Tổng thống Biden đã chứng kiến hàng loạt tình nguyện viên bỏ cuộc và những người đã bỏ phiếu xanh (phiếu ủng hộ Đảng Dân chủ) trong nhiều thập kỷ lần đầu tiên cảm thấy không chắc chắn về việc làm như vậy vì cuộc xung đột này”.
Vào tháng 11 vừa qua, hơn 1.000 quan chức của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thuộc Bộ Ngoại giao nước này cũng đã ký một bức thư ngỏ đề nghị chính quyền Biden kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
Trong khi đó, kênh Al Jazeera có trụ sở tại Qatar ngày 3/1 cho rằng ông Biden chịu áp lực phải hành động trong bối cảnh xuất hiện lo ngại mới về “thanh lọc sắc tộc” ở Gaza.
Rasha Mubarak, một nhà tổ chức người Mỹ gốc Palestine, cho rằng chính quyền Biden không những không lên án nỗ lực của các quan chức Israel nhằm đưa người Palestine ra khỏi Gaza mà còn góp phần vào cuộc chiến bằng cách tiếp tục cung cấp cho Israel viện trợ quân sự và hỗ trợ ngoại giao.
Israel nhận được 3,8 tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ hàng năm. Ngoài ra, vào cuối tuần trước, chính quyền Biden đã bỏ qua sự cho phép của Quốc hội Mỹ để cho phép chuyển số đạn pháo trị giá khoảng 147 triệu USD cho Israel, đồng thời nói rằng “có tình trạng khẩn cấp đòi hỏi phải chuyển ngay” vũ khí cho Israel.
Mỹ xóa nợ 4,8 tỷ USD cho sinh viên
Ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo chính phủ nước này sẽ xóa khoản nợ trị giá 4,8 tỷ USD cho 80.300 sinh viên.
Các sinh viên tại lễ tốt nghiệp Trường đại học Howard ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Tổng thống Biden cho biết quyết định trên là kết quả của việc Bộ Giáo dục Mỹ điều chỉnh các kế hoạch trả nợ theo thu nhập cũng như chương trình "Xóa nợ đối với các khoản vay dịch vụ công". Như vậy, tổng số tiền mà Chính phủ Mỹ xóa nợ cho sinh viên đến nay lên tới 132 tỷ USD, đem lại lợi ích cho hơn 3,6 triệu người Mỹ.
Theo Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Miguel Cardona, thời gian tới chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình xóa nợ cho sinh viên.
Kế hoạch xóa một phần nợ sinh viên được Tổng thống Biden công bố vào tháng 8/2022 theo cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020. Theo đó, Chính phủ Mỹ sẽ xóa nợ 10.000 USD đối với khoản nợ của những người có mức lương dưới 125.000 USD/năm. Đối với các cựu sinh viên đã được nhận trợ giúp liên bang trong thời gian học đại học trong khuôn khổ chương trình trợ cấp Pell, số nợ được xóa là 20.000 USD.
Học phí tại các trường đại học ở Mỹ khoảng từ 10.000 đến 70.000 USD mỗi năm và sinh viên sau khi tốt nghiệp thường gánh một khoản nợ lớn. Theo ước tính của Chính phủ Mỹ, khoản nợ trung bình đối với sinh viên đại học Mỹ sau khi tốt nghiệp là 25.000 USD.
Kế hoạch trên của Tổng thống Biden vẫn đang gây nhiều tranh cãi tại Mỹ. Đảng Cộng hòa cho rằng kế hoạch này lãng phí ngân sách có thể sử dụng cho các mục đích khác hiệu quả hơn. Tranh cãi giữa các chuyên gia và các nhà kinh tế cũng gia tăng, đặc biệt vì hiện vẫn chưa rõ số nợ đã trả từ những người trong diện được áp dụng chính sách xóa nợ này.
Cháy rừng khiến hàng nghìn trường học tại Bolivia phải đóng cửa Ngày 25/10, Bộ trưởng Giáo dục Bolivia Edgar Pary cho biết ô nhiễm không khí do cháy rừng đã khiến nhiều trường học phải đóng cửa, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn học sinh nước này. Lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại khu vực Robore, tỉnh Santa Cruz, miền Đông Bolivia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn,...