Thêm mặt hàng Mỹ phụ thuộc, sẽ không trừng phạt Nga
Mỹ đã tung vô số đòn trừng phạt vào Nga với đủ lý do nhưng tạm thời sẽ không đánh vào nhập khẩu uranium.
Trong bối cảnh quan hệ Nga- Mỹ xuống dốc kể từ những tháng cuối cầm quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nước Mỹ đã tung rất nhiều đòn trừng phạt nhằm vào nước Nga. Đó không chỉ là các biện pháp trừng phạt ngoại giao mà còn là lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Mỹ đang xem xét tự sản xuất uranium mà không phải mua của Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây giao nhiệm vụ cho một Nhóm công tác về nhiên liệu hạt nhân (NFWG) để tìm cách phục hồi sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước và khai thác uranium.
Tổng thống Trump đã căn cứ theo Mục 232 của Đạo luật mở rộng thương mại và kết luận rằng, các rào cản thương mại đối với nhập khẩu uranium không được đảm bảo. Hoạt động của NFWG sẽ nhằm kiểm tra toàn bộ chuỗi cung ứng nhiên liệu và tiến hành phân tích đầy đủ hơn về các vấn đề an ninh quốc gia trong đó.
Có hai vấn đề chính mà Nhóm này cần giải quyết là bảo vệ và lập kế hoạch cho nhu cầu cơ sở hạ tầng quốc phòng; cung cấp một số giải pháp để hỗ trợ tự cung cấp uranium.
20% năng lượng của Mỹ đến từ các nhà máy hạt nhân nhưng Mỹ gần như không sản xuất uranium. Ngoài việc sản xuất điện, quân đội Mỹ cần phụ thuộc vào nguồn cung uranium từ nước ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các tàu chiến Mỹ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân.
Từ những năm 1990, Mỹ đã nhập khẩu uranium từ các quốc gia khác như Canada, Úc và Nga. Mỹ mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga vào những năm 1987 và vẫn tiếp tục mua uranium sau khi Mỹ trừng phạt Nga vào năm 2014. Trong khi cả Canada và Úc là những đồng minh kinh tế thân thiết thì nhà cung cấp Nga đã trở thành “cái gai trong mắt” những con diều hâu ở Washington.
Giờ đây, Tổng thống Trump đang lo ngại bất cứ mối đe dọa nào đến từ Nga có thể tác động đến nguồn cung uranium của Mỹ. Gia tăng trừng phạt các nước trên thế giới, Mỹ có thể sẽ phải nhận lại sự đáp trả ngược lại mà họ không thể lường trước.
Hơn nữa, mối quan hệ kinh tế thân thiết giữa Nga và Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang xây dựng nhiều lò phản ứng hạt nhân để giảm ô nhiễm từ các nhà máy điện than, có thể sẽ khiến những lô hàng uranium của Nga chuyển hướng từ Mỹ sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Tờ Investor Intel đánh giá, việc Nga tập trung bán hàng cho Trung Quốc để bỏ qua đối tác Mỹ có thể còn được kích hoạt sớm hơn sau khi Mỹ phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang là một quốc gia hạt nhân lên kế hoạch lấy nguồn uranium từ Nga. Moscow đã ký một kế hoạch hành động để mở rộng quan hệ đối tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ. Nga sẽ tham gia xây dựng lò phản ứng hạt nhân thứ hai của Nga ở Ấn Độ. Điều này cũng có thể khiến Mỹ không còn là khách hàng ưu tiên của Moscow trong nhiều trường hợp.
Theo thông tin từ Sputnik, nhóm NFWG có thể sẽ công bố báo cáo trong tháng 10. Một kết quả tích cực sẽ là điều cần thiết để giúp tái lập chuỗi cung ứng uranium nội địa của Mỹ.
Tuy nhiên, một kết quả không tích cực sẽ khiến Mỹ phải tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân – điều sẽ có thể gây đe dọa đến an ninh quốc gia. Hiện tại 93% nhu cầu nhiên liệu của đất nước được đảm bảo bởi nhập khẩu.
Việc Mỹ tìm cách tự cung tự cấp uranium và đưa vấn đề nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân là vấn đề gây hại tới an ninh quốc gia được cho là một cảnh báo sớm về khả năng nước này ngừng nhập khẩu mặt hàng này từ Nga trong tương lai.
Mỹ buộc mua RD-180 của Nga dù liên tiếp trừng phạt.
Cho đến nay, Mỹ đã tuyên bố trừng phạt Nga nhiều lần với rất nhiều lý do, bao gồm cả việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và cuộc bỏ phiếu giữa kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, Mỹ không trừng phạt bằng việc áp lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm mà nước này buộc phải mua của Nga như động cơ tên lửa RD-180 hay khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Với việc tiếp tục sử dụng lệnh trừng phạt với các lý do tác động tới an ninh quốc gia Mỹ, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ tiếp tục cân nhắc lệnh trừng phạt liên quan đến uranium với Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hiệu quả và báo cáo của nhóm NFWG.
Đông Phong
Theo baodatviet
Bụi chết người, Mỹ đang chiếu xạ thế giới?
Công việc phát triển tương tự diễn ra ở một số quốc gia cùng một lúc. Ở Đức và tất nhiên, ở Nga. Tuy nhiên chỉ có Mỹ sử dụng vũ khí này và thậm chí trên quy mô lớn như vậy.
Họ đã không chú ý đến bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra cũng như trước đây, tại thời điểm ném quả bom nguyên tử đầu tiên.
"Bụi chết người - được sản xuất tại Mỹ: vũ khí uranium lây nhiễm khắp thế giới" - tên cuốn sách mới của Frieder Wagner. Trong đó, tác giả giải thích chi tiết việc Mỹ đã lây nhiễm các vùng lãnh thổ rộng lớn bằng đạn chứa uranium, về chiến lược của quân đội, giới công nghiệp và chính phủ, cũng như giới truyền thông và chính trị trước những thông tin thực tế. Tác giả đã trả lời phỏng vấn hãng tin Nga Sputnik.
Ông Wagner, trong cuốn sách của ông mang tên "Bụi chết người - sản xuất tại Mỹ: vũ khí Uranium lây nhiễm thế giới", nói về việc sử dụng đạn uranium. Vũ khí này có điều gì đặc biệt nguy hiểm?
Frieder Wagner: Đạn Uranium được sản xuất từ chất thải của ngành công nghiệp hạt nhân. Ví dụ nếu bạn muốn sản xuất một tấn thanh nhiên liệu từ uranium tự nhiên cho các nhà máy điện, sẽ thu được khoảng tám tấn uranium nghèo. Đó là nguồn bức xạ alpha - phóng xạ và hơn nữa, rất độc. Cần phải được lưu trữ ở đâu đó, và việc đó không phải rẻ tiền.
Làm thế nào có thể sử dụng như vũ khí?
Frieder Wagner: Khoảng 30-40 năm trước, giới kỹ thuật quân sự đã có một khám phá: uranium nặng gần gấp đôi so với chì. Nếu biến uranium nghèo thành một viên đạn và với một gia tốc thích hợp, thì trong một phần của giây, viên đạn sẽ phá vỡ lớp giáp xe tăng, bê tông hoặc xi măng. Tất nhiên đây là một phát minh quan trọng. Ngoài ra, khi xuyên thủng áo giáp xe tăng, xuất hiện bụi khi phát nổ ở nhiệt độ 3000 đến 5000 độ - đội lái tăng bị bỏng, và chiếc xe tăng tan tành.
Vũ khí uranium nghèo được sử dụng trong các cuộc chiến tranh nào cho đến nay?
Frieder Wagner: Nó được sử dụng tích cực trong cuộc chiến năm 1991 ở Iraq. Quân đội Mỹ thừa nhận họ đã dùng đến 320 tấn. Sau đó, trong cuộc chiến thứ hai ở Iraq - năm 2003. Khi đó khối lượng đã dùng hai nghìn tấn. Cũng có thể đề cập đến cuộc chiến ở Kosovo, Nam Tư, Bosnia năm 1995, trong thời gian xung đột ở Kosovo năm 1995 và sau năm 2001 tại Afghanistan, nơi vẫn được sử dụng cho đến nay.
Cuốn sách của ông viết là "Made in USA". Vũ khí này chỉ được Mỹ sử dụng?
Frieder Wagner: Công việc phát triển tương tự diễn ra ở một số quốc gia cùng một lúc. Ở Đức và tất nhiên, ở Nga. Tuy nhiên chỉ có Mỹ sử dụng vũ khí này và thậm chí trên quy mô lớn như vậy. Họ đã không chú ý đến bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra cũng như trước đây, tại thời điểm ném quả bom nguyên tử đầu tiên. Đó là lý do tại sao tôi đặt tên cuốn sách là Bụi chết người - Sản xuất tại Mỹ.
