Thêm Patriot để vá lỗ hổng phòng thủ
Để tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine sau khi bị tên lửa Nga tấn công, Đức quyết định cung cấp thêm hai hệ thống Patriot cho Kiev.
Ukraine vận hành hệ thống Patriot.
Trong tuyên bố hôm 11/7, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Vladimir Pistorius cho biết, Berlin sẽ cung cấp thêm cho Kiev gói viện trợ quân sự trị giá 700 triệu euro (770 triệu USD) cho Ukraine, trong đó có hai hệ thống phòng không Patriot.
“Chính phủ Đức đã nhanh chóng đưa ra quyết định thực hiện lại gói đó (gói hỗ trợ quân sự cho Ukraine mà Đức đã công bố trước đó) khoảng 700 triệu euro, trong đó có xe thiết giáp chiến đấu Marder, xe tăng Leopard, hai hệ thống Patriot và đạn đi kèm”, Bộ trưởng Pistorius nói tại Diễn đàn công khai NATO 2023 trong Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia NATO ở Vilnius, Litva.
Theo đánh giá từ tờ Bild của Đức, nguyên nhân Berlin tăng cường hệ thống Patriot cho Kiev do hệ thống phòng thủ của Ukraine đang lộ nhiều lỗ hổng sau khi một số tổ hợp đánh chặn này bị tên lửa siêu thanh Nga phá hủy.
Video đang HOT
“Patriot thực sự rất cần thiết với Ukraine vào lúc này để đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Tuy nhiên, Patriot có hoàn thành nhiệm vụ như kỳ vọng hay không chưa thể khẳng định”, báo Đức viết.
Hồi tháng 12/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bình luận về việc Lầu Năm Góc cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine.
“Mỹ nói rằng họ cung cấp Patriot cho Ukraine. Được rồi, hãy để họ làm điều đó. Chúng tôi cũng sẽ bẻ gãy tên lửa Patriot như một hạt dẻ”, ông Putin nói với các phóng viên sau cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Nga vào thời điểm đó.
Giới quân sự Nga cho rằng, vụ Kinzhal tấn công trúng Patriot là minh chứng rõ nhất cho tuyên bố của ông Putin.
Tyler Rogoway, chuyên gia từ chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ, cho rằng Patriot là một trong những hệ thống vũ khí hiện đại nhất từng được phương Tây chuyển giao cho Ukraine và có thể giúp nước này đối phó hiệu quả hơn với những cuộc tập kích đường không, nhưng nó không hoàn hảo và vẫn tồn tại điểm yếu nhất định.
“Nga bắt đầu bằng những nỗ lực đơn giản, sử dụng số lượng tối thiểu tên lửa hiện đại để đánh vào trận địa, với mục tiêu chủ đạo là radar. Nếu không thành công, họ sẽ mở nhiều mũi tấn công bằng UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và Kinzhal, tất cả đều hiệp đồng chặt chẽ nhằm gây quá tải lưới phòng không Ukraine, đặc biệt là hệ thống Patriot”, Rogoway nhận xét.
Vị chuyên gia này cho rằng, một trong những điểm yếu lớn nhất của Patriot hiện nay là tín hiệu radar mảng pha của nó. Tín hiệu radar này có thể giúp hệ thống Patriot phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa, nhưng cường độ lớn khiến nó trở nên nổi bật giữa nền nhiễu.
Biết điều đó, lực lượng tác chiến điện tử của Nga hoàn toàn có thể thu được tín hiệu radar này, từ đó truy ngược vị trí của tổ hợp. Tín hiệu radar của Patriot cũng có thể được thu thập bằng vệ tinh hoặc máy bay trinh sát không người lái của Nga.
“Nguy cơ với Patriot là rất lớn, nó có thể bị đánh trúng bất cứ lúc nào”, Tyler Rogoway nói. Ông cho hay trong vụ tập kích hôm 4/5, trinh sát Nga đã tìm cách lần theo dấu vết radar và phát hiện vị trí Patriot ở ngoại ô Kiev và đã phóng một tên lửa để thăm dò và quả đạn đã bị Patriot đánh chặn.
Lực lượng Nga dường như đã phát hiện được tín hiệu đặc trưng từ radar của Patriot và tung ra đòn tập kích ồ ạt ngày 16/5 để khiến tổ hợp phòng không Ukraine quá tải và không còn khả năng chống đỡ.
Đức muốn mua lại xe tăng Leopard 2 của Thụy Sĩ
Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Sáu (3/3) cho biết, Đức đang muốn mua lại xe tăng Leopard 2 của Thụy Sĩ trong một thỏa thuận về việc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Chính phủ Thụy Sĩ cho biết Đức đã đề xuất nước này cho phép tập đoàn Rheinmetall mua lại một số xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 đang niêm cất, với cam kết lấp đầy khoảng trống trong kho vũ khí của các thành viên Liên minh châu Âu và NATO.
Xe tăng Leopard II. Ảnh: Reuters
Các nước viện trợ xe tăng Leopard cho Ukraine bao gồm Đức, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Thụy Điển. Do đó, kho vũ khí của các nước này đang bị trống một phần.
Ngày 23/2, truyền thông đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã gửi thư đến Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Viola Amherd về đề xuất phương án chuyển giao xe tăng Leopard 2.
Trong bức thư, Chính phủ Đức cho biết họ sẽ rất biết ơn nếu Thụy Sĩ chấp thuận việc Rheinmetall mua lại xe tăng Leopard 2 đang bị niêm cất, nếu chưa có ý định đưa chúng vào hoạt động trở lại.
"Chúng tôi sẽ không đưa những chiếc xe tăng này đến Ukraine và đảm bảo rằng chúng sẽ ở lại Đức hoặc được đưa đến các đối tác ở NATO và EU để nâng cấp và lấp đầy khoảng trống trong kho vũ khí", bức thư viết.
Bức thư không nêu chi tiết Đức muốn mua lại bao nhiêu xe tăng. Theo luật trung lập và lệnh cấm vận vũ khí riêng biệt, Thụy Sĩ hiện đang bị cấm gửi vũ khí trực tiếp đến Ukraine.
Ở thời điểm hiện tại, quân đội Thụy Sĩ sở hữu 134 xe tăng Leopard 2 đang hoạt động, ngoài ra có 96 chiếc khác đang được niêm cất. Chính phủ Thụy Sĩ cho biết họ có thể phân phối cho Đức một số lượng xe tăng hạn chế, nhưng không nói số lượng cụ thể.
Đức đồng ý việc chuyển xe tăng Leopard tới Ukraine Ngoại trưởng Đức ngày 22/1 (giờ địa phương) cho biết chính phủ nước này sẽ không cản trở nếu Ba Lan muốn gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, trong một bước đột phá có thể xảy ra sau nhiều tháng yêu cầu từ Kiev. Trả lời phỏng vấn kênh LCI của Pháp rằng điều gì sẽ xảy ra nếu Ba Lan tiếp...