Thêm một nguyên nhân gây nhiễm virus HPV ở miệng
Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cóc, u nhú ở đường miệng do virus HPV gây nên.
Virus HPV (Human Papilloma Virus) được coi là virus gây u nhú ở người và có liên quan tới hầu hết các ca ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Đường lây nhiễm chính của HPV là qua hoạt động tình dục, lây truyền qua da, lây qua đường mẹ con, đồ lót… Điều đáng lo ngại là việc nhiễm HPV không có biểu hiện nên nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn.
HPV có mặt trong 99,7% ung thư cổ tử cung, trong đó HPV typ 16, 18 là nguyên nhân của 70% trường hợp. Ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn gây ra nhiều ung thư khác như ung thư âm hộ, âm đạo và ung thư vòm họng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phó giáo sư -Tiến sĩ Christine Markham – thuộc trung tâm Khoa học y tế – Đại học Texax- HoustoKham thì việc vệ sinh răng miệng kém cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cóc, u nhú ở đường miệng do virus HPV gây nên.
Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cóc, u nhú ở đường miệng do virus HPV gây nên. Ảnh minh họa
Cũng theo nghiên cứu thì những người có sức khỏe răng miệng kém bao gồm mắc các bệnh về nướu, răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách thường có nguy cơ mắc các bệnh do virus HPV gây ra ở đường miệng cao hơn 56% so với những người có sức khỏe răng miệng tốt.
Thực tế, việc vệ sinh răng miệng kém không phải là nguyên nhân trực tiếp làm tăng sự phát triển của virus HPV ở miệng nhưng rõ ràng 2 vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về răng, nướu, nhất là viêm loét nướu, lợi. Một khi đã bị viêm, loét ở nướu, miệng, khả năng virus HPV xâm nhập và phát triển, gây bệnh sẽ tăng lên nhanh chóng.
Nếu vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng phòng ngừa và làm giảm nguy cơ nhiễm HPV ở miệng. Cách giữ vệ sinh miệng tốt nhất ở đây là đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Mỗi lần đánh răng, hãy nhớ đánh trong 2 phút và dùng bàn chải lông mềm. Điều này sẽ giúp nhẹ nhàng làm sạch răng mà không gây tổn hại nướu. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày. Hãy chọn loại nước súc miệng không cồn để tránh gây khô miệng vì nước bọt có chứa rất nhiều chất giúp diệt trừ vi khuẩn có hại.
Video đang HOT
Theo VNE
Làm gì khi bị loét miệng?
Loét miệng là một căn bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Loét miệng không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Biểu hiện khi bị loét miệng đó là khi ăn, uống rất khó khăn do đau, rát và mệt mỏi nhất là ở người cao tuổi và trẻ em. Theo Đông y thì loét miệng là do nhiệt có nghĩa là cơ thể bị nóng và phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Còn theo Tây y, người ta cho rằng loét miệng có thể còn do virút Herpes hoặc đôi khi còn do virút thủy đậu.
Ở một số trường hợp do thiếu chất hoặc do hấp thu kém, nhất là người cao tuổi và trẻ em, sẽ gây nên thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, acid folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng...Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng. Loét miệng cũng có thể do ăn thức ăn, nước uống nóng quá gây bỏng. Ngoài ra, một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng.
Ảnh minh họa.
Làm gì khi bị loét miệng
PGS.TS. Bùi Mai Hương cho biết, loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại có thể có và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi bị loét miệng nên đi khám bệnh, nhất là người cao tuổi và trẻ em để bác sĩ xác định nguyên nhân trên cơ sở đó có hướng điều trị hữu hiệu hơn. Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau là rất cần thiết nhưng dùng loại gì là công việc của bác sĩ khám bệnh cho người bệnh. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh không nên tự mua thuốc để dùng.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ khi bị loét miệng:|
- Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu và đồ uống nóng. Nên ăn các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và rau củ vào chế độ ăn uống hằng ngày.
- Hạn chế ăn kẹo, nhai kẹo cao su và các đồ uống có ga.
- Không nên ăn các loại thực phẩm rắn. Thay vào đó, nên chọn thức ăn mềm dễ nhai.
- Nên bổ sung sữa chua, bơ, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác vào chế độ ăn uống của bạn.
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt. Sử dụng bàn chải mềm khi đánh răng.
- Bạn có thể nhai vài lá húng quế cùng với một ít nước khoảng 3-4 lần mỗi ngày,giúp cho vết loét mau lành.
- Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Nó cũng giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
- Hạn chế căng thẳng, thư giãn bằng cách tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.
- Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày, có thể sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Các loại quả ngăn ngừa loét miệng:
Dưa hấu: Theo Đông y, dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải giải độc, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, đái đường, cao huyết áp.
Lê: Vitamin C trong quả lê giúp tăng cường khả năng đề kháng và chống viêm cho cơ thể. Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.
Mơ: Quả mơ có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt, chữa khô miệng do nhiệt. Trong những ngày hè nóng bức, uống nước mơ giúp giúp chống mệt mỏi, giảm mồ hôi và mệt mỏi cho cơ thể.
Táo: Hàm lượng lớn vitamin C trong táo có tác dụng gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, sau bữa ăn tráng miệng bằng bằng táo sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng bởi trong táo có chứa nhiều chất xenlulô giúp làm sạch lợi và ngăn ngừa hình thành mảng bám ở răng.
Hồng: Hồng là loại quả chứa nhiều vitamin C, dưỡng chất giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus, trong đó có các loại virus gây nên các bệnh răng miệng.
Đào: Ăn đào thường xuyên có thể ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn trong cơ thể, đặc biệt là những vi khuẩn bám trên răng và nướu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ở miệng.
Theo TNO
Làm gì khi bị nhiệt miệng? Nhiệt miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn... Bệnh xuất hiện với các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh...