Thêm 190.000 bệnh nhân lao chết do ảnh hưởng Covid-19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, do giãn cách xã hội, số người đến bệnh viện khám chữa lao phổi giảm đi, số bệnh nhân tử vong sẽ tăng khoảng 190.000, lên hơn 1,6 triệu.
Ảnh minh họa
Trên thế giới, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao giảm 25%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này giảm 11%, Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết tại một hội nghị phòng chống lao cuối tuần qua.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định số ca tử vong do lao sẽ tăng đáng kể do ảnh hưởng Covid-19.
Video đang HOT
Trong kế hoạch, WHO đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm 35% số người tử vong vì lao, so với năm 2015. Tuy nhiên, với tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao trên toàn cầu đang giảm mạnh, dự báo sẽ có thêm 190.000 ca tử vong do lao năm 2020, nâng tổng số ca tử vong do lao lên khoảng 1,66 triệu ca.
“Con số tử vong này tương ứng với mức tử vong toàn cầu do lao vào năm 2015, một bước lùi nghiêm trọng”, ông Nhung đánh giá.
Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người mắc bệnh lao không tiếp cận được dịch vụ hỗ trợ, dẫn tới tử vong. Số lượng người đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế đang giảm 30-50%, đặc biệt trong thời gian thực hiện cách ly xã hội. Tình hình này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh khi tự chữa tại nhà.
Số lượng bệnh nhân tiếp cận các cơ sở giảm, công tác điều trị, đảm bảo việc tuân thủ điều trị thông qua hỗ trợ, giám sát… không được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ. Mục tiêu 6 tháng đầu năm của Chương trình phòng chống lao Quốc gia bị ảnh hưởng. Ví dụ, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh được duy trì 85,1%, tuy nhiên , chưa đạt được mục tiêu Chương trình phòng chống lao quốc gia đề ra là trên 90%.
Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất thế giới, cũng đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Lao hạch có khó điều trị?
Bệnh lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng.
Hiện, việc chẩn đoán lao hạch rất thuận tiện, an toàn và chính xác (Ảnh minh họa)
Hỏi:
Tôi vốn chỉ biết đến lao phổi, nhưng mới đây đi khám tôi được chẩn đoán mình mắc lao hạch, khiến tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn về điều trị căn bệnh này?
Trần Như Hoa (Hà Đông, Hà Nội)
Trả lời:
Hiện có khoảng 15 - 20% bệnh nhân mắc lao ngoài phổi trong số bệnh nhân lao. Bệnh lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng.
Do triệu chứng không điển hình nên khi khám nguyên nhân lao thường bị bỏ qua và có lối mòn suy nghĩ "cứ hạch là khối u, là ung thư" nên bỏ sót. Tuy nhiên, người mắc bệnh có thể sờ thấy hạch, bị sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, gầy xuống cân. Đây là các dấu hiệu mà chuyên gia cảnh báo để người dân không nên chủ quan sức khỏe.
Hiện, việc chẩn đoán lao hạch rất thuận tiện, an toàn và chính xác. Bệnh nhân nghi ngờ mắc lao hạch cần được lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các kỹ thuật tìm bằng chứng chẩn đoán bệnh gồm: Xét nghiệm, tổng phân tích tế bào máu; sinh hóa máu; CD4; Chẩn đoán hình ảnh qua chụp X - quang tim phổi; chụp cắt lớp vi tính (CT Scaner); siêu âm; Xét nghiệm dịch hạch: Hạch đồ; Gene Xpert; MGIT.
Sau khi khẳng định chính xác bệnh, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn theo hướng điều trị nội khoa, mà không cần phẫu thuật và phối hợp các thuốc chống lao, điều trị đủ liều, đủ thời gian theo phác đồ. Để việc điều trị được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần phối hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.
Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao giảm 11%, hãy chủ động đi khám khi có triệu chứng Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Do ảnh hưởng của nặng nề của COVID-19, tỷ lệ phát hiện bệnh lao...