Làm thế nào ông chứng minh được việc sử dụng các loại đạn này trong quá trình điều tra?
Frieder Wagner: Ví dụ người Serbia chỉ cho tôi bản đồ hiển thị các vị trí sử dụng vũ khí uranium nghèo. Ở Iraq chúng tôi đã liên lạc với người dân địa phương, đi đến những nơi diễn ra các trận đấu tăng lớn, lấy các mẫu đất ở đó, cũng như các mẫu bụi từ xác xe tăng. Nhìn vào chiếc xe tăng, có thể phân biệt được nó trúng một viên đạn bình thường hay một viên đạn có uranium. Đạn Uranium đốt cháy mọi thứ xung quanh lỗ thủng. Vì vậy có thể xác định việc sử dụng đạn uranium. Trong tất cả các mẫu đất, chúng tôi tìm thấy uranium nghèo. Thật không may, uranium-236 cũng được tìm thấy trong hầu hết các mẫu đất và bụi - thậm chí còn dữ dội và độc hại hơn. Bức xạ mạnh hơn và không xảy ra trong tự nhiên, chỉ được hình thành trong quá trình sản xuất các thanh nhiên liệu. Điều này có nghĩa là chúng tôi đã có thể chứng minh quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh đang sử dụng đạn uranium nghèo làm từ các thanh nhiên liệu thải ra.
Cái gọi là "bụi chết người", như ông đã nói, được gió phân tán đi khắp nơi. Do đó việc sử dụng đạn uranium, trên thực tế, nên được coi là một tội ác chiến tranh và cần phải cấm, có phải vậy không?
Frieder Wagner: Đây chắc chắn là một tội ác chiến tranh. Bụi ở phía nam Iraq liên tục lan từ phía nam lên phía bắc trong các cơn bão sa mạc - ví dụ, đến tận Erbil và bị núi ngăn lại, khiến khó có thể bay xa hơn đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy tất cả khối lượng bụi khổng lồ này lắng đọng ở Erbil. Chúng tôi đã lấy các mẫu thịt bò được nuôi ở vùng lân cận Erbil và đây là những gì chúng tôi phát hiện ra: uranium được sử dụng trong đạn dược có "dấu vân tay" nguyên tử đặc trưng. Ở phía bắc Iraq, chúng tôi đã tìm thấy dấu vết uranium giống như ở phía nam đất nước. Điều này có nghĩa là uranium ở phía nam Iraq hiện đã phát tán lên phía bắc, trẻ em sinh ra tại đó bị mắc bệnh hoặc dị tật. Và bây giờ lan truyền khắp thế giới.
Các nạn nhân của vũ khí uranium ở Kosovo hay ví dụ như ở Iraq, đã cố gắng kiện ra tòa?
Cho đến nay chưa có cố gắng nào như vậy được thực hiện ở Kosovo hoặc Iraq. Hiện giờ ở Kosovo, cả một nhóm luật sư đang tiến hành một vụ kiện chống lại NATO, bởi vì sau chiến tranh, dân chúng bị thương, ngã bệnh và chết. Tỷ lệ bệnh tật tăng đến 20-30% và con số này đang tăng lên hàng năm. Vì vậy có một nỗ lực để nộp đơn kiện ra tòa án.
Trong số khoảng hai nghìn binh sĩ Italia đóng quân tại Iraq và Kosovo, 109 người sau đó bị bệnh ung thư và qua đời - đây là thông tin đã được chứng minh. Gia đình của 16 trong số 109 người đã chết này đã đệ đơn và thắng kiện. Tòa án đã ra lệnh cho nhà nước Italia hoặc bộ quốc phòng phải bồi thường cho họ. Vì mỗi trường hợp bệnh nhân ung thư là khác nhau nên số tiền bồi thường cũng khác nhau, dao động trong khoảng 200 nghìn đến 1,4 triệu euro.
Theo Danviet
"Sát thủ diệt hạm siêu thanh" Tu-22M3M của Nga phô diễn kỹ năng trên không Nga đã tung đoạn video ghi lại các bài thử nghiệm máy bay Tu-22M3M, phiên bản mới nhất của "sát thủ diệt hạm" huyền thoại Tu-22M với những cải tiến đột phá về mặt kỹ thuật quân sự. Máy bay Tu-22M3M (Ảnh: Zvezda) Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3M đã chính thức có chuyến bay đầu tiên vào ngày 28/12/2018. Kênh...