Thêm niềm tin
Học sinh đang học chương trình hiện hành có đủ năng lực để học tập theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây không phải nhận định chủ quan mà được rút ra ra từ một khảo sát bài bản và khoa học.
Ảnh minh họa/INT
Bộ GD&ĐT vừa tiến hành tổng kết Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của HS lớp 5, lớp 9, lớp 12 năm học 2019 – 2020. Mẫu khảo sát được lựa chọn theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế với gần 60.000 học sinh, trải rộng ở 63 tỉnh/thành. Với hệ thống câu hỏi được thiết kế công phu theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, Chương trình đánh giá năng lực của học sinh so với chuẩn đầu ra mong đợi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Kết quả đáng mừng là đa số HS được khảo sát đều nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản và vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn quen thuộc, hoặc tương đối phức tạp, thể hiện các em đủ năng lực để học tập chương trình mới. Kết quả đánh giá cũng cho chúng ta biết được học sinh lớp 5, lớp 9 cần được bổ sung những gì để có thể tiếp cận ngay với Chương trình giáo dục phổ thông mới khi lên lớp 6, lớp 10.
Video đang HOT
Nhà trường, địa phương điều chỉnh, bổ sung việc dạy học, quản lý ra sao để sẵn sàng cho chương trình mới… Điều này là minh chứng rõ ràng cho thấy chúng ta có sự chuẩn bị bài bản, với lộ trình dài hơi cho việc triển khai chương trình mới, không phải thay đổi bất ngờ, hay “cua gấp”.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện từ năm học 2020 – 2021 có mục tiêu quan trọng là chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực người học. Điều này dẫn đến đòi hỏi tất yếu việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng thay đổi căn bản. Đánh giá trên diện rộng nói riêng và đánh giá nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện đổi mới giáo dục.
Nó không chỉ xác định mức độ đạt được mục tiêu dạy học mà còn giúp điều chỉnh quá trình dạy học. Nói như Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Anh, mọi sự đổi mới sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu như cái “chốt” đánh giá không được khai thông và đồng hành cùng toàn bộ các khâu khác. Không chỉ nhìn lại kết quả học tập, đánh giá còn là bản thân quá trình học tập, hướng đến mục tiêu vì sự tiến bộ của người học.
Bộ GD&ĐT đã thành lập Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ đánh giá quốc gia, quốc tế và khu vực. Trong thời gian tới sẽ phát triển thêm một số trung tâm vệ tinh thuộc các trường đại học để phát triển hệ thống đánh giá giáo dục phổ thông.
Cùng với điều này, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục trên lớp học và trên diện rộng. Những kết quả, phân tích của hoạt động đánh giá cần được nghiên cứu sâu, kỹ lưỡng, từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp giúp thực hiện hiệu quả và phát triển bền vững chương trình.
Bên cạnh đó, thực hiện bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cả về phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá; trang bị cho đội ngũ hiệu trưởng, giáo viên phương pháp, kỹ năng quản lý nhà trường, lớp học, cũng như các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá giáo dục hiện đại để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Các sở giáo dục đào tạo có thể áp dụng mô hình, công cụ đánh giá diện rộng của địa phương để có chính sách, giải pháp bảo đảm thực thi Chương trình mới và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
Nữ sinh học tập tốt hơn nam ở hầu hết các môn học, khối lớp
Đây là đánh giá thu được từ Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của gần 57.000 học sinh các lớp cuối cấp từ hơn 1.000 trường khắp cả nước do Bộ GD-ĐT triển khai.
Để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), Bộ GD-ĐT tổ chức đánh giá (chọn mẫu ngẫu nhiên) trên gần 57.000 học sinh của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh học sinh; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 hiệu trưởng của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT trên 63 tỉnh, thành phố.
Tổng kết Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, số liệu đã cho thấy học sinh nữ có kết quả học tập tốt hơn học sinh nam ở hầu hết các môn học, các khối lớp.
Bên cạnh đó, mức độ đạt chuẩn yêu cầu của chương trình mới giữa học sinh các vùng miền có sự khác biệt...
Kết quả cũng đánh giá đa số học sinh của chương trình hiện nay nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản và vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn quen thuộc, hoặc tương đối phức tạp.
Bắt đầu từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 5 cả nước sẽ học theo CTGDPT mới
Về phía nhà trường, chương trình đánh giá cũng chỉ ra những điểm mà từng nhà trường, địa phương, cả nước cần điều chỉnh/bổ sung trong công tác dạy học và quản lý giáo dục để tiến tới thực hiện hiệu quả CTGDPT mới.
Trong đó, một vấn đề được nhiều nhà trường băn khoăn hiện nay là rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình ở lớp 1 năm học này, nếu nhà trường và giáo viên tiếp cận sớm hơn với sách giáo khoa (SGK) từ khi thực nghiệm, góp ý bản mẫu đến khi SGK chính thức được phê duyệt thì sẽ có nhiều thời gian để lựa chọn cũng như nhuần nhuyễn nội dung dạy học.
Được biết, chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học sinh cuối cấp nhằm đánh giá năng lực của học sinh đang học chương trình hiện hành so với chuẩn đầu ra mong đợi của CTGDPT mới để có những giải pháp bổ sung, điều chỉnh, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho học sinh khi chuyển sang học CTGDPT mới.
Theo kế hoạch, học sinh lớp 5 sẽ bắt đầu học CTGDPT mới vào năm học 2021-2022, học sinh lớp 9 sẽ học CTGDPT mới từ năm học 2022-2023.
Học đường phiêu lưu ký: "Sóng gió" trường học những ngày đầu năm mới 2021 Những ngày đầu năm mới là những ngày teen hồi hộp chờ kết quả thi, điểm tổng kết học kỳ I rồi họp phụ huynh... Đặc biệt với các bạn học sinh cuối cấp, đây chính là lúc khởi động giai đoạn tăng tốc ôn tập cho kỳ thi Đại học. Bộ phim luyện tim hậu thi cử Kỳ thi kết thúc học...